Rồng đất (danh pháp hai phần: Physignathus cocincinus), hay còn gọi là kỳ tôm là một loài nhông đặc hữu ở Trung QuốcĐông Nam Á, loài duy nhất thuộc chi Physignathus, họ Nhông. Loài rồng nước Australia trước đây từng được xếp vào chi Physignathus với danh pháp là Physignathus lesueurii, nhưng đã được chuyển sang chi khác và hiện nay có danh pháp chính thức là Intellagama lesueurii, do chúng không có quan hệ họ hàng gần[2]. Rồng đất có chiều dài cơ thể lúc trưởng thành có thể tới 90 cm với con đực và 60 cm với con cái, với màu da từ xanh lá cây tới xanh sẫm gần như đen. Con đực có đầu lớn hớn, hình tam giác góc cạnh hơn con cái.[cần dẫn nguồn] Hiện loài này được xếp vào nhóm Nguy cấp.

Rồng đất
Rồng đất (Physignathus cocincinus)
Tình trạng bảo tồn
CITES Phụ lục II (CITES)[1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Reptilia
Bộ (ordo)Squamata
Phân bộ (subordo)Iguania
Họ (familia)Agamidae
Chi (genus)Physignathus
Cuvier, 1829
Loài (species)P. cocincinus
Danh pháp hai phần
Physignathus cocincinus
Cuvier, 1829
Danh pháp đồng nghĩa
  • (?) Physignathus cochinchinensis
  • (?) Lophura concinna
  • Lophura cuvieri
  • Istiurus cochinsinensis
  • Istiurus physignathus
  • Dilophyrus mentager
  • Physignathus cochinchinensis
  • Physignathus mentager
  • Physignathus cocincinus caudicinctus
  • Physignathus cocincinus mentager

Phân bố sửa

Phạm vi bản địa sửa

Rồng đất là loài bản địa các khu rừng cận nhiệt đới của các tỉnh phía nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng TâyVân Nam) và Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, các phần của Campuchia, miền đông Thái Lan).[3][4][5] Cũng có ghi nhận sự hiện diện của rồng đất nhưng [4] chưa được kiểm chứng từ Myanmar.[5]

Khu vực du nhập sửa

 
Tại công viên giao dã Sư Tử SơnHồng Kông

Một quần thể được du nhập rồng đất đã tự thiết lập ở Hồng Kông, có thể là từ những con vật cưng được thả ra.[6][7] Báo cáo đầu tiên đến từ đảo Thanh Y vào năm 2004,[6] mặc dù quần thể rồng đât ở Hồng Kông có thể do người nuôi vật cưng thả ra.[8] Kể từ năm 2010, một quần thể sinh sản khác đã được thành lập tại thành phố Tân Bắc, Đài Loan. Hàng trăm con rồng đất đã bị tiêu hủy từ năm 2013 đến năm 2017 vì lo ngại về tác động của chúng đối với động vật hoang dã bản địa của Đài Loan.[9] Các cá thể du nhập (nhưng không phải quần thể sinh sản) cũng đã được ghi nhận từ MalaysiaFlorida.[8][9][4]

Môi trường sống sửa

Rồng đất thường được tìm thấy nhiều nhất trong khu rừng kín thường xanh dày đặc dọc theo bờ suối nước ngọt.[10][4] Chúng sống ở vùng khí hậu ẩm ướt với các mùa ôn hòa: độ ẩm trung bình 40–80% và nhiệt độ dao động từ 80–90 °F (26–32 °C). Sự phụ thuộc của chúng vào các dòng suối trong rừng yên tĩnh cho thấy rằng, mặc dù xuất hiện rộng rãi ở Đông Nam Á, rồng đất là loài bị hạn chế về mặt địa lý.[4] Chúng có thể được tìm thấy ở độ cao khoảng 50 mét và 820 mét, mặc dù mật độ và số lượng của chúng giảm mạnh ở độ cao khoảng 270 mét.[5][11][4]

Hình ảnh sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Appendices | CITES”. cites.org. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ Amey A.P.; Couper P.J.; Shea G.M. (2012). Intellagama lesueurii (Gray, 1831), the correct binomial combination for the Australian Eastern Water Dragon (Sauria, Agamidae)” (PDF). Zootaxa. 3390 (65–67).Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Stuart, B., Sumontha, M., Cota, M., Panitvong, N., Nguyen, T.Q., Chan-Ard, T., Neang, T., Rao, D.-q. & Yang, J. (2019). Physignathus cocincinus. The IUCN Red List of Threatened Species.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ a b c d e f “CoP19 Prop. 14” (PDF). CONVENTION ON INTERNATIONAL TRADE IN ENDANGERED SPECIES OF WILD FAUNA AND FLORA, Nineteenth meeting of the Conference of the Parties. tháng 11 năm 2022.
  5. ^ a b c Nguyen, Truong Quang; Ngo, Hai Ngoc; Pham, Cuong The; Van, Hoang Nguyen; Ngo, Chung Dac; Schingen, Mona van; Ziegler, Thomas (15 tháng 3 năm 2018). “First population assessment of the Asian Water Dragon (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) in Thua Thien Hue Province, Vietnam”. Nature Conservation (bằng tiếng Anh). 26: 1–14. doi:10.3897/natureconservation.26.21818. ISSN 1314-3301.
  6. ^ a b To, Allen (2005). “Another alien has landed: the discovery of a wild population of water dragon, Physignathus cocincinus, in Hong Kong” (PDF). Porcupine. 33 (November): 3–4.
  7. ^ Chan, Wai-Ho; Lau, Anthony; Martelli, Paolo; Tsang, Danielle; Lee, Wing-Ho; Sung, Yik-Hei (27 tháng 2 năm 2020). “Spatial Ecology of the Introduced Chinese Water Dragon Physignathus cocincinus in Hong Kong”. Current Herpetology. 39 (1): 55. doi:10.5358/hsj.39.55. ISSN 1345-5834. S2CID 211828808.
  8. ^ a b Mo, Matthew (1 tháng 8 năm 2019). “Using citizen-science reports to document range expansion of the introduced Chinese Water Dragon (Physignathus cocincinus) in Hong Kong”. Reptiles & Amphibians. 26 (2): 128–131. doi:10.17161/randa.v26i2.14383. ISSN 2332-4961. S2CID 242176811.
  9. ^ a b Lee, Ko-Huan; Chen, Tien-Hsi; Shang, Gaus; Clulow, Simon; Yang, Yi-Ju; Lin, Si-Min (11 tháng 3 năm 2019). “A check list and population trends of invasive amphibians and reptiles in Taiwan”. ZooKeys (829): 85–130. doi:10.3897/zookeys.829.27535. ISSN 1313-2970. PMC 6422934. PMID 30914838.
  10. ^ “Chinese Water Dragon”. World Association of Zoos and Aquariums. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2012.
  11. ^ Gewiss, Laurenz Rafael; Ngo, Hai Ngoc; van Schingen-Khan, Mona; Bernardes, Marta; Rauhaus, Anna; Pham, Cuong The; Nguyen, Truong Quang; Ziegler, Thomas (1 tháng 9 năm 2020). “Population assessment and impact of trade on the Asian Water Dragon (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) in Vietnam”. Global Ecology and Conservation (bằng tiếng Anh). 23: e01193. doi:10.1016/j.gecco.2020.e01193. ISSN 2351-9894. S2CID 225308238.

Liên kết ngoài sửa

(tiếng Anh)

(tiếng Việt)