Pupienus (tiếng Latinh: Marcus Clodius Pupienus Maximus Augustus;[1] 178[2]238), Còn gọi là Pupienus Maximus, là Hoàng đế La Mã với Balbinus trong ba tháng vào năm 238, năm của sáu vị Hoàng đế. Các nguồn tài liệu vào thời kỳ này đều ít ỏi, do đó những hiểu biết về cuộc đời của Hoàng đế có phần hạn chế. Trong hầu hết các văn bản hiện nay thì Pupienus thường gọi bằng cái tên "Maximus" hơn là tên riêng (tên gia đình) Pupienus của mình.

Pupienus
Hoàng đế thứ 30 của Đế quốc La Mã
Tượng bán thân của Pupienus
Nguyên thủ thứ 30 của La Mã
Tại vị22 tháng 4 năm 23829 tháng 7 năm 238
(98 ngày) (với Balbinus, và trong cuộc nổi dậy chống Maximinus Thrax)
Tiền nhiệmGordianus III
Kế nhiệmGordianus III
Thông tin chung
Sinh168
Mất29 tháng 7, 238(238-07-29) (69–70 tuổi)
Roma
Hậu duệTiberius Clodius Pupienus Pulcher Maximus
Marcus Pupienus Africanus Maximus
Pupiena Sextia Paulina Cethegilla
Tên đầy đủ
Marcus Clodius Pupienus Maximus
(từ khi sinh tới lúc lên ngôi);
Imperator Caesar Marcus Clodius Pupienus Maximus Augustus (là hoàng đế)
Thân phụ? Marcus Pupienus Maximus
Thân mẫu? Clodia Pulchra

Thiếu thời sửa

Historia Augusta mà cứ liệu khó mà tin tưởng được một cách dè dặt đã mô tả Pupienus như một tấm gương về sự thăng tiến thông qua cursus honorum nhờ thành công quân sự. Nó ghi rằng ông là con trai của một thợ rèn được nhận nuôi bởi một người tên là Pescennia Marcellina (cũng không rõ) và bắt đầu sự nghiệp của mình như một Centurio primus pilus trước khi trở thành một Militum Tribunus rồi sau là một Pháp quan.[3] Trên thực tế ông còn có một phần thuộc giới quý tộc, dù chỉ là thứ yếu và có thể là thời gian gần đây.[4] Đến từ thành phố Volterra của người Etrusca,[5] từ đó suy đoán rằng Pupienus là con trai của Marcus Pupienus Maximus, một nghị viên và là thành viên đầu tiên của nhà ông tham gia vào Viện Nguyên lão và vợ Clodia Pulchra.[6]

Sự nghiệp của Pupienus khá là ấn tượng, từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới thời trị vì của nhà Severanus trong suốt cuối thế kỷ 2 và đầu thế kỷ 3. Điều này còn bao gồm cả việc ông được phân công làm Thống đốc các tỉnh thuộc Viện Nguyên lão gồm Bithynia et Pontus, Achaea, và Gallia Narbonensis.[7] Sau đó ông được bổ nhiệm làm đại sứ triều đình cho một trong những tỉnh vùng Germania, có lẽ là sau khi được bổ làm chấp chính quan lần đầu tiên vào khoảng năm 207.[7] Trong thời gian làm thống đốc, ông khá nổi tiếng và từng giành nhiều chiến thắng quân sự trước người Sarmatia và các bộ tộc German.

Năm 234, trong những năm cuối của triều đại Alexander Severus, ông được chỉ định làm chấp chính quan đến lần thứ hai. Cũng trong năm đó ông cũng được bổ nhiệm làm Thị trưởng thành Roma và nổi tiếng về tính nghiêm nghị, đến mức ông bị đám đông dân chúng Roma căm ghét.[8]

Triều đại sửa

 
Đồng tiền xu Sestertius của Pupienus.

Khi hai cha con Gordianus III tự xưng là Hoàng đế ở châu Phi, Viện Nguyên lão đã bổ nhiệm một ủy ban gồm hai mươi người, bao gồm cả nghị viên già Pupienus phối hợp các hoạt động chống lại Maximinus cho tới khi Gordianus về đến.[9] Khi nghe tin về thất bại và cái chết của cha con nhà Gordianus, Viện Nguyên lão đã tổ chức một phiên họp kín trong ngôi đền thờ thần Jupiter Capitolinus và bầu chọn hai thành viên của ủy ban làm đồng hoàng đế là Pupienus và Balbinus.[7] Không giống với tình hình năm 161 như trường hợp của Marcus AureliusLucius Verus, cả hai vị hoàng đế đều được bầu làm pontifices maximi, trưởng tư tế chính của giáo phái.

Theo nhà sử học Edward Gibbon (như sự mô tả từ bài tường thuật của Herodianus và trong cuốn Historia Augusta), thì sự lựa chọn là hợp lý vì:

Trí tuệ của Maximus [Pupienus] được hình thành trong một cái khuôn đúc gồ ghề [so với Balbinus]. Nhờ lòng dũng cảm và tài năng của mình mà ông đã đưa ra bản thân từ gốc gác mờ nhạt đến những chức vụ đầu tiên của nhà nước và quân đội. Chiến thắng của ông trước những người Sarmatia và German, sự khổ hạnh trong cuộc đời và tính công minh cứng rắn của ông khi còn làm thị trưởng, đã kiềm chế sự quý trọng của một dân tộc mà tình cảm của họ đã dành cho việc ủng hộ Balbinus vốn hòa nhã hơn. Cả hai người đều từng là chấp chính quan... và, kể từ khi một người đã sáu mươi tuổi và người kìa thì bảy mươi bốn tuổi, họ đều có cả sự trưởng thành đầy đủ về tuổi tác lẫn kinh nghiệm.[10]

Tuy nhiên, các phe phái trong Viện Nguyên lão đã hy vọng lợi dụng từ sự kế vị của nhà Gordianus để nhằm thao túng nhân dân và Cấm vệ quân Praetorian Guard vận động cho việc bầu chọn Gordianus III làm đồng hoàng đế như họ.[11] Giao lại cho người đồng nghiệp cấp cao của ông Balbinus phụ trách chính quyền dân sự ở Roma, đôi khi trong cuối tháng 4 Pupienus hành quân đến Ravenna, nơi ông giám sát các chiến dịch chống lại Maximinus, tuyển mộ quân đồng minh người German đã từng phục vụ dưới trướng của ông khi còn ở Germania;[7] về sau bị đám binh sĩ ám sát ngay bên ngoài Aquileia mà ông đã phái binh sĩ của cả bên Maximinus và của mình quay trở lại các tỉnh của họ (cùng với những món tiền thưởng lớn) và trở lại Roma cùng với đám vệ sĩ người German mới kiếm được.[12]

Balbinus trong khi đó đã thất bại trong việc giữ gìn trật tự trị an ở thủ đô. Các nguồn tài liệu đều cho rằng Balbinus đã nghi ngờ việc Pupienus sử dụng đội vệ sĩ người German mới kiếm được để nhằm mục đích thay thế mình và họ sớm được sống trong các khu khác nhau trong hoàng cung.[13] Điều này có nghĩa rằng họ đều lo ngại những thành phần bất mãn trong đám Cấm vệ quân, vốn đã phật ý khi phụng sự dưới quyền hoàng đế đã được Viện Nguyên lão bổ nhiệm rồi giờ đây định âm mưu giết họ.[14] Pupienus đã nhận thấy mối đe dọa này nên xin Balbinus cho gọi đội vệ binh người German về triều trừ diệt phản tặc. Balbinus vì ngờ rằng tin này là một phần trong một âm mưu của Pupienus định ám sát ông nên đã từ chối, khi cả hai bắt đầu tranh luận thì đột nhiên đội Cấm vệ quân lập tức xông vào phòng, bắt giữ cả hai vị hoàng đế và kéo lê họ trở về trại lính của Cấm vệ quân để tra tấn và đâm chém dã man cho đến chết.[15]

Gia đình sửa

Pupienus đã có ít nhất ba người con. Con trưởng là Tiberius Clodius Pupienus Pulcher Maximus, người nắm giữ chức chấp chính quan vào năm 235 và cũng là một người bảo trợ cho thị trấn Tibur bên ngoài Roma.[16] Con út là Marcus Pupienus Africanus Maximus, từng giữ chức Chấp chính Ordinarius vào năm 236 như người đồng nhiệm của Hoàng đế Maximinus Thrax. Việc gia đình liên tục giữ chức chấp chính quan dưới thời Severus Alexander và Maximinus Thrax, đã cho thấy gia đình ông có tầm một ảnh hưởng và đặc ân cao trong triều. Pupienus còn có một đứa con gái tên là Pupiena Sextia Paulina Cethegilla, vợ của Marcus Ulpius Eubiotus Leurus.

Chú thích sửa

  1. ^ Trong tiếng Latinh cổ, cái tên của Pupienus được ghi là MARCVS CLODIVS PVPIENVS MAXIMVS AVGVSTVS.
  2. ^ Michael Grant, The Roman emperors: a biographical guide to the rulers of imperial Rome, 31 BC-AD 476 (1985), pg. 144
  3. ^ Historia Augusta, Maximus and Balbinus, 5:1-8
  4. ^ John Drinkwater, Maximinus to Diocletian and the crisis, in The Cambridge ancient history: The crisis of empire, A.D. 193-337 (ed. Alan K. Bowman, Peter Garnsey, Averil Cameron) (2005), pg. 32
  5. ^ Michel Christol, L'empire romain du IIIe siècle: histoire politique (1997), pg. 114
  6. ^ Christian Settipani, Continuité gentilice et continuité familiale dans les familles sénatoriales romaines à l'époque impériale: mythe et réalité (2000), pg. 120 – Note that this speculation is based upon onomastic similarities and probabilities
  7. ^ a b c d McMahon, Pupienus (238 A.D.) and Balbinus (238 A.D.)
  8. ^ Christopher S. Mackay, Ancient Rome: a military and political history (2004), pg. 268
  9. ^ Potter, pg. 169
  10. ^ The History of the Decline and Fall of the Roman Empire, vol. I, p. 225, Edward Gibbon (The Online Library of Liberty). [1].
  11. ^ John Drinkwater, Maximinus to Diocletian and the crisis, in The Cambridge ancient history: The crisis of empire, A.D. 193-337 (ed. Alan K. Bowman, Peter Garnsey, Averil Cameron) (2005), pgs. 33
  12. ^ McMahon, Pupienus (238 A.D.) and Balbinus (238 A.D.); Southern, pg. 67
  13. ^ Potter, pg. 171; Canduci, pgs. 64-65
  14. ^ Michael Grant, The collapse and recovery of the Roman Empire (1999), pgs. 5-6
  15. ^ McMahon, Pupienus (238 A.D.) and Balbinus (238 A.D.); Canduci, pgs. 64-65
  16. ^ Ronald Syme, Historia Augusta papers (1983), pg. 194

Tham khảo sửa

  • McMahon, Robin, Pupienus (238 A.D.) and Balbinus (238 A.D.), De Imperatoribus Romanis (2001)
  • Potter, David Stone, The Roman Empire at bay, AD 180-395 (2004)
  • Southern, Pat, The Roman Empire from Severus to Constantine (2004)
  • Canduci, Alexander Triumph and Tragedy: The Rise and Fall of Rome’s Immortal Emperors (2010)

Liên kết ngoài sửa

  Tư liệu liên quan tới Pupienus tại Wikimedia Commons

Tước hiệu
Tiền nhiệm
Gordianus IGordianus II
Hoàng đế La Mã
238
Phục vụ bên cạnh: Balbinus
Kế nhiệm
Gordianus III
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm
Không chắc chắn
Quan chấp chính của Đế quốc La Mã
around 207
với uncertain
Kế nhiệm
Uncertain
Tiền nhiệm
Lucius Valerius Claudius Acilius Priscillianus Maximus,
Gnaeus Cornelius Paternus
Quan chấp chính của Đế quốc La Mã
234
với Marcus Munatius Sulla Urbanus
Kế nhiệm
Gnaeus Claudius Severus,
Titus Claudius Quintianus