Rắn cạp nong[2] hay còn gọi rắn đen vàng,[2] rắn ăn tàn,[2] tu cáp đổng (dân tộc Tày),[2] ngù tắm tàn (dân tộc Thái)[2] (danh pháp hai phần: Bungarus fasciatus) là một loài rắn cạp nia sinh sống ở Ấn Độ, Bangladesh, Nam Trung QuốcĐông Nam Á. Nó là loài dài nhất trong chi Cạp nia.

Rắn cạp nong
Phân loại khoa học edit
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Reptilia
Bộ: Squamata
Phân bộ: Serpentes
Họ: Elapidae
Chi: Bungarus
Loài:
B. fasciatus
Danh pháp hai phần
Bungarus fasciatus
(Schneider, 1801)
Các đồng nghĩa

Phân bố sửa

Đây là loài rắn độc. Loài rắn cạp nong này có mặt ở toàn bộ tiểu vùng Ấn Độ-Trung Quốc, bán đảo Malaysia và Nam Trung Quốc[3].

Nó đã được ghi lại từ Ấn Độ thông qua Maharashtra, Bihar, Jharkhand, Madhya Pradesh, ChhattisgarhAndhra Pradesh, qua Myanmar, Campuchia, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) phía Nam đến Malaysia và các đảo chính của Boneo Indonesia (Java và Sumatra), cũng như Singapore.

Tại Ấn Độ, nó đã được ghi nhận từ Đông Bắc Ấn Độ, Tây Bengal, Orissa, parts of Maharashtra, Bihar, Jharkhand, Madhya Pradesh, ChhattisgarhAndhra Pradesh. Nó đã được ghi nhận ở Bihar và Orissa và xa về phía nam và phía tây như Hyderabad và Warangal[4] và các thung lũng Awadh, GodavariMahanadi.[3] Tại Maharashtra nó được tìm thấy ở các quận Chandrapur & Gadchiroli.[5]

Sinh thái và tập tính sửa

Rắn cạp nong sinh sống ở nhiều loại môi trường sống, từ núi đất, rừng thưa, trảng cỏ, ven khe suối, nương rẫy. Chúng sinh sống trong gò mối và hang của động vật gặm nhấm, trong hốc cây, hẻm đá.

Rắn cạp nong sống đơn lẻ, ban ngày chúng cuộn mình trong các hang, đám cỏ, và thường rất chậm chạp. Chúng thường được thấy khi trời mưa. Ban đêm rắn hoạt động và đi kiếm ăn ở bờ ruộng gần rừng, ven khe suối, vũng nước. Cạp nong không săn đuổi mồi mà chúng thường nằm chờ cho con mồi đi qua. Chúng bơi giỏi và thường bò theo ánh lửa.[2]

Thức ăn chủ yếu của rắn cạp nong là con rắn khác, nhưng đôi khi chúng cũng ăn cá, ếch, trứng rắn. Những loài rắn bị loài cạp nong ăn là: Xenochrophis piscator, Amphiesma stolatum, Ptyas mucosus, Ptyas korros, Boiga trigonata, Ovophis tonkinensis.[6]

Rắn cạp nong cái đẻ và canh giữ trứng trong khoảng tháng 4 đến tháng 5 hàng năm.[2]

Tham khảo sửa

  1. ^ Stuart, B.; Nguyen, T.Q.; Thy, N.; Vogel, G.; Wogan, G.; Srinivasulu, C.; Srinivasulu, B.; Das, A.; Thakur, S.; Mohapatra, P. (2013). Bungarus fasciatus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2013: e.T192063A2034956. doi:10.2305/IUCN.UK.2013-1.RLTS.T192063A2034956.en. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b c d e f g PGS.PTS.Phạm Nhật (Chủ Biên) - Đỗ Quang Huy; Động vật rừng; Nhà xuất bản nông nghiệp - 1998; Trang 53.
  3. ^ a b Smith, Malcolm A. Fauna of British India...Vol III - Serpentes, pages 411 to 413
  4. ^ C Srinivasulu & D. Venkateshwarlu & M. Seetharamaraju (ngày 26 tháng 6 năm 2009). “Rediscovery of the Banded Krait Bungarus fasciatus (Schneider 1801) (Serpentes: Elapidae) from Warangal District, Andhra Pradesh, India”. Journal of Threatened Taxa. 1 (6): 353–354. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2009.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Khaire, NeelimKumar (2008) [2006]. Snakes of Maharashtra, Goa and Karnataka. Pune: Indian Herpetological Society. tr. 40.
  6. ^ “BUNGARUS FASCIATUS (Banded Krait). DIET”. Truy cập 25/5/2021. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)

Liên kết ngoài sửa