Trong thiên văn học, plutino là một nhóm động học các Thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương ở vùng ngoài cùng của Hệ Mặt Trời mà có quỹ đạo cộng hưởng chuyển động trung bình 2:3 với Sao Hải Vương. Điều này có nghĩa là với mỗi hai quỹ đạo mà plutino đi được thì Sao Hải Vương sẽ quay ba lần. Hành tinh lùn Sao Diêm Vương là thành viên lớn nhất và có cùng tên với nhóm này. Plutino được đặt tên theo các sinh vật thần thoại có liên hệ với địa ngục.

Plutino hình thành nên phần bên trong của Vành đai Kuiper và đại diện cho khoảng một phần tư các thiên thể trong vành đai Kuiper belt đã biết. Chúng là nhóm các thiên thể ngoài Sao Hải Vương cộng hưởng lớn nhất. Ngoài bản thân Sao Diêm Vương ra thì plutino đầu tiên (385185) 1993 RO được phát hiện vào ngày 16 tháng 9 năm 1993.

Quỹ đạo sửa

 
Một số những plutino đầu tiên được phát hiện, so sánh qua kích cỡ, Suất phản chiếumàu sắc

Nguồn gốc sửa

Các thiên thể hiện đang có cộng hưởng quỹ đạo trung bình với Sao Hải Vương thì được cho là ban đầu có một quỹ đạo nhật tâm độc lập. Khi Sao Hải Vương di chuyển ra ngoài vào thời kì đầu của lịch sử Hệ Mặt Trời (xem nguồn gốc của vành đai Kuiper), các thiên thể mà nó tiếp cận có lẽ đã bị phân tán; trong quá trình này, một số chúng có lẽ đã bị bắt giữ vào cộng hưởng.[1] Cộng hưởng 3:2 là một cộng hưởng thứ tự thấp và là cái mạnh nhất và ổn định nhất trong số tất cả các cộng hưởng. Đó là lý do vì sao nó chứa số lượng thiên thể lớn nhất.[cần dẫn nguồn][cần dẫn nguồn]

Các thiển thể sáng nhất sửa

Plutino sáng hơn HV=6 bao gồm:

Tên Bán trục
lớn (AU)
Perihelion
(AU)
Độ nghiêng
(°)
Cấp sao
tuyệt đối

(H)
Kích cỡ
(km)
Trọng lượng
(1020 kg)
Suất phản chiếu V−R Năm khám
phá
Người
khám phá
134340 Pluto 39.3 29.7 17.1 −0.7 2322 130 0.49–0.66 1930 Clyde Tombaugh
90482 Orcus 39.2 30.3 20.6 231±003 917±25 632±005 028±006 0.37 2004 M. Brown,
C. Trujillo,
D. Rabinowitz
(208996) 2003 AZ84 39.4 32.3 13.6 374±008 7270+619
−665
≈ 3 0107+0023
−0016
038±004 2003 M. Brown,
C. Trujillo
28978 Ixion 39.7 30.1 19.6 3828±0039 617+19
−20
≈ 3 0141±0011 0.61 2001 Deep Ecliptic Survey
2017 OF69 39.5 31.3 13.6 4091±012 ≈ 380–680 ? ? ? 2017 D. J. Tholen,
S. S. Sheppard,
C. Trujillo
(84922) 2003 VS2 39.3 36.4 14.8 41±038 5230+351
−344
≈ 1.5 0147+063
−043
059±002 2003 NEAT
(455502) 2003 UZ413 39.2 30.4 12.0 438±005 ≈ 600 ≈ 2 ? 046±006 2001 M. Brown,
C. Trujillo,
D. Rabinowitz
(175113) 2004 PF115 39.0 36.5 13.4 454±025 4063+976
−753
≈ 3.5 0113+0082
−0042
2004 M. Brown,
C. Trujillo,
D. Rabinowitz
(144897) 2004 UX10 39.2 37.4 9.5 475±016 3612+1242
−935
> ≈ 0.3 0172+0141
−0078
058±005 2004 A.C. Becker
A.W. Puckett
J. Kubica
2014 JR80 39.5 36.0 15.4 49 ≈ 240–670 ? ? ? 2014 Pan-STARRS
2014 JP80 39.5 36.7 19.4 49 ≈ 240–670 ? ? ? 2014 Pan-STARRS
38628 Huya 39.4 28.5 15.5 504±003 406±16 ≈ 0.5 0083±0004 057±009 2000 Ignacio Ferrin
2006 HJ123 39.3 27.4 12.0 532±066 2831+1423
−1108
≈ 0.012 0136+0308
−0089
2006 Marc W. Buie
2002 XV93 39.3 34.5 13.3 542±046 5492+217
−230
≈ 1.7 0040+0020
−0015
037±002 2001 M.W.Buie
(469372) 2001 QF298 39.3 34.9 22.4 543±007 4082+402
−449
≈ 0.7 0071+0020
−0014
039±006 2001 Marc W. Buie
47171 Lempo 39.3 30.6 8.4 541±010 3931+252
−268

(triple)
01275±00006 0079+0013
−0011
070±003 1999 E. P. Rubenstein,
L.-G. Strolger
(307463) 2002 VU130 39.3 31.2 14.0 547±083 2529+336
−313
≈ 0.16 0179+0202
−0103
2002 Marc W. Buie
(84719) 2002 VR128 39.3 28.9 14.0 558±037 4485+421
−432
≈ 1 0052+0027
−0018
060±002 2002 NEAT
(55638) 2002 VE95 39.4 30.4 16.3 570±006 2498+135
−131
≈ 0.15 0149+0019
−0016
072±005 2002 NEAT

Tham khảo sửa

  1. ^ Malhotra, Renu (1995). “The Origin of Pluto's Orbit: Implications for the Solar System Beyond Neptune”. Astronomical Journal. 110: 420. arXiv:astro-ph/9504036. Bibcode:1995AJ....110..420M. doi:10.1086/117532.

Liên kết ngoài sửa