Sản giật là sự khởi đầu của cơn động kinh (co giật) ở một người phụ nữ bị tiền sản giật.[1] Tiền sản giật là một chứng rối loạn thai nghén khi sản phụ có huyết áp cao, có một lượng lớn protein trong nước tiểu hoặc rối loạn chức năng nội tạng khác.[2][3] Co giật có thể xảy ra trước, trong và sau khi sinh con. Thông thường sản giật xảy ra trong nửa thứ hai của thai kỳ. Các cơn động kinh là loại tonic-clonic và thường kéo dài khoảng một phút. Sau khi co giật sản phụ thường có một khoảng thời gian rối loạn hoặc hôn mê. Các biến chứng bao gồm viêm hút phổi, xuất huyết não, suy thận, và ngừng tim. Tiền sản giật và sản giật là một phần của một nhóm các triệu chứng lớn hơn được gọi là các chứng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai.[1]

Sản giật
Chuyên khoaSản khoa
ICD-10O15
ICD-9-CM642.6
DiseasesDB4068
MedlinePlus000899
eMedicinemed/1905 emerg/796
Patient UKSản giật
MeSHD004461

Thuốc phòng bệnh gồm có aspirin cho những phụ nữ có nguy cơ cao, bổ sung calci ở những vùng có lượng calci thấp, và điều trị tăng huyết áp bằng thuốc.[4][5] Tập thể dục khi mang thai cũng có thể hữu ích.[1] Việc sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp magie sulfat cải thiện kết quả ở những phụ nữ bị tiền sản giật và nói chung là an toàn.[6][7] Điều này là đúng ở cả các nước công nghiệpcác nước đang phát triển.[6] Có thể cần phải hỗ trợ hô hấp cho người bệnh. Các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm các thuốc huyết áp như hydralazine và sinh con khẩn cấp hoặc qua đường âm đạo hoặc qua phẫu thuật mổ lấy thai.[1]

Tiền sản giật ước tính ảnh hưởng đến khoảng 5% các ca sinh nở trong khi sản giật ảnh hưởng đến khoảng 1,4% ca sinh nở.[8] Trong các nước phát triển tỷ lệ này là khoảng 1 trong 2.000 ca sinh nở do chăm sóc y tế được cải thiện.[1] Cao huyết áp trong thời kỳ mang thai là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong trong thời kỳ mang thai.[9] Các nguyên nhân này dẫn đến 29.000 trường hợp tử vong trong năm 2013 - giảm từ 37.000 trường hợp tử vong trong năm 1990.[10] Khoảng một phần trăm phụ nữ bị sản giật đã chết.[1] Từ tiếng Anh eclampsia của bệnh này xuất phát từ chữ Hy Lạp nghĩa là sét. Mô tả đầu tiên được biết đến của bệnh này là của Hippocrates trong thế kỷ 5 TCN.[11]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e f “40”. Williams obstetrics (ấn bản 24). McGraw-Hill Professional. 2014. ISBN 9780071798938.
  2. ^ Lambert, G; Brichant, JF; Hartstein, G; Bonhomme, V; Dewandre, PY (2014). “Preeclampsia: an update”. Acta Anaesthesiologica Belgica. 65 (4): 137–49. PMID 25622379.
  3. ^ “Hypertension in pregnancy. Report of the American College of Obstetricians and Gynecologists' Task Force on Hypertension in Pregnancy” (PDF). Obstet Gynecol. 122 (5): 1122–31. tháng 11 năm 2013. doi:10.1097/01.AOG.0000437382.03963.88. PMID 24150027. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2016.
  4. ^ WHO recommendations for prevention and treatment of pre-eclampsia and eclampsia (PDF). 2011. ISBN 978-92-4-154833-5.
  5. ^ Henderson, JT; Whitlock, EP; O'Connor, E; Senger, CA; Thompson, JH; Rowland, MG (ngày 20 tháng 5 năm 2014). “Low-dose aspirin for prevention of morbidity and mortality from preeclampsia: a systematic evidence review for the U.S. Preventive Services Task Force”. Annals of Internal Medicine. 160 (10): 695–703. doi:10.7326/M13-2844. PMID 24711050.
  6. ^ a b Smith, JM; Lowe, RF; Fullerton, J; Currie, SM; Harris, L; Felker-Kantor, E (ngày 5 tháng 2 năm 2013). “An integrative review of the side effects related to the use of magnesium sulfate for pre-eclampsia and eclampsia management”. BMC pregnancy and childbirth. 13: 34. doi:10.1186/1471-2393-13-34. PMC 3570392. PMID 23383864.
  7. ^ McDonald, SD; Lutsiv, O; Dzaja, N; Duley, L (tháng 8 năm 2012). “A systematic review of maternal and infant outcomes following magnesium sulfate for pre-eclampsia/eclampsia in real-world use”. International journal of gynaecology and obstetrics: the official organ of the International Federation of Gynaecology and Obstetrics. 118 (2): 90–6. doi:10.1016/j.ijgo.2012.01.028. PMID 22703834.
  8. ^ Abalos, E; Cuesta, C; Grosso, AL; Chou, D; Say, L (tháng 9 năm 2013). “Global and regional estimates of preeclampsia and eclampsia: a systematic review”. European journal of obstetrics, gynecology, and reproductive biology. 170 (1): 1–7. doi:10.1016/j.ejogrb.2013.05.005. PMID 23746796.
  9. ^ Arulkumaran, N.; Lightstone, L. (tháng 12 năm 2013). “Severe pre-eclampsia and hypertensive crises”. Best Practice & Research Clinical Obstetrics & Gynaecology. 27 (6): 877–884. doi:10.1016/j.bpobgyn.2013.07.003. PMID 23962474.
  10. ^ GBD 2013 Mortality and Causes of Death, Collaborators (ngày 17 tháng 12 năm 2014). “Global, regional, and national age-sex specific all-cause and cause-specific mortality for 240 causes of death, 1990-2013: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2013”. Lancet. 385: 117–71. doi:10.1016/S0140-6736(14)61682-2. PMC 4340604. PMID 25530442.
  11. ^ Emile R. Mohler (2006). Advanced Therapy in Hypertension and Vascular Disease. PMPH-USA. tr. 407–408. ISBN 9781550093186.

Liên kết ngoài sửa