Sokushinbutsu (?) là một loại xác ướp và tập tục tự ướp xác của Phật giáo. Thuật ngữ này đề cập đến việc các nhà sư Phật giáo xem sự khổ tu đến mức cái chết và tiến vào giai đoạn tự ướp xác khi vẫn còn sống.[1] Nó xuất hiện ở một số quốc gia theo Phật giáo, nhưng thuật ngữ tiếng Nhật sokushinbutsu thường được sử dụng chung cho tập tục này.

Xác ướp Sokushinbutsu của một nhà sư Phật giáo người Thái Lan Luang Pho Daeng, nằm tại Wat Khunaram, Ko Samui, Thái Lan.

Người ta tin rằng từng có hàng trăm nhà sư đã cố gắng thực hiện điều này, nhưng chỉ có 24 xác ướp như vậy đã được phát hiện cho đến nay. Có một quan điểm chung cho rằng người sáng lập ra trường phái Chân ngôn tôngKhông Hải (Kukai) đã mang phương pháp này từ nhà Đường của Trung Quốc trở thành một phần của các tập tục Đát-đặc-la mà ông đã học hỏi được, và sau đó nó đã bị lãng quên ở Trung Quốc.[2]

Nguồn gốc sửa

 
Xác ướp (hay còn gọi là "nhục thân") Sokushinbutsu của Huệ Năng, ở Thiều Quan, Quảng Đông, Trung Quốc.

Có tồn tại ít nhất một xác ướp cổ 550 tuổi tự ướp xác của một tu sĩ Phật giáo tên Sangha Tenzin ở vùng phía bắc dãy núi Himalaya của Ấn Độ, có thể được nhìn thấy trong một ngôi đền ở làng Gue, Spiti, Himachal Pradesh.[3] Xác ướp này đã được tái phát hiện vào năm 1975 sau khi tòa phù đồ cũ bảo tồn nó bị sụp đổ và theo ước tính nó đã tồn tại từ khoảng thế kỷ 14, ngay sau khi Hồi giáo truyền đến Ấn Độ và Phật giáo đã hoàn toàn biến mất ở quốc gia này. Nhà sư này có khả năng là một nhà tu hành dzogpa-chenpo của Tây Tạng và các xác ướp tương tự như thế đã được tìm thấy ở Tây TạngĐông Á.[4] Việc bảo quản được xác ướp đó trong ít nhất 5 thế kỷ qua có thể là do sự khô cằn của khu vực này và thời tiết lạnh.

Theo Paul Williams, các tập tục khổ hạnh Sokushinbutsu của Shugendō có khả năng được truyền cảm hứng bởi Không Hải (Kūkai) – người sáng lập ra Phật giáo Shingon (Chân ngôn tông), đã kết thúc cuộc đời của mình bằng cách giảm dần ăn uống và sau đó dừng là ăn uống hoàn toàn, trong khi đó vẫn tiếp tục thiền định và tụng kinh. Các phong tục tự ướp xác khổ hạnh cũng được ghi nhận ở Trung Quốc nhưng gắn liền với truyền thống Ch'an (Thiền tông) của Trung Quốc.[5] Các thực hành khổ hạnh khác tương tự như Sokushinbutsu cũng được biết đến, chẳng hạn như tự thiêu (tự hỏa táng) ở Trung Quốc, một điển hình là tục tự thiêu của Đền Fayu vào năm 396 sau Công nguyên và nhiều thế kỷ tiếp theo đó.[6] Đây được coi là bằng chứng của một vị Bồ Tát từ bi hỷ xả.[7]

Nhật Bản sửa

Một phiên bản của xác ướp Phật giáo của các nhà sư sống trên núi có tên là Shugendō nổi lên ở Nhật Bản như một sự đồng bộ giữa Kim cương thừa, Thần đạoĐạo giáo trong thế kỷ thứ 7, nhấn mạnh các phương pháp tu hành khổ hạnh.[8] Truyền thống này được tiếp tục trong Thời kỳ Edo. Một trong những tập tục khổ tu của nó là Sokushinbutsu (hay Sokushin jobutsu), bao hàm sự khắc khổ tu hành trên núi để đạt được Phật tính trong cơ thể của một con người. Tập tục này đã được hoàn thiện trong một khoảng thời gian, đặc biệt là trên ba ngọn núi ở tỉnh Dewa (Xuất Vũ Tam Sơn) của Nhật Bản, đó là các ngọn núi Haguro, GassanYudono. Những ngọn núi này vẫn còn mang tính thiêng liêng của truyền thống Shugendō cho đến ngày nay và những tập tục tu hành khổ hạnh vẫn được tiếp tục thực hiện trên các thung lũng và dãy núi trong vùng này.[9]

Ở Nhật Bản vào thời Trung Cổ, các truyền thống này đã phát triển một quy trình ướp xác cho Sokushinbutsu, theo các tập tục đó, một nhà sư cần phải hoàn thành quá trình khổ tu trong khoảng 3000 ngày đến mười năm.[8] Nó liên quan đến một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt được gọi là mokujikigyo (nghĩa đen là "ăn một cái cây"). Đây là chế độ ăn kiêng từ bất kỳ loại ngũ cốc nào, và dựa vào kim thông, nhựa cây và các loại hạt được tìm thấy trên núi, chúng sẽ loại bỏ tất cả chất béo trong cơ thể.[3] Tăng tỷ lệ nhịn ăn và tập trung vào thiền định sẽ dẫn đến đói. Các nhà sư sẽ từ từ giảm dần, sau đó ngừng uống các thức ăn và nước uống lỏng, do đó làm cơ thể bị mất nước và tất cả các cơ quan của cơ thể sẽ bị teo nhỏ đi. Các nhà sư sẽ chết trong trạng thái jhana (thiền) trong khi tụng kinh nenbutsu (nenbutsu là một câu chân ngôn về Phật), và cơ thể của họ sẽ được bảo tồn tự nhiên như một xác ướp với da và răng nguyên vẹn mà không bị phân hủy và không cần sử dụng bất kỳ chất bảo quản thi thể nhân tạo nào.[10] Nhiều xác ướp Phật giáo Sokushinbutsu đã được tìm thấy ở miền bắc Nhật Bản và được ước tính là có tuổi thọ hàng thế kỷ, trong khi một số văn bản cho thấy có hàng trăm trường hợp được chôn cất ở trong các phù đồ và trên núi của Nhật Bản.[9] Những xác ướp này được tôn kính và sùng bái bởi các Phật tử.

Một trong những bàn thờ trong Đền Honmyo-ji ở tỉnh Yamagata của Nhật Bản vẫn đang tiếp tục bảo quản một trong những xác ướp lâu đời nhất - đó là Nhục thân Sokushinbutsu của Honmyōkai.[11] Quá trình tự ướp xác này chủ yếu được thực hiện ở Yamagata ở miền Bắc Nhật Bản giữa các thế kỷ 11 và 19, bởi các thành viên của trường phái Phật giáo Kim Cương thừa của Nhật Bản được gọi là Shingon (Chân ngôn tông) (nghĩa đen là "Lời nói chân thật"). Các người theo sokushinbutsu không xem tập tục này là một hành động tự sát, mà là một hình thức giác ngộ và hơn nữa.[12]

Trong văn hóa sửa

Việc tập tục này đã được châm biếm trong câu chuyện "Số phận kéo dài hai kiếp" (The Destiny That Spanned Two Lifetimes) của Ueda Akinari, trong câu chuyện đó, một nhà sư tự ướp xác đã được tìm thấy trong nhiều thế kỷ sau đó và đã được hồi sinh. Câu chuyện xuất hiện trong bộ sưu tập Harusame Monogatari (kanji: 春雨物語, hiragana: はるさめものがたり).[13]

Tập tục này cũng được tham chiếu rộng rãi trong tiểu thuyết năm 2017 của tác giả Haruki Murakami, tên là Killing Commendatore (tiếng Nhật: 騎士団長殺し, Hepburn: Kishidanchō-goroshi).

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Jeremiah, Ken. Living Buddhas: The Self-mummified Monks of Yamagata, Japan. McFarland, 2010
  2. ^ Aaron Lowe (2005). “Shingon Priests and Self-Mummification” (PDF). Agora Journal. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ a b A 500 year old Mummy with teeth, BBC News
  4. ^ Ken Jeremiah (2010), Living Buddhas: The Self-mummified Monks of Yamagata, Japan, McFarland, pages 36-37
  5. ^ Paul Williams (2005). Buddhism: Buddhism in China, East Asia, and Japan. Routledge. tr. 362 with footnote 37. ISBN 978-0-415-33234-7.
  6. ^ James A. Benn (2007). Burning for the Buddha: Self-Immolation in Chinese Buddhism. University of Hawaii Press. tr. 33–34, 82–84. ISBN 978-0-8248-2992-6.
  7. ^ James A. Benn (2007). Burning for the Buddha: Self-Immolation in Chinese Buddhism. University of Hawaii Press. tr. 112–114. ISBN 978-0-8248-2992-6.
  8. ^ a b Ken Jeremiah (2010), Living Buddhas: The Self-mummified Monks of Yamagata, Japan. McFarland, pages 10-11
  9. ^ a b Tullio Federico Lobetti (2013). Ascetic Practices in Japanese Religion. Routledge. tr. 130–136. ISBN 978-1-134-47273-4.
  10. ^ Ken Jeremiah (2010), Living Buddhas: The Self-mummified Monks of Yamagata, Japan, McFarland, pages 11-14
  11. ^ Tullio Federico Lobetti (2013). Ascetic Practices in Japanese Religion. Routledge. tr. 132–133. ISBN 978-1-134-47273-4.
  12. ^ “Sokushinbutsu - Japanese Mummies”. JapanReference.com. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2013.
  13. ^ Paul Gordon Schalow, Janet A. Walker The Woman's Hand: Gender and Theory in Japanese Women's Writing 1996, p. 174. "Most likely, Akinari's principal source for "The Destiny That Spanned Two Lifetimes" was "Sanshu amagane no koto" (About the rain bell of Sanshu [Sanuki province]), from Kingyoku neji-bukusa (The golden gemmed twisted wrapper; 1704)."

Đọc thêm sửa

Liên kết ngoài sửa