Ruồi cát là một tên gọi thông tục chỉ về bất kỳ loài ruồi nào bay, cắn, hút máu thuộc bộ Dipteran thường gặp ở những bãi cát.

Một loại ruồi cát

Từ nguyên sửa

Tại Hoa Kỳ, ruồi cát có thể tham chiếu đến bất kỳ loài ruồi ngựa nào đó mà chúng cũng được gọi là "đầu xanh" (trong họ Tabanidae), hoặc chỉ về các thành viên của họ Ceratopogonidae, cũng được biết đến ở Florida và các nơi khác như một loại muôi cát. Bên ngoài nước Mỹ, ruồi cát có thể tham chiếu đến các thành viên của phân họ Phlebotominae trong Psychodidae. Các loài trong họ Ceratopogonidae đôi khi được gọi là ruồi cát Ruồi cát tại New Zealand là một loài trong chi Austrosimulium, một loại ruồi đen.

Tác hại sửa

 
Một nạn nhân bị ruồi cát cắn ở chân

Ruồi cát (ví dụ như loài Phlebotomus papatasi) là con vật trung gian truyền nhiễm loài ký sinh trùng Leishmaniasis là tên của một căn bệnh gây loét thịt, gây ra bởi một loài ký sinh trùng đơn bào truyền vào cơ thể người thông qua vết cắn của ruồi cát. Ruồi cát là vectơ của ký sinh trùng Leishmania là nguyên nhân gây ra bệnh leishmaniasis (bệnh thường thấy ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới) - một căn bệnh có tính tàn phá nhưng chưa có thuốc chữa và chưa có vắc xin phòng ngừa. Những người bị những con ruồi cát mang mầm bệnh đốt thường không biết liệu chúng có mang bệnh hay không cho đến ba hoặc bốn tháng sau đó thì mới rõ. Các triệu chứng bao gồm: da biến dạng và đôi khi một số cơ quan bị tổn thương nghiêm trọng.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) giúp lực lượng quân đội Mỹ bảo vệ họ khỏi loài ruồi cát là loài gây hại lớn ở Afghanistan, châu Phi và Trung Đông. Một đội quân tại Iraq đã bị những con ruồi cát đốt 100 đến 1.000 lần một đêm [1]. Các nhà nghiên cứu sàng lọc các loại thuốc trừ sâu để tìm ra những loại có hiệu quả và hữu ích cho các nhân viên quân sự và những người khác cũng bị ảnh hưởng bởi loài gây hại này. Các nhà nghiên cứu bắt đầu với bầy ruồi cát qua đó cho phép họ phát triển các công thức và thiết kế các công cụ chẩn đoán có thể nhanh chóng phát hiện tính kháng hóa chất của ruồi cát. Ở Thessaloniki, Hy Lạp, nơi mà quần thể ruồi cát truyền bệnh leishmaniasis tại đất nước này cũng được nghiên cứu.

Chú thích sửa

  1. ^ “Bảo vệ quân đội Mỹ khỏi ruồi cát truyền bệnh leishmaniasis”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2015. Truy cập 28 tháng 2 năm 2015.

Tham khảo sửa

  • Sandflies and mosquitoes – Sandflies: New Zealand’s blackflies. Te Ara - the Encyclopedia of New Zealand. (2009-03-01). Truy cập 2011-06-15.
  • Aoun, K.; Bouratbine, A. (2014). "Cutaneous Leishmaniasis in North Africa: a review.". Parasite 21: 14. doi:10.1051/parasite/2014014. PMC 3952656. PMID 24626301.
  • Trigg, JK (1996). "Evaluation of a eucalyptus-based repellent against Culicoides impunctatus (Diptera:Ceratopogonidae) in Scotland". Journal of the American Mosquito Control Association 12 (2 Pt 1): 329–30. PMID 8827615.
  • Carroll, SP; Loye, J (2006). "Field test of a lemon eucalyptus repellent against Leptoconops biting midges". Journal of the American Mosquito Control Association 22 (3): 483–5. doi:10.2987/8756-971X(2006)22[483:FTOALE]2.0.CO;2. PMID 17067050.
  • CDC: West Nile Virus – Updated Insect Repellent. Cdc.gov (2009-10-13). Truy cập 2011-06-15.
  • Sandflies – New Zealand – IgoUgo – stomps. IgoUgo (2008-06-04). Truy cập 2011-06-15.
  • Ha-tupatu and the sand flies. Maori.org.nz. Truy cập 2011-06-15.
  • http://www.iep.utm.edu/evil-evi/

Liên kết ngoài sửa