Poutine (/pˈtn/; tiếng Pháp: [putin], tiếng Pháp Quebec: [put͡sɪn] ) là một món ăn gồm có khoai tây chiên kiểu Pháp và phô mai viên, bên trên được rưới lớp nước xốt có màu nâu. Món này bắt nguồn từ tỉnh Quebec của Canada và nổi lên vào cuối những năm 1950 ở khu vực Center-du-Québec.[1]

Poutine
Món Poutine tại nhà hàng Le Champlain ở thành phố Quebec, Quebec, Canada. Khoai tây chiên với phô mai hun khói, bên trên có thịt lợn BBQ, kem chua và các loại thảo mộc.
BữaMón chính hoặc món phụ
Xuất xứCanada
Vùng hoặc bangQuebec
Sáng tạo bởiNhiều tuyên bố
Năm sáng chếCuối những năm 1950
Thành phần chínhKhoai tây chiên kiểu Pháp, nước xốt thịt và phô mai viên

Tại Québec nói riêng và Canada nói chung món ăn này được tìm thấy ở khắp mọi nơi (và cũng có thể tìm thấy ở một số nơi ở miền Bắc Hoa Kỳ). Nó được bán tại các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh quốc tế, và các quán rượu, xe bán thức ăn nhanh tại các công viên vui chơi hoặc bãi biển (thường được gọi là Cabanes à patates). Tại các nhà hàng thức ăn nhanh như McDonald [2], A&W [3], KFC, và Burger King cũng có bán món này. Ngoài ra có nhiều biến thể Poutine có thêm một số thành phần khác như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt tôm hùm, tôm sú, thỏ, trứng cá muối, và nấm.[4]

Nguồn gốc sửa

Các món ăn có nguồn gốc từ vùng quê Quebec, Canada, vào cuối những năm thập niên 1950. Một số cộng đồng nói tiếng Pháp tuyên bố là nơi sinh ra món Poutine. Ban đầu món ăn chỉ xuất hiện ở một số địa phương, sau đó lan rộng ra toàn Canada. Món này thường được phục vụ trong những nhà hàng tại các thị trấn nhỏ, quán bar hoặc các khu trượt tuyết vì chứa nguồn năng lượng cao.[5][6]

Từ nguyên học sửa

Từ điển lịch sử Canada Pháp liệt kê ít nhất 15 nghĩa khác nhau của từ "poutine" trong ngôn ngữ Quebec và Acadia, đa số nghĩa ám chỉ một món ăn; từ "poutine" với nghĩa "khoai tây chiên với pho mát và nước sốt" được hình thành từ năm 1978. Các nghĩa khác đã được dùng từ năm 1810.[7]

Công thức sửa

 
Nhà hàng La Banquise ở Montreal phục vụ 25 loại poutine khác nhau.[8]

Trong nhiều công thức cơ bản của món Poutine, khoai tây chiên được phủ pho mát, và rưới nước sốt thịt là phổ biến nhất.

  • Khoai tây chiên: Thông thường có độ dày trung bình, sau khi chiên vì thế bên trong vẫn mềm mại, trong khi bên ngoài là giòn.
  • Pho mát: Pho mát được sử dụng phủ lên trên bề mặt đĩa khoai tây.
  • Nước sốt: Thông thường sốt bò, thịt gà, gà tây, gia vị với một chút hạt tiêu, kết hợp với thịt bò và thịt gà, một biến thể có nguồn gốc ở Quebec. Các nước thịt lỏng để chảy phủ kín pho mát. Những loại nước sốt thường cũng chứa giấm hoặc một hương chua để cân bằng sự phong phú của các pho mát và khoai tây chiên. Nước sốt Poutine truyền thống (nước sốt trộn Poutine) được bán tại Quebec, Ontario, và các cửa hàng tạp hóa được làm sẵn trong lọ hoặc hộp và trong các gói hỗn hợp bột.

Tham khảo sửa

  1. ^ Knight, A (Monday, ngày 11 tháng 6 năm 2007). “Poutine 101”. Knight's Canadian Info Collection. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  2. ^ Day, Adam. “Oh Canada, we stand on guard for... poutine?”. The Digital Times. Kamloops, BC: Journalism Students at Thompson Rivers University. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008.
  3. ^ “Nutritional Facts — Small Poutine”. A&W Trade Marks. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008.
  4. ^ “torontolife.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2013.
  5. ^ Sekules, Kate (ngày 23 tháng 5 năm 2007). “A Staple From Quebec, Embarrassing but Adored”. The New York Times. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008. Article on Poutine coming to New York City
  6. ^ Marion Kane (ngày 11 tháng 8 năm 2008). “The war of the curds”. The Star. Truy cập 12-16-2001. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  7. ^ Claude Poirier, Steve Canac-Marquis (1998). Dictionnaire historique du français québécois. Université Laval. ISBN 2-7637-7557-8.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ “About Us”. La Banquise. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.

Liên kết ngoài sửa