Quần đảo Nữ hoàng Elizabeth

Quần đảo Nữ hoàng Elizabeth (tiếng Pháp: Îles de la Reine-Élisabeth; trước đây là Nhóm đảo Parry hoặc Quần đảo Parry) là cụm đảo ở phía bắc của Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada, phân chia NunavutCác Lãnh thổ Tây Bắc ở Bắc Canada. Quần đảo Nữ hoàng Elizabeth chứa khoảng 14% diện tích các sông băng và vùng băng đá toàn cầu ngoài dải băng nội lục tại GreenlandNam Cực.[1]

Quần đảo Nữ hoàng Elizabeth, phía Bắc Canada.
  Quebec

Địa lý sửa

Tổng diện tích của quần đảo là 419.061 km2 (161.800 dặm vuông Anh)[2] và được đặt tên sau khi Nữ hoàng Elizabeth II đăng quang trở thành Nữ hoàng Canada vào năm 1953. Quần đảo bao gồm một khu vực có hình dạng gần giống một tam giác vuông, được bao bọc bởi Eo biển Nares ở phía đông, kênh Parry ở phía nam, Bắc Băng Dương ở phía bắc và tây. Hầu hết các đảo đều không có người ở, mặc dù Chương trình Khoa học Địa chất và Biến đổi Khí hậu của Bộ Tài nguyên thiên nhiên Canada (ESS) cũng có truyền tải hình ảnh về các đảo.[3] Năm 1969, công ty Panarctic Oils bây giờ một phần của tập đoàn năng lượng Suncor Energy bắt đầu hoạt động dầu thăm dò dầu khí trong các khu vực Sverdrup và Franklinian, và lên kế hoạch xây dựng cơ sở khai thác tài nguyên ở quần đảo Nữ hoàng Elizabeth. Cơ sở sau đó đã ngừng sản xuất trong những năm 1970. Vào năm 2013, GeoConvention gọi khu vực là "ranh giới thăm dò dầu khí cuối cùng" của Canada. Hogg và Enachescu lập luận rằng việc phát triển và thực hiện các công nghệ dò địa chấn biển và đất tiên tiến ở Alaska, Bắc ÂuSiberia có thể được sửa đổi để sử dụng phù hợp ở quần đảo Nữ hoàng Elizabeth.[4] Quần đảo lần đầu tiên được nhìn thấy bởi người châu Âu vào năm 1616, quần đảo Nữ hoàng Elizabeth đã không được khám phá và mô tả đầy đủ cho đến khi cuộc thám hiểm Hành lang Tây Bắc Anh đi qua đây và sau đó là khám phá Na Uy vào thế kỷ XIX. Những hòn đảo này được gọi là Quần đảo Parry trong hơn 130 năm. Nó được đặt tên lần đầu tiên sau khi nhà thám hiểm Bắc Cực người Anh Sir William Parry, người khởi hành vào năm 1820 trên tàu Hecla. Kể từ khi đổi tên thành quần đảo Nữ hoàng Elizabeth vào năm 1953, thuật ngữ quần đảo Parry tiếp tục được sử dụng cho phần phía tây nam của nó (nhóm ít các đảo EllesmereSverdrup). Do đó, sự phân chia khu vực của quần đảo được chia thành 3 khu vực là: đảo Ellesmere, quần đảo Sverdrup, quần đảo Parry.

Điểm cực bắc của quần đảo là trên đảo Ellesmere, và đây cũng là hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo. Nhóm đảo Sverdrup nằm ở phía tây Ellesmere và phía bắc của vịnh Norwegian (vịnh Na Uy). Các đảo còn lại xa hơn về phía nam và phía tây, nằm ở phía bắc của kênh Parry (vịnh hẹp Lancaster Sound, Viscount Melville Soundeo biển M'Clure) mang tên quần đảo Parry, cái tên được sử dụng cho đến năm 1953 cũng bao gồm cả quần đảo Sverdrup và đảo Ellesmere. Phía nam của Lancaster Sound, Viscount Melville Sound và Eo biển McClure là những hòn đảo còn lại của Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada.

Nhiều đảo chính của quần đảo nằm trong số những hòn đảo lớn nhất thế giới, lớn hơn cả là đảo Ellesmere (đảo lớn thứ 10 thế giới). Các đảo lớn khác bao gồm Amund Ringnes, Axel Heiberg, Bathurst, Borden, Cornwall, Cornwallis, Devon, Eglinton, Ellef Ringnes, Mackenzie King, Melville, Hoàng tử Patrick.[2]

Các đảo nhỏ đáng chú ý khác bao gồm:

Dân cư sửa

Dân cư của quần đảo dưới 400 người và hầu hết các đảo đều không có người ở. Chỉ có ba khu định cư lâu dài trên quần đảo. Hai đô thị là các làng của Resolute (dân số là 229 người theo điều tra dân số năm 2006[10]) trên đảo Cornwallis và Grise Fiord (dân số là 141 người theo điều tra dân số năm 2006) trên đảo Ellesmere. Còn khu sinh sống lâu dài nằm cực bắc nhất trên thế giới là Alert, Nunavut là 5 người (theo điều tra dân số năm 2006).[11] Đó là một trạm thời tiết của Bộ Tài nguyên và Biến đổi Khí hậu Canada thuộc hệ thống Đồng hồ Khí quyển Toàn cầu (GAW) với một phòng thí nghiệm và theo dõi khí quyển trên đảo Ellesmere. Có một số dân cư tạm thời tại Alert do có trạm vũ trang Canada Alert đồng thời đặt tại đó. Eureka nằm trên đảo Ellesmere là một cơ sở nghiên cứu nhỏ có dân cư bằng 0 nhưng có ít nhất là 8 nhân viên làm việc luân phiên liên tục tại đó.

Các trạm có người ở trước đây là Mold Bay trên đảo Prince Patrick, Isachsen trên đảo Ellef Ringnes và Fort Conger trên đảo Ellesmere. Trong khi khu định cư bị bỏ hoang là Dundas Harbour trên Đảo Devon và Craig Harbour trên đảo Ellesmere.

Dưới đây là các khu dân cư, định cư theo mùa và các khu vực đã bị bỏ rơi.

      Khu định cư bị bỏ rơi       Khu định cư lâu dài       Khu định cư theo mùa

Tên Hình ảnh Thể loại Đảo Dân số Thành lập Tọa độ Ghi chú
Alert
 
Trạm thời tiết, Trạm quân sự Ellesmere 5 1950[Note 1]

82°30′B 62°20′T / 82,5°B 62,333°T / 82.500; -62.333 (Alert)

  • Đây là khu định cư nằm xa nhất về cực bắc của thế giới.
  • Còn được gọi là CFS Alert
Alexandra Fiord Trạm nghiên cứu khoa học Ellesmere 0 1953

78°54′B 75°59′T / 78,9°B 75,983°T / 78.900; -75.983 (Alexandra Fiord)

Camp Hazen Trạm giám sát Ellesmere 0 1957

81°49′B 62°19′T / 81,817°B 62,317°T / 81.817; -62.317 (Camp Hazen)

  • Được sử dụng làm trạm nghiên cứu từ 1957-1958 cho Chiến dịch Hazen
  • Thuộc sở hữu của Cục Công viên Quốc gia Canada và hiện đang được sử dụng làm điểm để tham quan vào Vườn quốc gia Quttinirpaaq của Canada
Craig Harbour Cảnh sát Cưỡi ngựa Hoàng gia Canada Ellesmere 0

76°12′B 81°01′T / 76,2°B 81,017°T / 76.200; -81.017 (Craig Harbour)

  • Được thành lập năm 1922 để bảo vệ chủ quyền của Canada trên đảo.[12]
Dundas Harbour Devon 0

74°31′B 82°23′T / 74,517°B 82,383°T / 74.517; -82.383 (Dundas Harbour)

  • Được thành lập vào năm 1924 để có sự hiện diện của chính phủ, nhằm kiềm chế việc săn bắt cá voi của các tàu nước ngoài và các hoạt động khác trong khu vực.[13]
Eureka
 
Trạm nghiên cứu Ellesmere 0 1947

79°59′B 82°23′T / 79,983°B 82,383°T / 79.983; -82.383 (Dundas Harbour)

  • Được thành lập vào năm 1947 như là một phần của yêu cầu trong việc thiết lập một mạng lưới các trạm thời tiết Bắc Cực.
Trạm nghiên cứu Bắc Cực Flashline Mars
 
Trạm nghiên cứu Devon 0 1999

75°25′B 89°49′T / 75,417°B 89,817°T / 75.417; -89.817 (Flashline Mars Arctic Research Station)

  • Các cấu trúc được xây dựng vào năm 2000
Fort Conger
 
Trạm nghiên cứu Ellesmere 0 1883

81°43′B 64°43′T / 81,717°B 64,717°T / 81.717; -64.717 (Fort Conger)

  • Được thành lập vào năm 1881 nhưng bị bỏ hoang vài thập kỷ sau đó.
Grise Fiord
 
Làng Ellesmere 129 1953 76°25′B 82°53′T / 76,417°B 82,883°T / 76.417; -82.883 (Grise Fiord)
  • Grise Fiord là khu dân cư cực bắc ở Canada.
Isachsen
 
Trạm thời tiết, Trạm nghiên cứu Ellef Ringnes 0 1948 78°46′B 103°29′T / 78,767°B 103,483°T / 78.767; -103.483 (Isachsen)
  • Một hệ thống quan sát bề mặt tự động đã được đặt tại vị trí này vào năm 1989, được liên kết bằng truyền thông vệ tinh tới Nam Canada.
Trạm nghiên cứu Bắc Cực McGill Trạm nghiên cứu Axel Heiberg 0 1959 79°20′B 91°58′T / 79,333°B 91,967°T / 79.333; -91.967 (McGill Arctic Research Station)
Mould Bay Trạm thời tiết, Sân bay Hoàng tử Patrick 0 1948 76°14′B 119°19′T / 76,233°B 119,317°T / 76.233; -119.317 (Mould Bay)
  • Trạm thời tiết cũ của Bộ Tài nguyên và Biến đổi Khí hậu Canada
  • Thỉnh thoảng được thăm viếng bởi lực lượng Quân đội Canada
Resolute
 
Làng Cornwallis 229 1947

74°41′B 94°49′T / 74,683°B 94,817°T / 74.683; -94.817 (Resolute)

  • Đây là khu định cư đông dân nhất ở quần đảo Nữ hoàng Elizabeth
  • Cộng đồng dân cư nằm gần cực bắc thứ hai ở Canada, chỉ sau Grise Fiord.

Hành chính sửa

Cho đến năm 1999, quần đảo Nữ hoàng Elizabeth là một phần của vùng Baffin thuộc Các Lãnh thổ Tây Bắc. Với việc thành lập Nunavut vào năm 1999, tất cả các đảo và một số đảo khác ở phía đông của Kinh tuyến 110° Tây đã trở thành một phần của khu vực Qikiqtaaluk mới, là phần chính của quần đảo. Phần còn lại vẫn thuộc về Lãnh thổ Tây Bắc hiện tại. Đảo Borden, Mackenzie King và Melville được phân chia giữa hai vùng của lãnh thổ Nunavut. Đảo Hoàng tử Patrick, Eglinton và Emerald là những hòn đảo đáng chú ý duy nhất hiện nay là một phần của Lãnh thổ Tây Bắc.

Dưới cấp lãnh thổ và vùng, có cấp quản lý đô thị. Ở cấp độ đó, chỉ có hai đô thị là Resolute và Grise Fiord với tổng diện tích 450 km2 (170 dặm vuông Anh) (0,11% diện tích của quần đảo Nữ hoàng Elizabeth) nhưng là nơi chiếm phần lớn dân số trên quần đảo (370 trong tổng số 375 người). Phần còn lại 99,89% là khu vực chưa hợp nhất, với tổng dân số năm 2006 là 5 người, và tất cả đều sống tại Alert.

Tổng quan các đảo sửa

Theo Atlat của Canada có 34 hòn đảo lớn và 2.092 hòn đảo nhỏ hơn trong quần đảo.[1] Ngoại trừ đảo Ellesmere lớn hơn cả, các đảo khác nằm trong hai nhóm đảo là quần đảo Sverdrup và quần đảo Parry:

Đảo Nhóm đảo phụ Lãnh thổ Điểm cao nhất Độ cao
m
Độ cao
ft
Diện tích
km²
Diện tích
sq mi
Xếp hạng
Canada
Xếp hạng
thế giới
Tọa độ
Alexander[14] Parry NU Độ cao trung bình 60–180 200–590 484 187 66 &nbsp 75°52′B 102°37′T / 75,867°B 102,617°T / 75.867; -102.617 (Alexander Island)
Amund Ringnes[15] Sverdrup NU 265 869 5.255 2.029 25 111 77°53′B 095°30′T / 77,883°B 95,5°T / 77.883; -95.500 (Amund Ringnes Island)
Axel Heiberg[16] Sverdrup NU Đỉnh Outlook 2.210 7.250 43.178 16.671 7 32 79°26′B 090°46′T / 79,433°B 90,767°T / 79.433; -90.767 (Axel Heiberg Island)
Đảo Baillie-Hamilton[17] Parry NU align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7002200000000000000"|200 660 290 110 91 &nbsp 75°53′B 094°35′T / 75,883°B 94,583°T / 75.883; -94.583 (Baillie-Hamilton Island)
Bathurst[18] Parry NU Dãy núi Stokes 412 1.352 16.042 6.194 13 54 75°46′B 099°47′T / 75,767°B 99,783°T / 75.767; -99.783 (Bathurst Island)
Borden[19] Parry NU/NT align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7002150000000000000"|150 490 2.794 1.079 30 170 78°33′B 111°10′T / 78,55°B 111,167°T / 78.550; -111.167 (Borden Island)
Brock[20] Parry NT align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7001670000000000000"|67 220 764 295 58 383 77°51′B 114°27′T / 77,85°B 114,45°T / 77.850; -114.450 (Brock Island)
Đảo Buckingham[21] Parry NU Núi Windsor 150 490 137 53 137 &nbsp 77°12′B 091°00′T / 77,2°B 91°T / 77.200; -91.000 (Buckingham Island)
Byam Martin[22] Parry NU align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7002153000000000000"|153 502 1.150 440 42 294 75°12′B 104°17′T / 75,2°B 104,283°T / 75.200; -104.283 (Byam Martin Island)
Cameron[23] Parry NU Núi Wilmot &nbsp align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7009105900000000000"|1.059 409 46 312 77°48′B 101°51′T / 77,8°B 101,85°T / 77.800; -101.850 (Cameron Island)
Đảo Coburg[24] Parry NU align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7002800000000000000"|800 2.600 411 159 83 &nbsp 75°57′B 079°18′T / 75,95°B 79,3°T / 75.950; -79.300 (Coburg Island)
Cornwall[25] Sverdrup NU Đỉnh McLeod 400 1.300 2.358 910 31 184 77°37′B 094°52′T / 77,617°B 94,867°T / 77.617; -94.867 (Cornwall Island)
Cornwallis[26] Parry NU align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7002343000000000000"|343 1.125 6.995 2.701 21 96 75°05′B 095°00′T / 75,083°B 95°T / 75.083; -95.000 (Cornwallis Island)
Devon[27] Parry NU Vùng băng đá Devon 1.920 6.300 55.247 21.331 6 27 75°08′B 087°51′T / 75,133°B 87,85°T / 75.133; -87.850 (Devon Island)
Eglinton[28] Parry NT align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7002200000000000000"|200 660 1.541 595 36 249 75°46′B 118°27′T / 75,767°B 118,45°T / 75.767; -118.450 (Eglinton Island)
Ellef Ringnes[29] Sverdrup NU Vòm Isachsen 260 850 11.295 4.361 16 69 78°37′B 101°56′T / 78,617°B 101,933°T / 78.617; -101.933 (Ellef Ringnes Island)
Ellesmere[30] NU Đỉnh Barbeau 2.616 8.583 196.236 75.767 3 10 80°10′B 079°05′T / 80,167°B 79,083°T / 80.167; -79.083 (Ellesmere Island)
Emerald Isle[31] Parry NT align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7002150000000000000"|150 490 549 212 63 466 76°48′B 114°07′T / 76,8°B 114,117°T / 76.800; -114.117 (Emerald Isle)
Graham[32] Sverdrup NU align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7002175000000000000"|175 574 1.378 532 38 265 77°26′B 090°30′T / 77,433°B 90,5°T / 77.433; -90.500 (Graham Island)
Griffith[33] Parry NU &nbsp &nbsp align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7008189000000000000"|189 73 110 &nbsp 74°35′B 095°30′T / 74,583°B 95,5°T / 74.583; -95.500 (Griffith Island)
Helena[34] Parry NU Trung bình ở các đồi phía nam 220 720 327 126 85 &nbsp 76°40′B 101°00′T / 76,667°B 101°T / 76.667; -101.000 (Helena Island)
Hoved[35] Parry NU &nbsp &nbsp align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7008158000000000000"|158 61 125 &nbsp 77°32′B 085°09′T / 77,533°B 85,15°T / 77.533; -85.150 (Hoved Island)
Vanier[36] Parry NU align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7002200000000000000"|200 660 1.126 435 44 298 76°10′B 103°15′T / 76,167°B 103,25°T / 76.167; -103.250 (Île Vanier)
King Christian[37] Sverdrup NU Núi King Christian 165 541 645 249 60 420 77°45′B 102°00′T / 77,75°B 102°T / 77.750; -102.000 (King Christian Island)
Cornwallis nhỏ[38] Parry NU &nbsp &nbsp align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7008412000000000000"|412 159 75 &nbsp 75°30′B 096°30′T / 75,5°B 96,5°T / 75.500; -96.500 (Little Cornwallis Island)
Lougheed[39] Parry NU align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7001600000000000000"|60–110 200–360 1.308 505 41 273 77°24′B 105°15′T / 77,4°B 105,25°T / 77.400; -105.250 (Lougheed Island)
Lowther[40] Parry NU Bãi biển lớn 106,5 349 145 56 133 &nbsp 74°33′B 097°30′T / 74,55°B 97,5°T / 74.550; -97.500 (Lowther Island)
Mackenzie King[41] Parry NU/NT Castel Butte 300 980 5.048 1.949 26 115 77°43′B 111°57′T / 77,717°B 111,95°T / 77.717; -111.950 (Mackenzie King Island)
Massey[42] Parry NU align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7002210000000000000"|210 690 432 167 71 &nbsp 75°59′B 102°58′T / 75,983°B 102,967°T / 75.983; -102.967 (Massey Island)
Meighen[43] Sverdrup NU align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7002260000000000000"|260 850 955 369 50 337 79°59′B 099°30′T / 79,983°B 99,5°T / 79.983; -99.500 (Meighen Island)
Melville[44] Parry NU/NT align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7002776000000000000"|776 2.546 42.149 16.274 8 33 75°30′B 111°30′T / 75,5°B 111,5°T / 75.500; -111.500 (Melville Island)
Bắc Kent[45] Parry NU align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7002600000000000000"|600 2.000 590 230 62 453 76°40′B 090°15′T / 76,667°B 90,25°T / 76.667; -90.250 (North Kent Island)
Hoàng tử Patrick[46] Parry NT align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7002279000000000000"|279 915 15.848 6.119 14 55 76°45′B 119°30′T / 76,75°B 119,5°T / 76.750; -119.500 (Prince Patrick Island)
Stor[47] Sverdrup NU align="right" style="text-align:right;" data-sort-value="7002500000000000000"|500 1.600 313 121 87 &nbsp 78°59′B 085°50′T / 78,983°B 85,833°T / 78.983; -85.833 (Stor Island)
Còn lại 2.092 hòn đảo[2] NU/NT 2.321 896 ... ...
Quần đảo Nữ hoàng Elizabeth[2] &nbsp NU/NT Đỉnh Barbeau 2.616 8.583 419.061 161.800 ... ... 78°05′B 095°10′T / 78,083°B 95,167°T / 78.083; -95.167 (Queen Elizabeth Islands)

Sông băng và chỏm băng sửa

Quần đảo Nữ hoàng Elizabeth có bốn sông băng đại diện cho 14% sông băng và chỏm băng trên toàn thế giới.[1] Theo một báo cáo năm 2011, lớn nhất trong số này là Chỏm băng Devon với diện tích 1.699 km2 (656 dặm vuông Anh) nằm về phía tây bắc của quần đảo; chỏm băng Meighen là 75 km2 (29 dặm vuông Anh), Melville Nam là 52 km2 (20 dặm vuông Anh) và sông băng White hay sông băng Axel Heiberg là 39 km2 (15 dặm vuông Anh).[1] Kích thước của các dòng sông băng đã được đo từ năm 1961 và kết quả được công bố trên các tạp chí danh tiếng của Hiệp hội Sông băng Quốc tế Annals of Glaciology.[1][48][49] Trong số bốn chỏm băng mà Chương trình Khoa học Địa chất Trái đất của Chính phủ liên bang gọi tắt là NRCan (ESS), giám sát tại chỗ ở vùng cao tại Bắc Cực thuộc Canada, ba trong số đó thuộc quần đảo là Devon, Meighen và Melville.[3] Trong một bản ghi nhớ về Khoa học Trái đất (ESS) ở vùng cao ở Bắc Cực thuộc Canada cho thấy sự thu hẹp của các chỏm băng bắt đầu vào cuối những năm 1980, và đã tăng tốc nhanh chóng kể từ năm 2005, theo một bản ghi nhớ hồi tháng 10 năm 2013 NRCan gửi cho Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Liên bang Joe Oliver, tỷ lệ tan chảy tăng đã được xác nhận bởi Đại học California, Irvine vào năm 2017.[50]

Phân tích máy tính đánh giá về sông băng của đảo Axel Heiberg được thực hiện trong những năm 1960.[51] Đánh giá sau đó của Cơ quan giám sát sông băng thế giới dưới sự chỉ đạo của nhà nghiên cứu sông băng Fritz Müller, người đã làm việc với các đánh giá sông băng quốc tế, bao gồm sông băng Axel Heiberg.[52]

Ánh xạ tất cả các tọa độ bằng cách sử dụng: OpenStreetMap 
Tải xuống tọa độ dưới dạng: KML

Ghi chú sửa

  1. ^ Trạm thời tiết được thành lập năm 1950 và trạm quân sự thành lập năm 1958

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e Sharp, Martin; Burgess, David O.; Cogley, J. Graham; Ecclestone, Miles; Labine, Claude; Wolken, Gabriel J. (9 tháng 6 năm 2011). “Extreme melt on Canada's Arctic ice caps in the 21st century” (PDF). Geophysical Research Letters. 38. Bibcode:2011GeoRL..3811501S. doi:10.1029/2011GL047381. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2014.
  2. ^ a b c d “Sea islands”. Atlas of Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2013.
  3. ^ a b Fekete, Jason (ngày 18 tháng 2 năm 2014). “Canada's Arctic ice caps melting rapidly since 2005, according to documents”. Postmedia. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2014.
  4. ^ Hogg, John R.; Enachescu, Michael E (2013), Reviving Exploration in the Arctic Islands: Opportunities and Challenges from an Operator's Perspective, Calgary, Alberta Đã bỏ qua tham số không rõ |conference= (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  5. ^ Researches for Sir John Franklin
  6. ^ Franklin timeline Lưu trữ 2012-04-08 tại Wayback Machine
  7. ^ “Greenland, Canada squabbling over pet rock”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2018.
  8. ^ Cheyne Islands Lưu trữ 2012-03-19 tại Wayback Machine
  9. ^ “Vikings: the Arctic's first European visitors”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2018.
  10. ^ “2006 Census - Resolute”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2018. Đã bỏ qua tham số không rõ |https://web.archive.org/web/20110511175427/http://www12.statcan.ca/census-recensement/2006/dp-pd/prof/92-591/details/page.cfm?Lang= (trợ giúp)
  11. ^ “Statistics Canada”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2021. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  12. ^ “Grise Fiord Community History”. The Qikiqtani Truth Commission. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2015. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  13. ^ “Dundas Harbour - August 17th, 2013”. Polar Trec. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2015.
  14. ^ “Alexander Island”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2010.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  15. ^ “Amund Ringnes Island”. oceandots.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2008.
  16. ^ “Axel Heiberg Island”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2010.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  17. ^ “Baillie-Hamilton Island”. oceandots.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2008.
  18. ^ Bathurst Island at Bivouac.com
  19. ^ “Borden Island”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2010.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  20. ^ “Brock Island”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2010.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  21. ^ Buckingham Island tại Atlat của Canada[liên kết hỏng]
  22. ^ “Byam Martin Island”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  23. ^ “Cameron Island”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  24. ^ “Coburg Island”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  25. ^ “Cornwall Island”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  26. ^ “Cornwallis Island”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  27. ^ “Devon Island”. oceandots.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2008.
  28. ^ “Eglinton Island”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  29. ^ “Ellef Ringnes Island”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  30. ^ “Ellesmere Island”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2009. at oceandots.com
  31. ^ “Emerald Isle”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  32. ^ “Graham Island”. oceandots.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2008.
  33. ^ Griffith Island at the Atlas of Canada[liên kết hỏng]
  34. ^ “Helena Island”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  35. ^ Hoved Island at the Atlas of Canada[liên kết hỏng]
  36. ^ “Île Vanier”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  37. ^ “King Christian Island”. oceandots.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2008.
  38. ^ “Little Cornwallis Island”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  39. ^ “Lougheed Island”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  40. ^ Lowther Island at the Atlas of Canada[liên kết hỏng]
  41. ^ “Mackenzie King Island”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  42. ^ “Massey Island”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  43. ^ Meighen Island Lưu trữ 2007-03-13 tại Wayback Machine at arctic.uoguelph.ca
  44. ^ “Melville Island”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  45. ^ “North Kent Island”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2009.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) at oceandots.com
  46. ^ Prince Patrick Island at peakbagger.com
  47. ^ “Stor Island”. oceandots.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2008.
  48. ^ Cogley, J. G.; Adams, W. P.; Ecclestone, M. A.; Jung‐Rothenhausler, F.; Ommaney, C. S. L. (1996). “Mass balance of White Glacier, Axel Heiberg Island, NWT, Canada, 1960–91”. Journal of Glaciology. 42: 548–563. Bibcode:1996JGlac..42..548C. doi:10.1017/S0022143000003531.
  49. ^ Koerner, R. M. (2005). “Mass balance of glaciers in the Queen Elizabeth Islands, Nunavut, Canada”. Annals of Glaciology. 42: 417–423. doi:10.3189/172756405781813122.
  50. ^ “Canadian glaciers now major contributor to sea level change, UCI study shows”. UCI News. ngày 14 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2017.
  51. ^ Ommanney, C. S.L.; Goodman, R. H.; Müller, Fritz (1969). “Computer Analysis of a Glacier Inventory of Axel Heiberg Island: Canadian Arctic Archipelago”. Hydrological Sciences Journal. 14: 19–28. doi:10.1080/02626666909493698.
  52. ^ Lang, Herbert (21 tháng 12 năm 2009) [1981]. “Obituary Fritz Muller”. Hydrological Sciences Bulletin. Zürich, Switzerland. 26 (3): 332–333. doi:10.1080/02626668109490893.

Liên kết ngoài sửa