Sài tướng quân (chữ Hán: 柴将军, ? – 163 TCN), tướng lãnh, khai quốc công thần nhà Hán, được phong Cức Bồ hầu. Sử ký phần nhiều gọi ông là Sài tướng quân, có chỗ gọi là Sài Vũ (柴武), có chỗ gọi là Trần Vũ (陈武); tiểu thuyết thông tục Tây Hán chí gọi là Sài Vũ, khiến cái tên này trở nên phổ biến hơn cả.

Sài Vũ
柴武
Cức Bồ hầu
Thụy hiệuCương
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
thế kỷ 3 TCN
Quê quán
huyện Bình Cức
Mất
Thụy hiệu
Cương
Ngày mất
163 TCN
Giới tínhnam
Tước hiệuCức Bồ hầu
Quốc tịchTây Hán

Tiểu sử sửa

Năm đầu tiên thời Nhị Thế (209 TCN), Trần Thắng - Ngô Quảng khởi binh phản Tần, Sài Vũ cũng soái lãnh 2500 người nổi dậy ở đất Tiết, từng tham gia giải vây cho Đông A của Điền Vinh, rồi đến Bá Thượng. Tháng 10 năm 206 TCN, quy phục Lưu Bang, nhân đánh Lịch Hạ quân Điền Ký của Tề, có công đáng được phong hầu [1].

Năm 202 TCN, Sài Vũ cùng Chu Bột ở phía sau Hán vương Lưu Bang trong trận Cai Hạ [2].

Tháng 3 năm 201 TCN, được phong Cức Bồ hầu [3].

Mùa xuân năm 196 TCN, Hàn vương Tín liên hiệp với quân Hung Nô chiếm cứ Tham Hợp, Sài Vũ nhận lệnh tiến đánh bọn họ. Ông trước tiên gởi thư khuyên hàng Hàn vương Tín, nhưng ông ta từ chối. Đôi bên giao chiến, Sài Vũ giết sạch thành Tham Hợp, chém Hàn vương Tín [4].

Tháng 9 năm 180 TCN, Sài Vũ cùng các đại thần nghênh lập Đại vương Lưu Hằng, tức là Hán Văn đế [5]. Ông từng cùng Văn đế bàn việc dùng binh với Nam Việt, Triều Tiên, bị Văn đế cự tuyệt [6].

Tháng 5 năm 177 TCN, Tế Bắc vương Lưu Hưng Cư làm phản, Sài Vũ làm đại tướng, soái 10 vạn quân đi dẹp. Tháng 8, phá quân Tế Bắc, bắt sống Hưng Cư, ông ta tự sát [7].

Năm 174 TCN, con kế tự của Sài Vũ là Sài Kỳ cùng bọn Nam Tử Đản 70 người giúp Hoài Nam vương Lưu Trường mưu phản, việc bị bại lộ, Kỳ đền tội [8].

Năm 163 TCN, Sài Vũ hoăng, thụy hiệu là Cương. Vì ông không có người kế tự nên Hầu quốc bị triệt tiêu [9].

Di chỉ liên quan sửa

Mộ của Sài Vũ ở phía tây thôn Tự Hạ, trấn Loan Thành, huyện Loan Thành, thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, mộ phần cao lớn, gọi là Sài Vũ đài. Đời Tùy trên đài xây dựng chùa Thiện Chúng, đời Dân Quốc đổi làm trường học. Sài Vũ đài đến nay vẫn còn, được dùng làm công viên văn hóa.

Sử cũ không chép thân thế của Sài Vũ, nhưng vì mộ của ông ở Loan Thành, nên được xem là một trong những danh nhân ở đây.

Tham khảo sửa

  1. ^ Tư Mã Thiên, Sử ký quyển 18, Cao Tổ công thần hầu giả niên biểu: (câu 1) Đã làm tướng quân (từ trước) năm Tiền Nguyên (đầu tiên), soái 2500 khởi binh ở đất Tiết; riêng cứu Đông A; đến Bá Thượng; tháng 10 năm thứ 2 về với nhà Hán; đánh Lịch Hạ quân Điền Ký của nước Tề; công (đáng được phong) hầu. (câu 2) Ngày Bính thân, tháng 3 năm (Tiền Nguyên) thứ 6, năm đầu tiên (được phong hầu) của Cương hầu Trần Vũ. (câu 3) Năm Hậu Nguyên (đầu tiên), hầu Vũ hoăng, con kế tự là Kỳ phản, không được nối tước, nước bị trừ.
  2. ^ Tư Mã Thiên, sách đã dẫn (sđd) quyển 8, Cao Tổ bản kỷ: Năm (Tiền Nguyên) thứ 5, Cao Tổ hợp binh chư hầu đánh quân Sở, cùng Hạng Vũ quyết chiến tại Cai Hạ. Hoài Âm hầu đưa 30 vạn quân chống lại (Hạng Vũ), Khổng tướng quân (Khổng Tùng hay Khổng Tụ) ở bên trái, Phí tướng quân (Trần Hạ) ở bên phải, hoàng đế ở phía sau, Giáng hầu (Chu Bột), Sài tướng quân ở phía sau hoàng đế.
  3. ^ Tư Mã Thiên, sđd quyển 93, Hàn Tín Lư Oản liệt truyện: Năm (Tiền Nguyên) thứ 10, (Hàn vương) Tín lệnh bọn Vương Hoàng thuyết phục Trần Hy. Mùa xuân năm thứ 11, bởi thế Hàn vương Tín quay lại cùng kỵ binh Hồ vào chiếm Tham Hợp, chống lại nhà Hán. Hán sai Sài tướng quân đánh họ, gởi thư cho Tín rằng: "Bệ hạ khoan nhân, chư hầu tuy có làm phản, mà quay về, lại khôi phục tước vị cũ, không bị giết. Đại vương vốn đã biết. Nay vương đã thua chạy sang đất Hồ, không phải tội lớn, nên mau quay về." Hàn vương Tín đáp rằng: "Bệ hạ cất kẻ hèn từ chốn quê mùa, cho quay mặt về nam xưng cô, đây là may mắn của kẻ hèn. Trận Huỳnh Dương, kẻ hèn không thể chết, chịu cầm tù bởi Hạng Tịch, là 1 tội. Khi giặc đánh Mã Ấp, kẻ hèn không thể kiên thủ, dâng thành đầu hàng, là 2 tội. Nay quay lại với binh tướng giặc, cùng tướng quân sắp có một trận quyết chiến, là 3 tội. Ôi Chủng, Lãi không có tội, người chết kẻ trốn; nay kẻ hèn có 3 tội với bệ hạ, mà muốn cầu sống ở đời, đây là lý do Ngũ Tử Tư mất mạng ở Ngô đấy. Nay kẻ hèn trốn tránh ở nơi hang núi, sớm tối xin xỏ bọn Man Di; mong muốn trở về của kẻ hèn, như người liệt quên cách đứng dậy, người mù quên việc nhìn thấy, tình thế không thể xảy ra vậy." Bèn giao chiến. Sài tướng quân đồ thành Tham Hợp, chém Hàn vương Tín.
  4. ^ Tư Mã Thiên, sđd quyển 10, Hiếu Văn bản kỷ: Thừa tướng Trần Bình, thái úy Chu Bột, đại tướng quân Trần Vũ, ngự sử đại phu Trương Thương, tông chánh Lưu Dĩnh, Chu Hư hầu Lưu Chương, Đông Mưu hầu Lưu Hưng Cư, điển khách Lưu Yết đều quỳ lạy lần nữa nói: "Bọn hoàng tử Hoằng đều không phải con của Hiếu Huệ đế, không thể thờ phụng tông miếu. Thần cẩn thận cùng Âm An hầu liệt hầu Khoảnh vương hậu cùng Lang Tà vương, tông thất, đại thần, liệt hầu, quan viên (được nhận lương bổng) 2000 thạch bàn rằng: ‘đại vương là con lớn nhất của Cao đế, nên kế tự Cao đế.’ Xin đại vương lên ngôi thiên tử."
  5. ^ Tư Mã Thiên, sđd quyển 25, Luật thư: Thứ đến Văn đế lên ngôi, bọn tướng quân Trần Vũ bàn: "Nam Việt, Triều Tiên tự lập từ thời Tần, đã xin nội thuộc làm thần tử, về sau lại nắm binh chống giữ, âm mưu dòm ngó. Thời Cao tổ thiên hạ mới định, nhân dân chớm yên, chưa thể lại hưng binh. Nay bệ hạ đem nhân huệ vỗ về trăm họ, ân trạch dày thêm trong nước, nên quân dân vui vẻ nhận lệnh, đánh dẹp nghịch đảng, để thống nhất biên thùy."
  6. ^ Tư Mã Thiên, sđd quyển 52, Tề Điệu Huệ vương thế gia: …Sai Cức Bồ hầu Sài tướng quân đánh phá, bắt được Tế Bắc vương, vương tự sát, đất nhập vào nhà Hán, làm quận. Tư Mã Thiên, sđd quyển 10, Hiếu Văn bản kỷ: Tháng 5, Hung Nô vào Bắc Địa, chiếm cứ Hà Nam mà cướp bóc… Tế Bắc vương Hưng Cư nghe tin đế đến đất Đại, muốn đi đánh Hồ, bèn phản… (Đế) sai Cức Bồ hầu Trần Vũ làm đại tướng quân, đưa 10 vạn quân đi dẹp… Tháng 8, phá quân Tế Bắc, bắt vương của họ…
  7. ^ Tư Mã Thiên, sđd quyển 118, Hoài Nam Hành Sơn liệt truyện: Năm (Kiến Nguyên) thứ 6, (Hoài Nam vương) lệnh bọn Nam Tử Đản 70 người cùng thái tử của Cức Bồ hầu Sài Vũ là Kỳ mưu tính, đem 40 cỗ liễn xa quay lại cốc khẩu; (Hoài Nam vương) lệnh cho người đi sứ Mân Việt, Hung Nô. Việc bị phát giác, (đế) trừng trị bọn họ, sai sứ triệu Hoài Nam vương.

Chú thích sửa