Thành phố Trắng (Tel Aviv)

Thành phố Trắng (tiếng Hebrew: העיר הלבנה‎, Ha-Ir HaLevana) của Tel Aviv đề cập đến một bộ sưu tập 4.000 tòa nhà được xây dựng theo hình thức độc đáo của kiến trúc Bauhaus hay còn được biết đến với Phong cách Quốc tếTel Aviv từ năm 1930, với những thiết kế của các kiến trúc sư người Do Thái tại Đức di cư đến Ủy Trị Palestine của Anh sau khi Chủ nghĩa Quốc xã ở Đức nổi lên. Tel Aviv cũng chính là nơi có số lượng lớn nhất của các tòa nhà mang trường phái Bauhaus / Phong cách Quốc tế hơn bất cứ thành phố nào khác trên thế giới. Tại đây bảo quản và lưu giữ rất nhiều các tài liệu đáng chú ý trong bộ sưu tập về các kiến trúc năm 1930 của Tel Aviv. Năm 2003, UNESCO đã tuyên bố Thành phố Trắng của Tel Aviv là một di sản văn hóa thế giới, như là "một ví dụ nổi bật về quy hoạch thành phố và kiến trúc mới trong những năm đầu thế kỷ 20".[1] Thành phố cũng có sự thích nghi độc đáo của xu hướng kiến trúc quốc tế hiện đại, hài hòa với truyền thống văn hóa, khí hậu, và phong tục địa phương.Các Bauhaus Center ở Tel Aviv tổ chức các tour du lịch thường xuyên cho du khách để khám phá và tham quan các công trình kiến trúc đặc biệt của thành phố.

Thành phố Trắng của Tel Aviv
Di sản thế giới UNESCO
Quảng trường Dizengoff trong những năm 1940
Tên chính thứcThành phố Trắng của Tel Aviv –
Phong trào kiến trúc Hiện đại
Vị tríTel Aviv, Israel
Tiêu chuẩnVăn hóa:(ii), (iv)
Tham khảo1096
Công nhận2003 (Kỳ họp 27)
Diện tích140,4 ha (347 mẫu Anh)
Vùng đệm197 ha (490 mẫu Anh)
Tọa độ32°04′B 34°47′Đ / 32,067°B 34,783°Đ / 32.067; 34.783
Thành phố Trắng (Tel Aviv) trên bản đồ Israel
Thành phố Trắng (Tel Aviv)
Vị trí của Thành phố Trắng tại Israel

Lịch sử sửa

Khái niệm về một thành phố vườn mới nằm ở vị trí mà ngày nay là Tel Aviv đã được phát triển bên ngoài các cồn cát Jaffa vào năm 1909.[2] Nhà hoạch định đô thị người Scotland Patrick Geddes, người đã từng làm việc ở New Delhi, được Meir Dizengoff là thị trưởng đầu tiên của Tel Aviv ủy nhiệm cho công việc vẽ và lên kế hoạch tổng thể cho thành phố mới. Geddes bắt đầu công việc vào năm 1925, và đến năm 1929[3] thì các thiết kế của ông đã được chấp thuận. Ngoài Geddes và Dizengoff, kỹ sư thành phố Ya'acov Ben-Sira cũng có đóng góp đáng kể vào việc lập kế hoạch cũng như phát triển thành phố trong khoảng thời gian 1929-1951.[4] Patrick Geddes là người quyết định vị trí của các tuyến phố, kích thước và hình khối. Tuy vậy, Geddes không phải là người quy định một phong cách kiến trúc cụ thể nào cho các tòa nhà trong thành phố mới. Nhưng vào năm 1933, nhiều kiến trúc sư người Do Thái của trường phái Bauhaus ở Đức, một trong số đó là Arieh Sharon đã chạy trốn sang Ủy trị Anh của Palestine.[5] Việc tị nạn của các kiến trúc sư người Do Thái cùng với việc trường Bauhaus ở Berlin bị đóng cửa là hậu quả của quá trình gia tăng quyền lực của Đảng Quốc xã ở Đức vào năm 1933.

Các tòa nhà ở và công trình công cộng được thiết kế dựa trên Kiến trúc Hiện đại. Các nguyên tắc Bauhaus, với điểm nhấn mạnh mẽ về chức năng và vật liệu xây dựng rẻ tiền đã được coi là lý tưởng ở Tel Aviv. Các kiến trúc sư trốn chạy khỏi châu Âu không chỉ mang ý tưởng Bauhaus mà còn mang các ý tưởng của kiến trúc Le Corbusier trộn lẫn trong đó. Hơn nữa, Erich Mendelsohn cũng chưa được chính thức về trường phái Bauhaus, mặc dù đã có một số dự án ở Israel trong năm 1930 cũng như Carl Rubin, một kiến trúc sư từng có thời gian học việc tại văn phòng của Mendelsohn.[6] Vào những năm 1930, Tel Aviv là nơi hội tụ nhiều ý tưởng kiến trúc và cũng chính là nơi lý tưởng cho họ để hiện thực hóa chúng.

 
Vị trí của ba khu vực bảo tồn được niêm yết trong danh sách di sản thế giới của UNESCO.

Năm 1984, trong lễ kỷ niệm 75 năm Tel Aviv,[7] một cuộc triển lãm được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Tel Aviv với chủ đề Thành phố trắng, Phong cách Kiến trúc Quốc tế tại Israel, Chân dung một kỷ nguyên. Người phụ trách của cuộc triển lãm là Michael Levin [7] và nhà thơ Nathan Alterman.[8] Thuật ngữ "Thành phố Trắng (White City)" sau đó đã được sử dụng bởi nhiều hãng đưa tin. Sự kiện sau đó cũng đã lan tới New York, khi một lần nữa cuộc triển lãm diễn ra ở Bảo tàng Do Thái ở Manhattan.[9] Năm 1994, một hội nghị diễn ra tại trụ sở của UNESCO mang tên Hội nghị Thế giới về Phong cách Quốc tế trong kiến trúc. Hội nghị đã vinh danh nghệ sĩ điêu khắc Israel Dani Karavan, kiến trúc sư đã thiết kế nhiều công trình điêu khắc tại các trụ sở,[10] và trước đó là người đã thực hiện công trình nghệ thuật điêu khắc Kikar Levana (Quảng trường Trắng) được lấy cảm hứng từ Thành phố Trắng.[11] Năm 1996, Thành phố Trắng Tel Aviv đã được liệt kê như là một địa điểm cần được bảo tồn khẩn cấp của Quỹ Di tích Thế giới.[12] Năm 2003, UNESCO chính thức đưa Tel Aviv trở thành một di sản thế giới trong kho tàng kiến trúc đương đại.[13]

Thích ứng với khí hậu địa phương sửa

Tuy vậy, kiến trúc xây dựng phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với những hiện tượng thời tiết cực đoan ở Địa Trung Hải và sa mạc. Giải pháp ở đây chính là các bức tường màu trắng và phản xạ nhiệt từ ánh sáng mặt trời. Bức tường không chỉ tạo ra sự ngăn cách với bên ngoài mà nó còn nhằm để bảo vệ trước ánh mặt trời gay gắt ở vùng Trung Đông. Các tấm kính lớn, một yếu tố quan trọng trong phong cách Bauhaus ở châu Âu để tận dụng ánh sáng ban ngày một cách tối đa thì đã được thay thế bằng các cửa sổ kính lõm nhỏ, điều này nhằm hạn chế sức nóng và ánh sáng chói chang. Các ban công dài và hẹp, với các mái hiên phía trên cho phép người dân có thể tận hưởng những cơn gió biển thổi từ phía tây. Mái nhà được thay thế bằng những căn phòng nhỏ và sân thượng, cung cấp một khu vực sử dụng chung cho cả tòa nhà, nơi mọi người dân có thể có các hoạt động xã hội trong buổi tối mát mẻ.[14]

Tòa nhà đã được nâng đỡ bởi các cột trụ cầu, và công trình đầu tiên sử dụng là Engel House vào năm 1933, nó được thiết kế bởi Zeev Rechter.[15] Điều này cho phép gió thổi xuống và làm mát phía dưới tòa nhà, và tạo ra một khu vui chơi giải trí cho trẻ em. Năm 1935, tại văn phòng xây dựng Beit Hadar, cấu trúc khung thép đã được giới thiệu,[16] một kỹ thuật mở đầu cho kỷ nguyên xây dựng các khung xương bằng thép cho các tòa nhà.

Các phong cách kiến trúc và phương pháp xây dựng đã được sử dụng áp dụng trong hàng trăm tòa nhà mới để xác định các đặc tính của thành phố hiện đại. Hầu hết các tòa nhà đều bằng bê tông,[15] tuy nhiên mùa hè quá nóng khiến người dân không thể chịu được mặc dù các tính năng thiết kế để chống chịu cái nóng đã được áp dụng. Cư dân Tel Aviv xuống đường vào buổi tối, thường xuyên lui tới các công viên và bóng cây nhỏ giữa các tòa nhà, kéo theo số lượng ngày càng tăng của các cửa hàng cà phê, nơi họ có thể tận hưởng không khí dễ chịu vào buổi tối. Truyền thống này tiếp tục diễn ra và Tel Aviv trở thành một thành phố có cuộc sống về đêm như hiện nay.[7]

Các khối căn hộ được cung cấp bởi một loạt các dịch vụ thiết yếu như chăm sóc trẻ em, bưu chính, lưu trữ, và giặt là. Ngoài ra, sự liên hệ với đất được xem là cực kỳ quan trọng, do đó, người dân được khuyến khích trồng rau trên một khu đất nhỏ kế bên hoặc phía sau tòa nhà, ban công. Điều này tạo ra một ý thức cộng đồng cho các cư dân, những người bản địa, tị nạn hay di dân từ các nền văn hóa và nguồn gốc khác nhau.[17]

Bảo tồn sửa

Nhiều trong số các tòa nhà, một số trong đó là những tác phẩm kiến trúc kinh điển đã bị bỏ rơi cho đến trở thành đống đổ nát, và trước khi luật pháp được thông qua thì một số đã bị phá hủy hoàn toàn. Tuy nhiên, trong số hơn 4.000 tòa nhà Bauhaus bản gốc được xây dựng, một số đã được tân trang lại và thêm ít nhất 1.500 tòa nhà dự kiến sẽ được bảo quản và phục chế lại.[15] Chính quyền thành phố Tel Aviv đã thông qua đạo luật năm 2009 về bảo tồn khoảng 1.000 công trình kiến trúc tiêu biểu và nổi bật.[18]

Tài liệu hướng dẫn và triển lãm sửa

Cuộc khảo sát kiến trúc lớn nhất ở Thành phố trắng đã được tổ chức bởi kiến trúc sư Nitza Metzger Szmuk. Sau đó nó được chuyển thể thành một cuốn sách và một cuộc triển lãm mang tên "Căn cứ trên các đụn cát".[17] Cuộc triển lãm lần đầu tiên tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Tel Aviv là vào năm 2004 và sau đó được triển lãm tại nhiều quốc gia khác bao gồm Canada, Thụy Sĩ, Bỉ và Đức.[19][20][21][22] Được thành lập vào năm 2000, Center Bauhaus ở Tel Aviv là một tổ chức dành riêng cho việc lưu giữ, bảo quản và trưng bày các tài liệu mang tính liên tục của di sản kiến trúc này.[23] Năm 2003, một cuộc triển lãm về bảo tồn các kiến trúc giới thiệu 25 tòa nhà Bauhaus đã được tổ chức.[24] Hơn nữa để quảng bá nền văn hóa kiến trúc độc đáo này, Bảo tàng Bauhaus ở Tel Aviv đã được mở cửa vào năm 2008.[25][26] Nhân dịp 100 năm thành lập thành phố Tel Aviv, Ban Công tác quốc tế về tài liệu và bảo tồn các công trình kiến trúc (viết tắt là Docomomo International) công bố trên báo Docomomo số 40 (Docomomo Journal) vào tháng 3 năm 2009, về "Tel Aviv 100 năm. Một thế kỷ của các tòa nhà hiện đại" [27]

Hình ảnh sửa

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  • Yavin, Shmuel; Ran Erde (2003). Revival of the Bauhaus in Tel Aviv: Renovation of the International Style in the White City. Tel Aviv: Bauhaus Center. ISBN 978-965-90606-0-3.

Tham khảo sửa

  1. ^ UNESCO, Decision Text, World Heritage Centre, retrieved ngày 14 tháng 9 năm 2009
  2. ^ Barbara E. Mann, A place in history: modernism, Tel Aviv, and the creation of Jewish urban space, Stanford University Press, 2006, p. xi ISBN 0-8047-5019-X
  3. ^ Yael Zisling, A Patchwork of Neighborhoods Lưu trữ 2009-04-30 tại Wayback Machine, Gems in Israel, April 2001
  4. ^ Selwyn Ilan Troen, Imagining Zion: dreams, designs, and realities in a century of Jewish settlement, Yale University Press, 2003, p. 146 ISBN 0-300-09483-3
  5. ^ Ina Rottscheidt, Kate Bowen, Jewish refugees put their own twist on Bauhaus homes in Israel, Deutsche Welle, ngày 1 tháng 4 năm 2009
  6. ^ UNESCO, Advisory Body Evaluation: Tel Aviv (Israel) No 1096, p. 57, retrieved ngày 14 tháng 9 năm 2009
  7. ^ a b c Goel Pinto, Taking to the streets - all night long Lưu trữ 2009-04-26 tại Wayback Machine, Haaretz, ngày 29 tháng 6 năm 2007
  8. ^ Bill Strubbe, Back to Bauhaus: A Weekly Briefing in the Mother Tongue, The Jewish Daily Forward, ngày 25 tháng 6 năm 2004
  9. ^ Paul Goldberger, Architecture View: Tel Aviv, Showcase of Modernism is Looking Frayed The New York Times, ngày 25 tháng 11 năm 1984
  10. ^ Michael Omolewa, Message by H.E. Professor Michael Omolewa President of the General Conference of UNESCO, UNESCO, 6–ngày 8 tháng 6 năm 2004, retrieved ngày 17 tháng 9 năm 2009
  11. ^ Yael Zisling, Dani Karavan's Kikar Levana Lưu trữ 2010-06-15 tại Wayback Machine, Gems in Israel, December 2001 / January 2002
  12. ^ Quỹ Di tích Thế giới, World Monuments Watch 1996-2006 Lưu trữ 2009-09-28 tại Wayback Machine, retrieved ngày 16 tháng 9 năm 2009
  13. ^ UNESCO, White City of Tel-Aviv -- the Modern Movement World Heritage Centre, retrieved ngày 14 tháng 9 năm 2009
  14. ^ Daniella Ashkenazy, Tel Aviv - "Bauhaus Capital" of the World, Israel Magazine-On-Web, ngày 1 tháng 4 năm 1998, retrieved ngày 14 tháng 9 năm 2009
  15. ^ a b c Yael Zisling, Bauhaus in Tel Aviv Lưu trữ 2009-04-08 tại Wayback Machine, Gems in Israel, April 2001
  16. ^ Stanford University, The Streets of Tel Aviv: The New City and Its Setting Lưu trữ 2010-06-22 tại Wayback Machine, retrieved ngày 15 tháng 9 năm 2009
  17. ^ a b Nitza Metzger-Szmuk, Des maisons sur le sable: Tel-Aviv, mouvement moderne et esprit Bauhaus, éditions de l’éclat, 2004, p. 307 ISBN 2-84162-077-8
  18. ^ Sharon Udasin, Bauhaus is Our House[liên kết hỏng], The Jewish Week, ngày 20 tháng 5 năm 2009
  19. ^ White City exhibition at the UQAM, Montreal [1] Lưu trữ 2011-07-16 tại Wayback Machine
  20. ^ White City exhibition at the EPFL, Thụy Sĩ [2]
  21. ^ White City exhibition at the CIVA, Brussels [3] Lưu trữ 2009-04-22 tại Wayback Machine
  22. ^ White City exhibition at the DAM, Frankfurt [4] Lưu trữ 2017-11-07 tại Wayback Machine
  23. ^ The Bauhaus Center, Haaretz, ngày 18 tháng 5 năm 2008
  24. ^ Esther Zandberg, Exhibition on Preservation of Bauhaus in Tel Aviv, Haaretz, ngày 15 tháng 10 năm 2003
  25. ^ Esther Hecht, Bauhaus Museum Opens in Tel Aviv’s White City, Architectural Record, ngày 21 tháng 4 năm 2008
  26. ^ David Bachar, Surroundings / Daniella Luxembourg's Bauhaus kiosk Lưu trữ 2008-10-08 tại Wayback Machine, Haaretz, ngày 1 tháng 5 năm 2008
  27. ^ Docomomo International, Journal 40 Lưu trữ 2009-02-16 tại Wayback Machine, March 2009

Liên kết ngoài sửa