Quái thú (tiếng Hy Lạp: Θηρίον, Thērion) có thể ám chỉ một trong hai con thú được mô tả trong Sách Khải Huyền. Con thú đầu tiên (con thú thứ nhất) “đến từ biển cả” và được ban cho quyền uy và sức mạnh. Con thú đầu tiên này ban đầu được đề cập trong sách Khải Huyền (11:7) như là từ vực thẳm bay ra. Sự xuất hiện của nó được mô tả chi tiết trong Khải Huyền (13: 1-10), và một số bí ẩn đằng sau sự xuất hiện của nó đã được tiết lộ trong Khải Huyền (17:7-18). Con thú thứ hai đến từ những ngọn núi và hướng tất cả các dân tộc trên trái đất thờ phượng con thú thứ nhất. Con thú thứ hai được gắn kết với Khải Huyền (13: 11-18) về nhà tiên tri giả.

Tranh vẽ về hai con Quái thú khải huyền

Tổng quan sửa

 
Con thú thứ nhì đến từ biển cả, là con thú sừng cừu dùng sức mạnh mê hoặc

Hai con thú được xếp ngang hàng với con rồng đối nghịch với Thiên Chúa, chúng bắt bớ các "thánh đồ" và những người mà "không chịu thờ hình tượng của con thú" và ảnh hưởng đến các vị vua trên trái đất để tập hợp cho trận chiến Ha-ma-ghê-đôn. Hai con thú bị Thiên Chúa đánh bại và bị ném vào hồ lửa được trong Khải Huyền (19:18-20) nhắc đến. Những người sống trên Trái đất bị lừa phỉ tạo tác hình tượng của con thú như một cách để tôn thờ quyền lực của nó. Chính con thú sừng cừu đã thổi sức sống vào “hình tượng của con thú” để hình tượng trở nên sống động và biết nói, nó tuyên bố rằng sẽ giết bất cứ ai không tôn thờ quyền lực của con thú này. "Con thú đến từ biển cả" có mang một cái tên, nhưng không ai biết để gọi tên nó, nhưng nó tương ứng với số 666 hoặc 616 (χιϛ).

Tất cả những người mua và bán đều phải có dấu tên hoặc Con số của quái thú Khải Huyền. Con thú và tiên tri giả tập hợp các vị vua trên trái đất và quân đội để chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại "Kẻ cưỡi trên con ngựa trắng". Trận chiến kết quả là con thú bị bắt giữ, cùng với nhà tiên tri giả, nơi chúng bị ném sống vào "hồ lửa". Sau này, Chủ nghĩa vị lai (Futurism) nêu một quan điểm chung của Cơ đốc giáo giải thích các phần nội dung này của Sách Khải huyền và Sách Đa-ni-ên chính là các sự kiện trong tương lai theo nghĩa đen, khải huyền và bối cảnh toàn cầu. Chủ nghĩa vị lai giải thích con thú từ biển đại diện cho một đế chế La Mã đang hồi sinh sẽ chống lại những người theo đạo Cơ đốc trong những ngày cuối cùng.

Sách Khải Huyền sửa

Những miêu tả sửa

Con thú thứ nhất

Con thú thứ nhất trong Khải Huyền: "Đoạn, tôi thấy ở dưới biển lên một con thú có mười sừng bảy đầu, trên những sừng có mười cái mão triều thiên, và trên những đầu có danh hiệu sự phạm thượng. Con thú tôi thấy đó giống như con beo; chân nó như chân gấu, miệng như miệng sư tử, và con rồng đã lấy sức mạnh, ngôi, và quyền phép lớn mà cho nó" (Sách Khải Huyền 13:1-2). Có con thú hai hẳn phải có con thú thứ nhất. Và con thú thứ nhất được mô tả quả thực rất quái dị, Khải Huyền cũng mô tả sức mạnh của nó đến từ con rồng được cho chính là quỷ Satan, con thú thứ nhất bị vết thương nghiêm trọng. Tương tự như con thú thứ hai, con thú thứ nhất này được các nhà giải nghĩa Kinh Thánh xem như một trật tự nào đó của thế giới, với mỗi cái đầu nó tương ứng với một đế chế nào đó trong dòng lịch sử nhân loại.

Con thú thứ nhì trong Khải Huyền: "Tôi lại thấy từ dưới đất lên một con thú khác, có hai sừng như sừng chiên con, và nói như con rồng" (Sách Khải Huyền 13:11). Những hình minh hoạt chẳng qua chỉ là cách mà con người tưởng tượng khi đọc những gì Kinh Thánh chép, nên đó là hình mô phỏng không chắc chắn. Con thú thứ hai này là một trong những con thú mang tính biểu tượng nhất của sách Khải Huyền. Nó tượng trưng cho sự tôn sùng quyền lực. Nhiều nhà giải kinh cho rằng nó là lời tiên tri của nhân loại trong tương lai, mà con thú thứ hai này là đại diện cho những lãnh đạo chính trị hoặc tôn giáo sẽ thuyết phục toàn thể nhân loại tin theo.

Nguồn gốc sửa

Khải huyền chương 13 cho thêm mô tả cụ thể, con thú này là kẻ chống Chúa và Chúa cho nó quyền cai trị cả trái đất trong 42 tháng, và nó mang theo một con thú khác với nó. Con thú thứ nhất trông như chiên con, nhưng nói như con rồng. Con thú này được nhận dạng là tiên tri giả là lãnh đạo tôn giáo trong lời tiên tri thời kì cuối này. Nó không tự có quyền năng bởi chính mình, nhưng bởi con thú thứ nhất, nó dùng mọi quyền phép của con thú thứ nhất. Và nó bắt thế gian phải thờ lạy con thú thứ nhất. Nó làm những phép lạ lớn đến nỗi khiến lửa từ trên trời rơi xuống đất. Nó là kẻ lừa dối đã tạc tượng cho tất cả dân cư trên đất phải thờ lạy. Nó cũng được quyền hà hơi sống vào tượng con thú, hầu cho tượng ấy nói được, và nếu ai không quỳ xuống thờ lạy tượng con thú đó sẽ bị giết đi (Khải huyền 20:4–BTT).

 
Sách Khải Huyền hé lộ cho biết Quái thú chính là Quỷ Satan và gốc tích từ con rắn trên Vườn Địa đàng

Khải huyền 13:8-9 chép rằng: “Hết thảy những dân cư trên đất đều thờ lạy nó, là những kẻ không có tên ghi trong sách sự sống của Chiên Con đã bị giết từ buổi sáng thế. Ai có tai, hãy nghe”. Khải huyền 16:13 cung cấp thêm thông tin về hai con thú bằng cách cho biết sau khi sự phán xét bằng bảy bát thạnh nộ của Chúa bắt đầu, quyền lực đằng sau hai con thú hiệp lại với chúng trong một nỗ lực tuyệt vọng để đánh bại vị Thần tối cao của tất cả Tạo Vật. Và con thứ ba không gì khác hơn con rắn vốn là con rồng thuở xưa chính là Sa-tan, bức tranh về các linh ô uế giống như ếch nhái ra từ miệng của ba thứ không thánh khiết những thần của ma quỷ nhóm hiệp các vua khắp thế gian để gây chiến trong ngày lớn lao của Thiên Chúa.

Con thú thứ hai tạo nên tượng con thú thứ nhất để ra lệnh cho mọi người bị đánh dấu trên tay phải hoặc trán của họ. Trong chu kì 42 tháng, một người không có tên con thú hoặc số hiệu của tên mình sẽ không thể mua bán. Khải huyền 13:18 chép: "vì đó là một số người; số nó là sáu trăm sáu mươi sáu” (666). Từ buổi sáng thế, con rắn Satan thèm muốn được trở thành Chúa. Bộ ba không thánh khiết của nó chế nhạo Đức Chúa Cha, Đức Chúa ConĐức Chúa Thánh Thần. Sách Lê-vi 19:28: “Nếu ai thờ phượng con thú cùng tượng nó, và chịu dấu nó ghi trên trán hay trên tay, thì người ấy cũng vậy, sẽ uống rượu thạnh nộ không pha của Đức Chúa Trời rót trong chén thạnh nộ Ngài. Những kẻ thờ lạy con thú và tượng nó, cùng những kẻ chịu dấu của tên nó ghi, thì cả ngày lẫn đêm không lúc nào được yên nghỉ” (Khải huyền 14:9-11–BTT).

Khải huyền 19 và 20 ghi lại những giờ phút kết thúc thời kì này. Con thú thứ nhất và thứ hai bị bắt giữ bởi những thiên sứ mạnh mẽ và phải sống trong hồ có lửa và diêm sinh cháy bừng bừng. Rồi một thiên sứ khác trên trời xuống, tay cầm chìa khoá vực sâu. Người bắt và xiềng Satan và quăng nó xuống vực. Thiên sứ đóng cửa vực và niêm phong lại, là nơi giam giữ Satan đến 1.000 năm để nó không đi lừa dối các dân được nữa. Nhưng sau 1000 năm, quỷ già này sẽ đươc thả ra và chú ý những lời tiên tri trong sách Khải huyền. Chúa Giê-xu: "Vì thì giờ đã gần rồi” (Khải huyền 1:3–BTT). Nghiên cứu về sách Khải huyền của Chúa Giê-xu Christ sẽ trở nên rõ ràng hơn trong những Ngày đến gần. Đây cũng chính làm cảm hứng cho những luận thuyết về ngày tận thế.

Sách của Daniel sửa

Những tường thuật sửa

 
Ký họa Daniel nhìn thấy bốn con quái thú
 
Bốn quái thú Khải Huyền

Khải tượng về Bốn Sinh Vật trong các Khải Tượng Của Đa-ni-ên: Khải Tượng Thứ Nhất: Bốn Con Thú đó là vào năm thứ nhất triều vua Bên-sát-xa, xứ Ba-by-lôn, Đa-ni-ên nằm chiêm bao. Ông thấy khải tượng trong tâm trí đang khi nằm ngủ trên giường. Sau đó, ông ghi lại chiêm bao ấy thuật lại những điều chính yếu, ghi lại tất cả những gì ông đã thấy trong giấc chiêm bao ấy và nói: “Tôi, Đa-ni-ên, xin thuật lại như sau: Ban đêm, trong một khải tượng, tôi thấy, kìa, bốn hướng gió trên trời đang vần vũ dữ dội trên mặt đại dương. Trong khải tượng ban đêm, tôi thấy gió bốn phương trời khuấy động biển lớn. Từ dưới biển có bốn con thú khổng lồ đi lên, mỗi con đều khác với các con khác, mỗi con mỗi khác".

Con thú thứ nhất giống như sư tử, nhưng lại có mang cánh giống như cánh đại bàng. Tôi còn đang mải mê nhìn thì cánh nó bị bẻ gẫy, nó được nhấc lên khỏi mặt đất và bắt phải đứng trên hai chân như người ta, và nó được ban cho tâm trí của một người. Và nầy, một con thú khác xuất hiện, con thú thứ nhì, giống như một con gấu. Một bên thân nó được nhấc cao lên, nó đứng trườn lên một bên, trong miệng nó, giữa hai hàm răng, nhô ra ba xương sườn, miệng nó ngậm ba chiếc xương sườn giữa hai hàm răng và có tiếng bảo nó: “Hãy đứng dậy và ăn nuốt cho nhiều thịt” Kế đó tôi đang nhìn, thì kìa, một con thú khác nữa xuất hiện, giống như con beo nhưng trên lưng nó lại có bốn cánh như cánh chim. Con thú ấy có bốn đầu, và nó được ban cho quyền cai trị.

Sau đó, ban đêm tôi thấy trong khải tượng, tôi tiếp tục nhìn và kìa, con thú thứ tư. Nó trông thật đáng sợ, kinh khủng, và rất mạnh, trông khủng khiếp, ghê rợn, và mạnh mẽ phi thường. Nó có những chiếc răng to lớn bằng sắt. Nó cắn xé, nghiền nát, nó nuốt, nó nghiền, và chà đạp dưới chân những gì còn sót lại, dùng chân chà nát phần còn sót. Nó khác hẳn tất cả con thú trước nó, nó có đến mười sừng. Đang khi tôi chăm chú nhìn các sừng ấy của nó, thì kìa, một sừng khác, một sừng nhỏ, mọc lên giữa các sừng kia ấy và trước nó thì ba sừng có trước nó lại bị nhổ tận gốc, khiến cho ba trong các sừng trước bị nhổ bật gốc và kìa, sừng nhỏ này có nhiều mắt giống như mắt người, sừng ấy có các mắt như mắt của người ta, và có miệng nói những lời cao ngạo trịch thượng, khoe khoang xấc xược.

Ý nghĩa sửa

 
Bốn con thú Daniel
 
Con thú thứ nhất

Trong Kinh Thánh có rất nhiều sinh vật kỳ lạ được mô tả một cách khá là chi tiết. Trong niềm tin của những người Cơ Đốc, họ không hề nghi ngờ gì về sự tồn tại của nó, lý do đơn giản là họ tin Kinh Thánh không nói điều gì là hư cấu. Thị kiến của Daniel về bốn con thú đó là Cảnh thứ nhất: gió bốn phương trời khuấy động biển cả và bốn con thú từ biển xuất hiện với những hình dạng đáng sợ, đặc biệt con thú mười sừng, sừng nhỏ xuất hiện, có mắt người và miệng nói những lời ngạo mạn. Sau khi chứng kiến, Daniel được giải thích về hiện tượng này, theo đó, bốn con thú tượng trưng cho bốn vương quốc thực tại (Babylon, Median, Ba Tư, Hi Lạp) mà Dân thánh của Chúa sẽ chiến thắng.

Mười sừng của con thú thứ tư tượng trưng cho vương quốc Hi Lạp bị chia cắt, và cái sừng nhỏ phạm thượng tượng trưng cho Antiochus IV của Epiphanes là người đã bách hại dân Do thái ở Giêrusalem. Thiên thần bảo đảm với Daniel rằng mặc dù cái sừng nhỏ này chống lại Dân Chúa nhưng quyền lực của nó chỉ tạm thời (Daniel: 24-26). Con Người ở đây là hình ảnh của Dân Chúa sẽ được trao quyền thống trị trong tương lai. So sánh đoạn Kinh Thánh với những con thú được vẽ minh họa lại và nhiều hình ảnh kỳ lạ hơn mà nhiều nhà giải kinh cho rằng chúng mô tả diễn trình lịch sử và dự báo về tương lai của nhân loại, nói về bốn con thú, người ta cho rằng, chúng tượng trưng cho 4 vương quốc vĩ đại: Babylon (sư tử), Ba Tư (gấu), Hy Lạp (báo hoa mai) và Đế chế La Mã (quái thú cuối cùng).

Bốn con thú của Daniel thì Con thứ nhứt giống như sư tử, và có cánh chim ưng, khi xem cho đến khi những cánh nó bị nhổ, nó bị cất lên khỏi đất, đứng hai chân như người ta, và nó được ban cho lòng loài người. Nầy, một con thú thứ hai, y như con gấu, nó đứng nghiêng nửa mình, có ba cái xương sườn trong miệng, giữa những răng; và người ta bảo nó rằng: Hãy chỗi dậy, hãy cắn nuốt nhiều thịt. Sau đó, ta nhìn xem, nầy, có một con thú khác giống như con beo, ở trên lưng có bốn cánh như cánh chim. Con thú đó có bốn đầu, và được ban cho quyền cai trị. Sau ta lại nhìn xem trong sự hiện thấy ban đêm, nầy, một con thú thứ tư, dữ tợn, rất mạnh, và có sức lắm. Con thú đó có những răng lớn bằng sắt; nó nuốt ăn và nghiền nát, dùng chân giày đạp vật gì còn lại, nó khác với các con thú đã đến trước, và có mười sừng.

Sách Đa-ni-ên cho biết có số của con thú. Nhưng thiên sứ của Đa-ni-ên thấy trước những thông tin này với một lời dẫn giải. Con thú của Đa-ni-ên, theo sách Khải huyền 13:1, là con thú đầu tiên, kẻ chống Chúa và con thú thứ hai được phát hiện trong Khải huyền 13:11 là tiên tri giả là một lãnh đạo tôn giáo có mọi quyền phép của con thú đầu tiên xuất hiện trước mặt con thú đầu tiên. Đức Chúa Trời để lại sứ điệp cho Đa-ni-ên để biết về con thú/vương quốc thứ tư sẽ nuốt cả đất và nghiền nát nó. Và sau vương quốc này, một người sẽ dấy lên khác với hết thảy những người còn lại và sẽ đánh đổ ba vị vua. Chương 7-9 sách Đa-ni-ên và sang Khải huyền chương 13-20. “Vậy người nói cùng ta như vầy: Con thú thứ tư sẽ làm nước thứ tư trên đất, khác với hết thảy các nước, và nó sẽ nuốt cả đất, giày đạp và nghiền nát ra. Mười cái sừng là mười vua sẽ dấy lên từ nước đó; và có một vua dấy lên sau, khác với các vua trước, và người đánh đổ ba vua. Vua đó sẽ nói những lời phạm đến Đấng Rất Cao, làm hao mòn các thánh của Đấng Rất Cao, và định ý đổi những thời kỳ và luật pháp; các thánh sẽ bị phó trong tay người cho đến một kỳ, những kỳ, và nửa kỳ” (Đa-ni-ên 7:23-25–BTT).

Tham khảo sửa

  • Bernard Capp (1972), Fifth Monarchy Men: Study in Seventeenth Century English Millenarianism, Faber ISBN 0-571-09791-X
  • Collins, John J. (1984). Daniel: With an Introduction to Apocalyptic Literature. Eerdmans. ISBN 9780802800206.
  • Collins, John J. (2013). “Daniel”. Trong Lieb, Michael; Mason, Emma; Roberts, Jonathan (biên tập). The Oxford Handbook of the Reception History of the Bible. Oxford UNiversity Press. ISBN 9780191649189.
  • Deferrari, Paulus Orosius; translated by Roy J. (2001). The seven books of history against the pagans (ấn bản 1). Washington: Catholic University of America Press. ISBN 978-0-8132-1310-1.
  • Gerhard F. Hasel, "The Four World Empires of Daniel 2 Against its Near Eastern Environment," Journal for the Study of the Old Testament 1979 12: 17-30
  • Matthews, Victor H.; Moyer, James C. (2012). The Old Testament: Text and Context. Baker Books. ISBN 9780801048357.
  • Niskanen, Paul (2004). The Human and the Divine in History: Herodotus and the Book of Daniel. Continuum. ISBN 9780567082138.
  • H. H. Rowley (1935), Darius the Mede and the Four World Empires in the Book of Daniel. A Historical Study of Contemporary Theories
  • Ministerial Association, General Conference of Seventh-day Adventists (2005). Seventh-day Adventists Believe (2nd ed). Pacific Press.

Xem thêm sửa