Tước hiệu của Đức Maria

các tên mô tả Maria, mẹ của Giêsu

Đức Maria được biết đến bởi nhiều danh hiệu (Đức Bà, Đức Mẹ, Trinh Nữ Rất Thánh), các tính ngữ (Sao Biển, Nữ Vương Thiên Đàng), cầu khẩn (Theotokos, Panagia) và các tên khác (Đức Mẹ Guadalupe, Đức Mẹ Lộ Đức)...

Tất cả những danh hiệu này cùng chỉ một cá nhân là Maria, mẹ của Chúa Giêsu Kitô (trong Tân Ước), và được sử dụng cách đa dạng bởi người Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phương, Chính Thống giáo Cổ Đông phương, và một số tín hữu Anh giáo.

Nhiều danh hiệu dành cho Maria mang tính tín lý hoặc giáo lý. Một số danh hiệu khác chỉ mang tính thơ ca hoặc ngụ ngôn, có ít hoặc không có giá trị chính tắc nhưng chúng tạo thành một phần của lòng sùng kính bình dân, được các giáo sĩ chấp nhận ở các mức độ khác nhau. Thêm vào đó là các danh hiệu để thể hiện Maria theo dòng lịch sử nghệ thuật.

Có thể truy xuất các danh hiệu về Maria trong Kinh Cầu Đức Bà.

Những tước hiệu đầu tiên sửa

Tiếng Việt Latin Hy Lạp Ghi chú
Maria Maria Mariam (Μαριάμ), Maria (Μαρία) Tiếng Anh: Mary, tiếng Ả Rập: Maryām (مريم), tiếng Trung Quốc: (瑪利亞), Copt: Mariam, tiếng Pháp: Marie, tiếng Đức: Maria, Tiếng Ý: Maria, Do Thái-Aramaic: Maryām (מרים), tiếng Malta: Marija, Bồ Đào Nha: Maria, Nga: Marija (Мария), Tây Ban Nha: María, Syriac: Mariam,
"Đầy ơn phúc", "Ân sủng", "Đầy ân sủng" Gratia plena, Beata, Beatissima kecharitomene[1] (κεχαριτωμένη) Lời chào của sứ thần với Maria (Luca 1:28);
"Trinh nữ", "Đức trinh nữ" Virgo Parthenos[2][3] (Παρθένος) Tiếng Hy Lạp parthenos được dùng trong (Matthew 1:23); Ignatiô thành Antiokhia đề cập đến sự trinh bạch và thiên chức làm mẹ của Maria (khoảng 110);
"Nguyên nhân của sự cứu rỗi" causa salutis[4] Theo Irênê thành Lyons (150–202);
"Trạng sư của Eva" advocata Evæ[5]
"Mẹ Thiên Chúa" Mater Dei Meter Theou (Μήτηρ Θεοῦ) thường viết tắt trong tranh ảnh Hy Lạp là ΜΡ ΘΥ
"Người cưu mang Thiên Chúa" Deipara, Dei genetrix Theotokos (Θεοτόκος) "Người cưu mang con một của Thiên Chúa"; là một danh hiệu phổ biến trong Chính thống giáo được xác nhận lần đầu tiên trong Công đồng Êphêsô (431) nhằm chống lại lạc giáo Nestorianism.
"Đồng Trinh" semper virgo aie-parthenos[2] (ἀειπάρθενος)
"Thánh Maria" Sancta Maria Hagia Maria[2] (Ἁγία Μαρία) Lời cầu khẩn bằng tiếng Hy Lạp không còn phổ biến trong Kitô giáo Đông phương hiện nay[6]
"Rất thánh", "Trên hết các thánh" Sanctissima, tota Sancta[7] Panagia (Παναγία)
"Cực tinh cực sạch" Purissima
"Vô Nhiễm Nguyên Tội" immaculata akeratos[2] (ἀκήρατος)
"Đức Bà", "Đức Mẹ" Domina Despoina[2] (Δέσποινα) liên quan, "Madonna" (tiếng Ý Madonna, ma "của tôi" + donna "đức bà"; từ tiếng Latinh domina); cũng "Notre Dame" (tiếng Pháp) hay "Our Lady" (tiếng Anh), dịch nghĩa: "đức bà chúng ta"
"Nữ Vương Thiên Đàng" Regina Coeli, Regina Caeli Maria trong hình tượng người phụ nữ của Sách Khải Huyền (12:1);
"Sao Biển" stella maris do thánh Giêrônimô;
"Ngai tòa khôn ngoan" Sedes sapientiae
"Làm cho chúng con vui mừng" Causa nostrae laetitiae
"Phù Hộ Các Giáo Hữu" Auxilium christianorum

Trong các tác phẩm nghệ thuật sửa

Kiểu hình ảnh Phong cách nghệ thuật Mô tả
 

Hodegetria
"Người Chỉ Bảo"

Byzantine Maria giữ Chúa Kitô trong bàn tay trái và tay phải của bà giơ lên chỉ vào Giêsu là dấu chỉ "đây là nguồn ơn cứu độ của nhân loại".
 

Ngai Tòa Khôn Ngoan
"Tòa Đấng Khôn Ngoan"

Romanesque Chúa Kitô đang ngồi trong lòng mẹ là Đức Maria, tượng trưng cho "Ngai tòa của sự Khôn Ngoan";
 

"Gothic Madonna"

Gothic Dựa trên hình tương Byzantine Hodegetria, thường mô tả Đức Maria đứng, mỉm cười bên trẻ Kitô; đây được coi là một trong những miêu tả sớm nhất về Đức Maria ở phương Tây[8]
 

Madonna Lactans
"Đức Mẹ Nuôi Dưỡng"

Phục Hưng, và nghệ thuật khác Đức Trinh Nữ được mô tả trong cảnh cho đứa con sơ sinh bú. Đây là một trong những mô tả đầu tiên (nếu không phải là mô tả sớm nhất) về Đức Maria được vẽ trong Hầm mộ Priscilla vào khoảng AD 250;[9]
 

Mater Misericordiae
"Mẹ của lòng thương xót"

Gothic, Phục Hưng, Baroque Đức Maria trong hình tượng một vương giả, các tín hữu bao quanh dưới sự che chở, bảo vệ của Mẹ, lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ 13 ở Trung Âu và Italy, mô tả này thường đi kèm với các di tích bệnh dịch hạch. [10]
 

Maestà
"Nữ Vương"
của Virgo Deipara
"Đức Mẹ cưu mang Thiên Chúa"

Gothic Maria được mô tả trong tư thế ngồi trong uy nghi, giữ trẻ em Kitô, dựa trên hình tượng Byzantine Nikopoia;
 

Pietà
"Sầu bi"
của Mater Dolorosa
"Đức Mẹ Sầu Bi"

Gothic, Phục Hưng, Baroque Trên tay Maria ẵm xác chết của Chúa Giêsu Kitô sau khi bị đóng đinh, hình tượng này xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ 13 ở Đức như một biểu tượng liên quan đến đau buồn; Pietàs xuất hiện ở Ý trong thế kỷ 14[11] Tác phẩm của Michelangelo (1498-1499) được coi là một kiệt tác;
 

Mater Amabilis
"Lòng Yêu Thương của Đức Mẹ"
thông thường, "Đức Mẹ và Con Trẻ"

Phục Hưng, Baroque Biểu tượng về Đức Maria ở phương Tây với nhiều biến thể, có quan hệ với hình tượng Byzantine Glykophilousa ("nụ hôn ngọt ngào"), Maria được mô tả trong tư thế quay nhìn ra khỏi Hài Nhi Giêsu;

Danh hiệu tín điều sửa

Danh hiệu tín điều trong Giáo hội Công giáo:

Mẹ Thiên Chúa
Trọn đời đồng trinh
Vô Nhiễm Nguyên Tội
Hồn Xác Lên Trời

Danh hiệu liên quan đến nơi hiện ra sửa

Danh hiệu liên quan đến lòng sùng kính sửa

 
Đức Mẹ rất đáng ngưỡng mộ, bởi Luigi Crosio, 1898

Phần lớn những danh hiệu này nằm trong Kinh Cầu Đức Bà:[12]

Chú thích sửa

  1. ^ "...Byzantine inscriptions from Palestine...in the sixth [century]....fourteen inscriptions invoke "Holy Mary" (Hagia Maria), eleven more hail her as Theotokos; others add the attribution of "Immaculate" (Akeratos), "Most Blessed" (Kecharitomene), "Mistress" (Despoina), "Virgin" or "Ever-Virgin" (Aei-Parthenos)." (Frend 1984, tr. 836)
  2. ^ a b c d e Frend 1984, tr. 836.
  3. ^ "Blue Letter Bible" lexicon results for parthenos Lưu trữ 2007-09-01 tại Wayback Machine Retrieved ngày 19 tháng 12 năm 2007.
  4. ^ Irênê thành Lyons (Adversus Haereses 3.22.4).
  5. ^ Irênê (Adversus Haereses 5.19.1]): "And if the former did disobey God, yet the latter was persuaded to be obedient to God, in order that the Virgin Mary might become the patroness (advocata) of the virgin Eve. And thus, as the human race fell into bondage to death by means of a virgin, so is it rescued by a virgin; virginal disobedience having been balanced in the opposite scale by virginal obedience."
  6. ^ Orthodox Holiness:: The Titles Of The Saints
  7. ^ “Universität Mannheim”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2008. Truy cập 25 tháng 9 năm 2015.
  8. ^ Madonna. (2008). In Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2008, from Encyclopædia Britannica Online: [1]
  9. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2013.
  10. ^ Jeep 2001, tr. 393.
  11. ^ Watts, Barbara. "Pietà". Grove Art Online. Oxford University Press, Retrieved ngày 17 tháng 2 năm 2008, http://www.groveart.com/ Lưu trữ 2008-05-16 tại Wayback Machine
  12. ^ “The Loreto Litanies”. The Holy See. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2011.