Scouse (/sks/; có khi được gọi trong nguồn hàn lâm là tiếng Anh Liverpool[1] hay tiếng Anh Merseyside)[2][3][4] là một giọngphương ngữ tiếng Anh hiện diện chủ yếu ở hạt Merseyside. Giọng Scouse có nét đặc trưng riêng, khác hẳn với giọng những vùng xung quanh.[5] Về lịch sử, Scouse một thời chỉ có mặt trong thành phố Liverpool, nhưng đến thập niên 1950, hoạt động dọn dẹp khu ổ chuột đã gây ra làn sóng di dân từ Liverpool đến vùng lân cận mới phát triển tại Merseyside. Sự phát triển của Liverpool (cùng vùng ngoại ô thành phố) đã mang Scouse đến những địa phương gần đó, chẳng hạn RuncornWidnes, mà về lịch sử chẳng mấy dính dáng đến Liverpool.[6] Từ sự đa dạng nội tại, cộng với việc một số từ khẩu ngữ gốc Scouse ngày một lan rộng, ta vừa có thể thấy rằng Scouse đang ngày một tách biệt khỏi phương ngữ lịch sử Lancashire[6] vừa thấy được sự ảnh hưởng của phương ngữ này lên khu vực rộng hơn xung quanh.[5][7][8][9][10][11] Trong tiếng Anh, dân bản xứ/cư dân Liverpool có thể được gọi là Liverpudlians, Liverpolitans, Wackers, nhưng tên gọi thường thấy nhất là Scousers.[12]

Scouse
Tiếng Anh Liverpool/Tiếng Anh Merseyside
Sử dụng tạiVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Khu vựcMerseyside
Phân loạiẤn-Âu
Mã ngôn ngữ
IETFen-scouse
GlottologKhông có
Vị trí của Merseyside trên đảo Anh

Từ nguyên sửa

Từ "scouse" là dạng rút ngắn của "lobscouse", một món ăn có tên gọi gốc gác không rõ ràng.[13] Từ này cùng gốc với từ "lapskaus" tiếng Na Uy, "lapskojs" tiếng Thuỵ Điển, "labskovs" tiếng Đan Mạch, cũng như "labskaus" tiếng Hạ Đức. Đây là tên một món hầm mà thủy thủ thường ăn. Vào thế kỷ XIX, người nghèo ở Liverpool, Birkenhead, Bootle và Wallasey thường ăn scouse do đây vừa là món ăn rẻ tiền, vừa quen thuộc với gia đình có người đi biển. Dân vãng lai do vậy thường gọi họ là "Scousers".[14] Trong The Lancashire Dictionary of Dialect, Tradition and Folklore, Alan Crosby đề xuất rằng từ "Scouse" trở nên nổi danh là nhờ vào bộ sitcom Till Death Us Do Part (1965 – 1975) của BBC; trong chương trình này, thường xuyên diễn ra cuộc đấu võ mồm giữa một nhân vật gốc Liverpool theo chủ nghĩa xã hội với một người Cockney theo phái bảo thủ.[15]

Nguồn gốc sửa

Ban đầu chỉ là một làng chài nhỏ, Liverpool dần trở thành một phố cảng, giao thương chủ yếu với Ireland, để rồi từ sau thập niên 1700 thành một trung tâm công nghiệp, buôn bán quốc tế. Thành phố sau đó trở thành một "nồi lẩu" nơi ngôn ngữ và phương ngữ va chạm nhau, do thủy thủ, lái buôn từ nhiều nơi, cùng dân nhập cư đến từ khắp đảo Anh, Ireland, Bắc Âu, tụ họp về đây. Cho tới giữa thế kỷ XIX, giọng địa phương nổi trội vẫn khá tương tự giọng vùng Lancashire lân cận. Ảnh hưởng tiếng nói của người nhập cư từ Ireland, Wales, cùng nhiều nước châu Âu khác, góp phần tạo nên giọng Liverpool đặc trưng ngày nay.[16] Cái "giọng Liverpool đặc trưng" này được nhắc đến lần đầu vào năm 1890.[17]

Ngữ âm và âm vị học sửa

Ký hiệu âm vị dùng trong bài này dựa trên cách ký âm của Watson (2007).

Nguyên âm sửa

Nguyên âm đơn sửa

 
Nguyên âm đơn trong Scouse (từ Watson (2007:357)). /eː//ɑː/ cho thấy sự biến thiên tha âm đáng kể.[18]
 
Nguyên âm đôi trong Scouse (biểu đồ 1, từ Watson (2007:357))
 
Nguyên âm đôi trong Scouse (biểu đồ 2, từ Watson (2007:357)). /ɛʉ/ có biến thiên đáng kể về tha âm.[18]
Nguyên âm đơn trong Scouse[19]
Trước Giữa Sau
ngắn dài ngắn dài
Đóng ɪ ʉː ʊ
Vừa ɛ ə ɔː
Mở a ɒ ɑː
  • Giống các dạng tiếng Anh Bắc Anh khác, hiện tượng tách âm FOOT-STRUTTRAP-BATH không xuất hiện trong Scouse, nên cut /kʊt/ "cắt" có cùng nguyên âm với put /pʊt/ "đặt, để", pass /pas/ "đèo" có cùng nguyên âm với back /bak/ "lưng".[20][21] Một số người tầng lớp trung lưu có cách phát âm giống RP hơn, nên cutpass đọc thành /kʌt//pɑːs/ (/ʌ/ thường vắng mặt trong các dạng tiếng Anh Bắc Anh). Thường thường, Scousers không phân biệt /ʊ/ với /ʌ/ hay /a/ với /ɑː/ (trong những từ kiểu như BATH)). Có lúc, cụm từ như good luck "chúc may mắn" hay black castle "lâu đài đen" sẽ được đọc thành /ˌɡʌd ˈlʊk/, /ˌblɑːk ˈkasəl/ thay vì /ˌɡʊd ˈlʌk/, /ˌblak ˈkɑːsəl/ (như trong RP) hay /ˌɡʊd ˈlʊk/, /ˌblak ˈkasəl/ (như trong giọng Scouse "thuần" hơn).[20]
  • Từ book "sách", cook "nấu", look "nhìn" có nguyên âm trùng với GOOSE /guːs/ thay vì với FOOT /fʊt/. Điều này tạo nên sự phân biệt giữa look /luːk/ với luck /lʊk/, giữa book /buːk/ với buck /bʊk/. Việc dùng âm /uː/ trong mấy từ kể trên phổ biến trong lớp người lao động; tuy nhiên, đặc điểm này đang dần mất đi, ít bắt gặp hơn ở giới trẻ.[18]
  • Ở một vài người nói có hiện tượng hợp nhất nguyên âm yếu, tức việc âm /ɪ/ không nhấn thì hợp nhất với /ə/. Ở những người này, eleven "mười một" và orange "cam" được phát âm lần lượt là /əˈlɛvən//ˈɒrəndʒ/ thay vì /ɪˈlɛvən//ˈɒrɪndʒ/.[22]
  • Ở cuối âm tiết, /iː, ʉː/ trở nên hơi nguyên âm đôi hoá [ɪ̈i ~ ɪ̈ɪ, ɪ̈u ~ ɪ̈ʊ]. Đôi khi điều này cũng xuất hiện ở nguyên âm đứng trước /l/ trong từ như school [skɪ̈ʊl] "trường học".[23]
  • /ʉː/ thường là nguyên âm giữa [ʉː], đôi lúc được đẩy về trước thành [yː], do vậy trở thành dạng làm tròn môi của /iː/.[18]
  • Nguyên âm thứ hai trong HAPPY[i] và nên được coi là tha âm của âm vị /iː/.[22][24]
  • /eː/ có nhiều tha âm. Trái với hầu hết giọng khác ở Anh, /eː/ là âm vị trong những từ như SQUARENURSE. Cách phát âm nguyên âm này biến thiên từ nguyên âm trước không làm tròn [ɪː, , e, ɛː, ɛ], nguyên âm trước làm tròn [œː], nguyên âm giữa không làm tròn [ɘː, əː, ɜː] đến nguyên âm giữa làm tròn [ɵː]. Nguyên âm đôi kiểu [əɛ][ɛə] cũng có thể là tha âm của /eː/.[18][25][26][27][28]
  • Người thuộc tầng lớp trung lưu có thể đọc nguyên âm trong SQUARE[ɛː] và trong NURSE[ɜː], giống với cách phát âm trong RP.[18]
  • Không có sự đồng thuận về đặc tính ngữ âm của /ɑː/:

Nguyên âm đôi sửa

Nguyên âm đôi trong Scouse[19]
Khởi Kết
[-sau] [+sau]
Đóng ()
Vừa eɪ ɔɪ ɛʉ
Mở

Nguồn tham khảo sửa

  1. ^ Watson (2007:351–360)
  2. ^ Collins, Beverley S.; Mees, Inger M. (2013) [First published 2003], Practical Phonetics and Phonology: A Resource Book for Students (ấn bản 3), Routledge, tr. 193–194, ISBN 978-0-415-50650-2
  3. ^ Coupland, Nikolas; Thomas, Alan R. biên tập (1990), English in Wales: Diversity, Conflict, and Change, Multilingual Matters Ltd., ISBN 1-85359-032-0
  4. ^ Howard, Jackson; Stockwell, Peter (2011), An Introduction to the Nature and Functions of Language (ấn bản 2), Continuum International Publishing Group, tr. 172, ISBN 978-1-4411-4373-0
  5. ^ a b Dominic Tobin and Jonathan Leake (ngày 3 tháng 1 năm 2010). “Regional accents thrive against the odds in Britain”. The Sunday Times.
  6. ^ a b Patrick Honeybone. “New-dialect formation in nineteenth century Liverpool: a brief history of Scouse” (PDF). Open House Press.
  7. ^ Julie Henry (ngày 30 tháng 3 năm 2008). “Scouse twang spreads beyond Merseyside”. The Telegraph.
  8. ^ “Geordie and Scouse accents on the rise as Britons 'look to protect their sense of identity'. Daily Mail. ngày 4 tháng 1 năm 2010.
  9. ^ Nick Coligan (ngày 29 tháng 3 năm 2008). “Scouse accent defying experts and 'evolving'. Liverpool Echo. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2019.
  10. ^ Chris Osuh (ngày 31 tháng 3 năm 2008). “Scouse accent on the move”. Manchester Evening News. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2019.
  11. ^ Richard Savill (ngày 3 tháng 1 năm 2010). “British regional accents 'still thriving'. The Telegraph.
  12. ^ Chris Roberts, Heavy Words Lightly Thrown: The Reason Behind Rhyme, Thorndike Press, 2006 (ISBN 0-7862-8517-6)
  13. ^ "lobscouse" at Oxford English Dictionary; retrieved ngày 13 tháng 5 năm 2017
  14. ^ "Scouse" at Oxford English Dictionary; retrieved ngày 13 tháng 5 năm 2017
  15. ^ Alan Crosby, The Lancashire Dictionary of Dialect, Tradition and Folklore, 2000, entry for word Scouser
  16. ^ Paul Coslett, The origins of Scouse, BBC Liverpool, ngày 11 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2015
  17. ^ Peter Grant, The Scouse accent: Dey talk like dat, don’t dey?, Liverpool Daily Post, ngày 9 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2013
  18. ^ a b c d e f g Watson (2007), tr. 358.
  19. ^ a b Watson (2007), tr. 357.
  20. ^ a b Watson (2007), tr. 357–358.
  21. ^ a b Collins & Mees (2013), tr. 185.
  22. ^ a b Wells (1982), tr. 373.
  23. ^ Wells (1982), tr. 372.
  24. ^ Gimson (2014), tr. 92, 115.
  25. ^ Wells (1982), tr. 361, 372.
  26. ^ Roca & Johnson (1999), tr. 188.
  27. ^ Beal (2004), tr. 125.
  28. ^ Gimson (2014), tr. 118, 138.
  29. ^ Gimson (2014), tr. 125.

Tài liệu sửa

Đọc thêm sửa