Spambot

trang định hướng Wikimedia

Spambot là một chương trình máy tính được tạo ra để gửi thư rác (spam). Spambots thường tạo tài khoản và gửi thư rác ở một nơi nào đó.[1] Các máy chủ web và nhà phát triển trang web đã phản ứng bằng cách cấm những người dùng gửi thư rác, tuy nhiên những người dùng gửi thư rác đã tìm ra những cách để lách lệnh cấm và các chương trình chống gửi thư rác.[2]

Ảnh chụp màn hình trang đăng nhập tài khoản người dùng của Wikibooks sử dụng phương pháp xác minh CAPTCHA nhằm chống việc tạo tài khoản bởi spambot

Email sửa

Địa chỉ email do các spambot thu thập được từ một nơi nào đó trên Internet để gửi những email không mong muốn, còn được gọi là thư rác.

Các spambot có khả năng tìm thấy địa chỉ email từ các chuỗi ký tự bị trộn lẫn hoặc thay vào đó có thể hiển thị văn bản vào trình duyệt web và sau đó quét nó để tìm địa chỉ email, bao gồm việc hiển thị tất cả hoặc một phần của địa chỉ email trên trang web dưới dạng hình ảnh, biểu trưng văn bản thu nhỏ về kích thước bình thường bằng cách sử dụng CSS hoặc dưới dạng văn bản thuần với các ký tự lộn xộn.

Diễn đàn sửa

Diễn đàn Spambot sử dụng internet, tìm kiếm guestbooks, wiki, blog, diễn đàn và các loại biểu mẫu web khác để gửi những nội dung không có thực. Spambot thường sử dụng công nghệ OCR để bỏ qua phương pháp xác minh CAPTCHA. Các thư rác của Spambot có thể liên quan đến tiếp thị mục tiêu hoặc thậm chí là lừa đảo, dẫn đến khó khăn trong việc phân biệt các nội dung có phải là do Spambot tạo ra hay không.

Một cách để chống spambot là yêu cầu người dùng xác minh qua email. Vì hầu hết spambot đều sử dụng địa chỉ email giả nên chúng sẽ vượt qua bước này bằng cách cung cấp một địa chỉ email hợp lệ và sử dụng địa chỉ email đó để xác minh, chủ yếu thông qua các dịch vụ email trực tuyến. Sử dụng các phương pháp như câu hỏi bảo mật cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc hạn chế các spambot.

Twitter sửa

Twitterbot là một chương trình được sử dụng để đăng các tweet tự động trên mạng xã hội Twitter, và cũng có thể được sử dụng để tự động theo dõi một người dùng Twitter.[3][4] Nhiều twitterbot là thư rác, thậm chí là dụ dỗ người dùng nhấp chuột vào các liên kết lạ.[5] Những người khác đăng @replies hoặc tự động "retweet"[6] để phản hồi lại các tweet bao gồm một từ hoặc cụm từ nhất định. Những dòng tweet này thường được coi là nội dung vớ vẩn.[7] Một số người dùng Twitter thậm chí còn có Twitterbots để hỗ trợ họ lên lịch hoặc nhắc nhở về một công việc gì đó.[8]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Tinder Is Being Taken Over by Spambots Posing as Humans”. news.com.au. ngày 21 tháng 1 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2015.
  2. ^ Temperton, James (ngày 31 tháng 3 năm 2015). “Tinder Cuts Sexy Spambot Traffic by 90 Percent”. Wired. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ Jason Kincaid (ngày 22 tháng 1 năm 2010). “All Your Twitter Bot Needs Is Love”. TechCrunch. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2012.
  4. ^ Kashmir Hill (ngày 9 tháng 8 năm 2012). “The Invasion of the Twitter Bots”. Forbes. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2012.
  5. ^ Dubbin, Rob. “The Rise of Twitter Bots”. The New Yorker. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
  6. ^ Bryant, Martin (ngày 11 tháng 8 năm 2009). “12 weird and wonderful Twitter Retweet Bots”. TNW. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2014.
  7. ^ Christine Erickson (ngày 22 tháng 7 năm 2012). “Don't Block These 10 Hilarious Twitter Bots”. Mashable. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2012.
  8. ^ David Daw (ngày 23 tháng 10 năm 2011). “10 Twitter Bot Services to Simplify Your Life”. PCWorld. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2012.

Liên kết ngoài sửa