Họ Putranjivaceae bao gồm khoảng 210-217 loài cây gỗ thường xanh, sống tại vùng nhiệt đới (đặc biệt tại châu Phi và Malesia), phân bố trong 3 chi[2]. Các loài trong họ này có lá mọc thành 2 tầng, dai như da, khi còn tươi thì có vị như củ cải hay vị hồ tiêu. Hoa mọc tụ lại thành chùm và thường nhỏ, còn quả là quả hạch chứa 1 hạt với đầu nhụy bền nằm ở cuống quả. Họ này có nguồn gốc tại châu PhiMalesia.

Putranjivaceae
Putranjiva roxburghii
Phân loại khoa học e
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Malpighiales
Họ: Putranjivaceae
Endl., 1841[1]
Chi điển hình
Putranjiva
Wall., 1826
Các chi

Hai chi PutranjivaDrypetes,[3] chứa các loài cây duy nhất nằm ngoài bộ Brassicales hiện đã biết là có chứa các loại tinh dầu mù tạt.[4]

Phân loại sửa

Họ này trước đây được coi là tông Drypeteae của phân họ Phyllanthoideae trong họ Euphorbiaceae. Khi Phyllanthoideae được tách ra để tạo thành họ mới là Phyllanthaceae thì người ta cũng thấy rằng Drypeteae nên đứng độc lập.

Các chi sửa

  • Drypetes: sang trắng, 200-210 loài. Tại Việt Nam ghi nhận sự có mặt của 8 loài.
  • Putranjiva: Khoảng 4 loài.
  • Sibangea: Khoảng 3 loài. Đôi khi gộp vào chi Drypetes.

Hình ảnh sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”. Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ Putranjivaceae trên website của APG. Tra cứu 12-2-2011.
  3. ^ Pamela S. Soltis & Douglas E. Soltis (2004). “The origin and diversification of angiosperms”. American Journal of Botany. 91 (10): 1614–1626. doi:10.3732/ajb.91.10.1614. PMID 21652312. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  4. ^ Jocelyn C. Hall, Kenneth J. Sytsma & Hugh H. Iltis (2002). “Phylogeny of Capparaceae and Brassicaceae based on chloroplast sequence data”. American Journal of Botany. 89 (11): 1826–1842. doi:10.3732/ajb.89.11.1826. PMID 21665611.