Prunus americana

loài thực vật

Prunus americana, hay còn gọi là mận dại Mỹ[1], mận vàng ngọt, là một loại cây bụi thuộc chi Mận mơ có nguồn gốc từ vùng Bắc Mỹ, được tìm thấy ở các bang Saskatchewan, Québec (Canada), Idaho, New Mexico, MaineFlorida (Hoa Kỳ)[2][3]. Đôi khi nó vẫn được trồng bên ngoài các vùng bản địa của nó[4].

Prunus americana
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Rosaceae
Chi (genus)Prunus
Loài (species)P. americana

P. americana thường bị nhầm lẫn với mận Canada (Prunus nigra), mặc dù quả của nó nhỏ và tròn hơn, có màu ửng đỏ so với P. nigra. Nhiều giống mận được trồng có nguồn gốc từ loài này. P. americana thường được ghép với loài Prunus domestica[5].

Mô tả sửa

P. americana mọc thành từng bụi lớn, tán rộng, cao khoảng 4 – 5 m. Nó thích nghi với các loại đất thô và không thích hợp với đất mịn. P. americana có thể chịu được giá rét, nhưng lại yếu ớt khi ở trong bóng râm, hoặc khi hạn hán và cháy rừng. P. americana phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa xuân và mùa hè, và nở hoa trong mùa xuân. Loài này sinh trưởng nhờ vào hạt giống, nhưng tốc độ phân tán rất chậm[6][7].

Rễ nông, lan rộng. Cành đầy gai, có vảy theo thời gian. Lá hình bầu dục, dài khoảng 5 – 10 cm. Mặt trên của lá có màu xanh đậm, bên dưới mướt và nhạt màu hơn. Hoa nhỏ, màu trắng, có 5 cánh, mọc thành cụm hoặc đơn lẻ. Quả hình cầu, đường kính khoảng 2,5 cm, có màu đỏ tía[6][7].

P. americana thường lai tự nhiên với loài Prunus angustifolia tạo ra P. × orthosepala Koehne[8]. Nó cũng thường lai giống với các loài khác trong chi Mận mơ, kể cả đào.

Sử dụng sửa

Mận Mỹ được sử dụng cho cả mục đích trang trí và ẩm thực. Hoa của chúng thường được dùng để trang trí, tô điểm cho sắc xuân[5]. Quả được ăn tươi hoặc chế biến thành mứt, rượu vang[4]. Chim và động vật cũng ưa loại quả này, đặc biệt là hươu nai[9]. Người Navajo sử dụng rễ của P. americana để tạo thuốc nhuộm màu đỏ[10][11].

Các trang trại trồng những cây bụi trung bình hoặc cao để chắn gió, hoặc nó được trồng 2 bên đường cao tốc hoặc ven sông. Rễ của chúng rất hữu ích trong việc ổn định đất ven sông[12].

Hình ảnh sửa

Liên kết ngoài sửa

  • American plum, Virginia Tech Department of Forestry Tree identification
  • Fryer, Janet L. 2010. Prunus americana. In: United States department of Agriculture, National Forest Service, Fire Effects Information System

Chú thích sửa

  1. ^ "Prunus americana". Natural Resources Conservation ServicePLANTS Database. USDA
  2. ^ Elbert L. Little, Jr. "Digital Representations of Tree Species Range Maps". Atlas of United States Trees
  3. ^ “Biota of North America Program 2014 county distribution map”.
  4. ^ a b Little, Elbert L., Jr. (1950). Southwestern trees: A guide to the native species of New Mexico and Arizona. Agric. Handb. No. 9. Washington, DC: U.S. Department of Agriculture, Forest Service. 109
  5. ^ a b Keeler, Harriet L. (1900). Our Native Trees and How to Identify Them. New York: Charles Scriber's Sons.
  6. ^ a b "USDA NRCS Plant Fact Sheet: American Plum, Prunus americana Marsh". USDA
  7. ^ a b “Flora of North America, Prunus americana Marshall, 1785. Wild or American plum, prunier d'Amérique”.
  8. ^ Lee, Sangtae; Wen, Jun. (2001). A phylogenetic analysis of Prunus and the Amygdaloideae (Rosaceae) using ITS sequences of nuclear ribosomal DNA. American Journal of Botany. 88(1): 150-160
  9. ^ “Prunus americana American Plum”.
  10. ^ Hart, Jeffrey A. (1981). The ethnobotany of the Northern Cheyenne Indians of Montana. Journal of Ethnopharmacology. 4: 1-55
  11. ^ Elmore, Francis H. (1944). Ethnobotany of the Navajo. Monograph Series: 1(7). Albuquerque, NM: University of New Mexico. tr.136
  12. ^ “Kansas Forests, American plum”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2018.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)