Thành phố tự do Danzig

Thành phố tự do Danzig (tiếng Đức: Freie Stadt Danzig; tiếng Ba Lan: Wolne Miasto Gdańsk) là một thành bang bán tự trị từng tồn tại giữa các năm 1920 và 1939, bao gồm hải cảng Danzig (ngày nay là Gdańsk) tại biển Baltic và gần 200 thị trấn ở khu vực xung quanh, ra đời ngày 15 tháng 11 năm 1920[1][2] chiếu theo Điều 100 (chương XI của phần III) của Hiệp ước Versailles 1919.

Thành phố tự do Danzig
1920–1939
Quốc kỳ Danzig
Quốc kỳ
Quốc huy Danzig
Quốc huy

Danzig, bị vây quanh bởi Đức và Ba Lan.
Danzig, bị vây quanh bởi Đức và Ba Lan.
Vị trí thành phố tự do Danzig tại châu Âu năm 1930.
Vị trí thành phố tự do Danzig tại châu Âu năm 1930.
Tổng quan
Vị thếThành phố tự do dưới sự bảo hộ của Hội Quốc Liên
Thủ đôDanzig
Ngôn ngữ thông dụngtiếng Đức
tiếng Phổ
Tôn giáo chính
64.6% Luther giáo
32.2% Công giáo (1938)[cần dẫn nguồn]
Chính trị
Chính phủCộng hòa
Cao uỷ 
• 1919–1920
Reginald Tower
• 1937–1939
Carl Burckhardt
Chủ tịch nghị viện 
• 1920–1931
Heinrich Sahm
• 1934–1939
Arthur Greiser
Lập phápVolkstag
Lịch sử
Thời kỳGiai đoạn giữa hai cuộc chiến
• Thành lập
15 tháng 11 1920
1 tháng 9 năm 1939
• Bị Đức Quốc xã thôn tính
2 tháng 9 1939
Địa lý
Diện tích 
• 1923
1.966 km2
(759 mi2)
Dân số 
• 1923
366730
Kinh tế
Đơn vị tiền tệPapiermark (before 1923)
gulden Danzig (từ 1923)
Tiền thân
Kế tục
Cộng hoà Weimar
Bang tự do Phổ
Tây Phổ
Đức Quốc xã
Reichsgau Danzig-West Prussia
Hiện nay là một phần của Ba Lan

Thành phố tự do này gồm có thành phố Danzig và các thị trấn, làng mạc và các khu định cư lân cận, những nơi trước đó bị chủng tộc Đức chiếm đóng. Theo như Hoà ước tuyên bố, khu vực này là tách biệt với nước Đức cũng như quốc gia Ba Lan mới độc lập, nhưng nó không phải một quốc gia độc lập.[3] Thành phố tự do này được đặt dưới sự bảo vệ của Hội Quốc Liên và thuộc liên minh thuế quan bắt buộc với Ba Lan.

Ba Lan được toàn quyền duy trì và phát triển ngành vận tải, truyền thông và các thiết bị hải cảng tại thành phố này.[4] Thành phố tự ra đời nhằm cho phép Ba Lan tiếp cận một hải cảng tầm cỡ, trong khi 95% dân số thành phố là người Đức.[5] Người Ba Lan thiểu số trong thành phố tiếp tục bị áp bức và Đức hoá bởi những nhà cầm quyền người Đức địa phương.[6][7] Họ đối mặt với sự căm giận rất lớn từ người Đức[8] và chính quyền địa phương duy trì những chính sách phân biệt đối xử và đàn áp người Ba Lan.[7].

Năm 1933, chính quyền thành phố bị kiểm soát bởi Đảng Quốc xã địa phương, họ đàn áp phe dân chủ đối lập. Để tránh bị khủng bố và bức hại, nhiều người Do Thái đã chạy trốn. Sau khi Đức xâm lược Ba Lan năm 1939, Đức Quốc xã đã thủ tiêu Thành phố tự do và sáp nhập khu vực này vào Reichsgau mới thành lập của Reichsgau Danzig-Tây Phổ. Người Đức phân loại người Ba Lan và người Do Thái là hạ đẳng, bắt họ phải chịu sự phân biệt đối xử, lao động cưỡng bức và bị diệt chủng. Nhiều người đã chết trong các trại tập trung.

Trong lúc Hồng quân tấn công thành phố đầu năm 1945, nhiều dân thường đã chạy trốn hoặc bị giết hại. Sau chiến tranh, nhiều người chủng tộc Đức còn sống sót đã bị đày và trục xuất sang phía Tây khi những người thiểu số Ba Lan quay lại nơi đây. Cuối cùng thành phố trở thành một phần của Ba Lan, là hệ quả của thỏa thuận Potsdam.

Tham khảo sửa

  1. ^ Loew, Peter Oliver (tháng 2 năm 2011). Danzig – Biographie einer Stadt (bằng tiếng Đức). C.H. Beck. tr. 189. ISBN 978-3-406-60587-1.
  2. ^ Samerski, Stefan (2003). Das Bistum Danzig in Lebensbildern (bằng tiếng Đức). LIT Verlag. tr. 8. ISBN 3-8258-6284-4.
  3. ^ Kaczorowska, Alina (ngày 21 tháng 7 năm 2010). Public International Law. Routledge. tr. 199. ISBN 0-203-84847-0.
  4. ^ Yale Law School. “The Versailles Treaty ngày 28 tháng 6 năm 1919: Part III”. The Avalon Project. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2007.
  5. ^ Chestermann, Simon (2004). You, the People; United Nations, Transitional Administration and State building. Oxford University Press. tr. 20. ISBN 978-0-19-926348-6. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2011.
  6. ^ Wolne Miasto Gdańsk 1920–1939 page 109 Józef Wójcicki – 1976 Formalnie tylko działali oni według nowych praw Wolnego Miasta, a faktycznie według starych pruskich zarządzeń. Stosowali też jak dawniej wobec ludności polskiej metody ucisku i germanizacji jedynie z tą różnicą, że nie tak otwarcie
  7. ^ a b Studia Polonijne – Volumes 22–23 – Page 239 2001 -
  8. ^ Mit Gdańska, mit Grassa Zdzisław Krasnodębski 03-10-2007, Rzeczpospolita ". König nie pozostawia też wątpliwości, skąd przede wszystkim płynęła ta nienawiść: „Nienawiść Niemców do Polaków była wręcz nie do zniesienia". W jeszcze gorszej sytuacji byli polscy Żydzi: „Najgorszym losem, jaki mógł kogoś spotkać, było bycie polskim Żydem, gdyż pogardzali nim zarówno Niemcy, jak i Polacy". Także Kaszubi, „Wasserpolen", rozwodnieni Polacy należący do najniższych warstw społeczeństwa, byli traktowani z wyższością i nazywani Pomuchelskopf – czyli „dorszowate głowy. Postawa przyjazna Polakom i Żydom powodowała, że Königa spotykały szykany: „Gdy odmówiłem w szkole wzięcia udziału w codziennych tyradach nienawiści do Polaków i Żydów, groziło mi wykluczenie ze stowarzyszenia szkolnego... Z aprobatą przyjmowano to, że pijani studenci nocą zasmarowali godło polskiego konsulatu". Wspomina o wizycie Hindenburga w Sopocie jako apogeum szowinizmu – „uświadomiłem sobie wtedy, że jest on także symbolem kolonizacji Wschodu, człowiekiem, który w 1914 roku miał zatrzeć klęskę pierwszej bitwy pod Tannbergiem [czyli Grunwaldem]". Nie przypadkiem Grass jako dziecko bawi się w Krzyżaków podbijających Prusy. Taki był przedwojenny Gdańsk – długie lata przed dojściem Hitlera do władzy.