Thọ An Hoàng thái hậu

Hưng Hiến Đế sinh mẫu, Minh Thế Tông tổ mẫu, Hoàng thái hậu nhà Minh

Hiếu Huệ Thiệu Hoàng hậu (chữ Hán: 孝惠邵皇后 ; ? - 1522), là một phi tần của Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm. Bà sinh ra Hưng Hiến vương, truy tôn Minh Duệ Tông Chu Hữu Nguyên, do vậy là tổ mẫu của Minh Thế Tông Chu Hậu Thông.

Hiếu Huệ Thiệu Hoàng hậu
孝惠邵皇后
Minh Duệ Tông sinh mẫu
Hoàng thái hậu Đại Minh
(Với tư cách là Hưng Hiến Đế sinh mẫu, và là Minh Thế Tông tổ mẫu)
Tại vị1521 - 1522
Đồng vịTừ Thọ Hoàng thái hậu
Tiền nhiệmTừ Thánh Hoàng thái hậu
Thông tin chung
Sinh?
Xương Hóa, Chiết Giang
Mất1522
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An tángMậu lăng (茂陵)
Phối ngẫuMinh Hiến Tông
Chu Kiến Thâm
Hậu duệ
Thụy hiệu
Hiếu Huệ Khang Túc Ôn Nhân Ý Thuận Hiệp Thiên Hựu Thánh Hoàng hậu
(孝惠康肅溫仁懿順協天祐聖皇后)
Tước hiệu[Thần phi; 宸妃]
[Quý phi; 貴妃]
[Hoàng thái hậu; 皇太后]
[Thọ An Hoàng thái hậu;
壽安皇太后]
Thân phụThiệu Lâm

Tiểu sử sửa

Hiếu Huệ Thái hậu Thiệu thị nguyên quán Xương Hóa, Chiết Giang. Cha là Thiệu Lâm (邵林), gia cảnh bần cùng, sau phải bán Thiệu thị cho một hoạn quanHàng Châu. Sử sách không chép rõ Thiệu thị sinh năm nào, chỉ biết bà nhập cung làm cung nữ năm Thiên Thuận thứ 4 (1460) dưới thời của Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn. Bà được ghi lại là biết đọc chữ và có nhan sắc[1].

Năm Thiên Thuận thứ 8 (1464), Anh Tông băng hà, Hoàng thái tử Chu Kiến Thâm nối ngôi, sử gọi Minh Hiến Tông, cải niên hiệu sang năm thành Thành Hóa nguyên niên. Không rõ thời gian Thiệu thị được sủng hạnh, nhưng đã sớm thuộc hàng Thứ phi.

Năm Thành Hóa thứ 12 (1476), bà hạ sinh Hoàng tứ tử Chu Hựu Nguyên, cha đẻ của Minh Thế Tông Chu Hậu Thông sau này. Khi đó Vạn Quý phi, sủng phi của Minh Hiến Tông có ý hãm hại bà, nhưng nhờ Chu Thái hậu bảo vệ chu toàn nên mẫu tử bình an. Cùng năm, Thiệu thị được sách phong Thần phi (宸妃). Hai năm sau, Thiệu Thần phi sinh thêm một hoàng tử, đặt tên Chu Hựu Lâm. Năm thứ 14 (1481), bà lại sinh tiếp Chu Hựu Duẫn - hoàng tử thứ 8 của Hiến Tông. Khi Hiến Tông lâm bệnh nặng, đã tấn phong bà thành Quý phi.

Suốt triều đại của hai vị Hoàng đế kế tự của Hiến Tông là Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường và Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu, hành trang của Thiệu Quý phi không được ghi lại nhiều. Theo lệ nhà Minh, bà vẫn ở lại trong cung dù con trai bà là Phiên vương, và theo đó thì bà được gọi là [Hiến miếu Quý phi; 憲廟貴妃] trong suốt thời gian này[2][3]. Hai mẹ con cũng sử dụng thư từ để trao đổi và hỏi thăm tin tức cho nhau[4].

Trở thành Hoàng thái hậu sửa

Năm Chính Đức thứ 16 (1521), tháng 3 ÂL, Minh Vũ Tông qua đời không người kế vị. Theo di chiếu, Vũ Tông chọn người thừa kế là em họ ông - con trai của Hưng Hiến vương Chu Hữu Nguyên, đồng thời là cháu nội của Thiệu Quý phi, tức Hưng vương Thế tử Chu Hậu Thông. Khi ấy Chu Hậu Thông 14 tuổi lên ngôi, sử gọi Minh Thế Tông.

Vì sự kiện Thế Tông nhập Đại tông phải tôn Hiếu Tông làm cha, nhưng Thế Tông không chịu, đã sinh ra Đại lễ nghị. Vấn đề này khiến Hoàng đế và các đại thần tranh cãi trong danh xưng của thân thích của Hoàng đế, vì ông được đồng ý kế thừa ngai vàng là với tư cách ["Con của Hiếu Tông, em của Vũ Tông"] nên cha mẹ và bà nội ruột theo lý không được gia tôn. Tuy nhiên Thế Tông quyết tâm đấu tranh để tôn cha mẹ cùng bà nội lên tước vị xứng đáng là Hoàng đế, Hoàng hậu và Thái hoàng thái hậu. Khi này, Thiệu Quý phi tuổi già nên bị , phải sờ từ đỉnh đầu đến gót chân người cháu mới đăng cơ của mình[5]. Vào tháng 10 ÂL, Minh Thế Tông thành công trong việc truy phong cha mình là Hưng Hiến vương làm [Hưng Hiến Đế], Quý phi Thiệu thị do đó trở thành ["Đế sinh mẫu"] nên được tôn Hoàng thái hậu[6].

Năm Gia Tĩnh nguyên niên (1522), mùa xuân, Thế Tông dâng huy hiệu cho bà là Thọ An Hoàng thái hậu (壽安皇太后)[7]. Cùng năm đó, vào ngày 17 tháng 11 (âm lịch), Thọ An Hoàng thái hậu Thiệu thị băng, không rõ bao nhiêu tuổi[8].

Hậu sự gia tôn sửa

Vì Thiệu thị đã là Hoàng thái hậu, Minh Thế Tông muốn hợp táng Thái hậu vào Mậu lăng (茂陵) cùng với Hiến Tông, nhưng Học sĩ Dương Đình Hoà (杨廷和) lại không đồng tình. Bất chấp mọi lời khuyên can, Tân Hoàng đế vẫn cho táng Thọ An thái hậu vào Mậu lăng, biệt thờ tại Phụng Từ điện (奉慈殿). Thuỵ hiệu chính thức của bà là Hiếu Huệ Khang Túc Ôn Nhân Ý Thuận Hiệp Thiên Hựu Thánh Hoàng thái hậu (孝惠康肅溫仁懿順協天祐聖皇太后)[9].

Năm Gia Tĩnh thứ 7 (1528), cải tôn làm Thái hoàng thái hậu. Nhưng cuối cùng vào năm thứ 15 (1536), Minh Thế Tông giành chiến thắng cuối cùng trong Đại lễ nghị, chuẩn cho hợp thờ Thái hoàng thái hậu Thiệu thị cùng với Hiếu Túc Hoàng hậuHiếu Mục hoàng hậu. Nhưng đồng thời, Hoàng đế cũng phải bỏ chữ ["Thái"] trong tôn thụy của bà cùng với Hiếu Túc Thái hậu và Hiếu Mục Thái hậu, mà chỉ gọi chung là ["Hoàng hậu"][10].

Hậu duệ sửa

  1. Chu Hựu Nguyên [朱祐杬; 22 tháng 7, 1476 - 13 tháng 7, 1519], thụy ban đầu là Hưng Hiến vương (興獻王). Tuy ông không làm Hoàng đế, nhưng con ông là Minh Thế Tông Chu Hậu Thông sau khi lên ngôi, trải qua Đại lễ nghị cuối cùng đã thành công truy tôn cho ông miếu hiệu là Duệ Tông (睿宗) và cải thụy thành Tri Thiên Thủ Đạo Hồng Đức Uyên Nhân Khoan Mục Thuần Thánh Cung Giản Kính Văn Hiến Hoàng đế (知天守道洪德淵仁寬穆純聖恭簡敬文獻皇帝).
  2. Chu Hựu Lâm [朱祐棆; 12 tháng 11, 1478 - 2 tháng 12, 1501], thụy là Kỳ Huệ vương (岐惠王), sinh được hai con gái. Thái hậu thương 2 đứa cháu mồ côi nên đón vào cung nuôi dưỡng.
  3. Chu Hựu Duẫn [朱祐枟; 29 tháng 6, 1481 - 7 tháng 1, 1507], thụy là Ung Tĩnh vương (雍靖王), không có con thừa tự.

Tham khảo sửa

  1. ^ 《明史/卷113》: 孝惠邵太后,憲宗妃,興獻帝母也。父林,昌化人,貧甚,鬻女於杭州鎮守太監,妃由此入宮。
  2. ^ 《明史/卷113》: 興王之籓,妃不得從。
  3. ^ 《大明世宗肅皇帝實錄卷之七》:...憲廟貴妃邵氏為皇太后
  4. ^ 《香艷叢書》十六集卷四 明宮詞:興王作思親詩上妃,妃答之。
  5. ^ 《明史/卷113》:世宗入繼大統,妃已老,目眚矣,喜孫為皇帝,摸世宗身,自頂至踵。已,尊為皇太后。
  6. ^ 《明史/卷17》: 冬十月己卯朔,追尊父興獻王為興獻帝,祖母憲宗貴妃邵氏為皇太后,母妃為興獻后。
  7. ^ 《明史/卷17》: 嘉靖元年春正月癸丑,享太廟。己未,大祀天地於南郊。清寧宮後殿災。命稱孝宗皇考,慈壽皇太后聖母,興獻帝后為本生父母。己巳,甘州兵亂,殺巡撫都御史許銘。二月己卯,耕耤田。三月辛亥,弗提衞獻生豹,卻之。甲寅,釋奠於先師孔子。丁巳,上慈壽皇太后尊號曰昭聖慈壽皇太后,武宗皇后曰莊肅皇后。戊午,上皇太后尊號曰壽安皇太后,興獻后曰興國太后。
  8. ^ 《明世宗肅皇帝實錄卷之二十》: ○庚申 壽安皇太后崩禮部奏上儀注十八日午時發喪 上素服詣 壽安皇太后宮前舉哀哀止設奠複舉哀畢歸喪次 昭聖慈壽皇太后 憲廟皇妃 莊肅皇后 興國太后 武廟皇妃 皇后 皇妃 公主 親王妃舉哀禮同哀畢各歸喪次自本日起通十三日不鳴鐘鼓十九日 上不視朝詣 壽安皇太后宮前舉哀朝夕設奠 昭聖慈壽皇太后 憲廟皇妃莊肅皇后 興國太后 武廟皇妃 皇后 皇妃 公主 親王妃哭臨禮皆同禮畢各歸喪次是日小殮二十日 上詣 壽安皇太后宮前舉哀朝夕設奠如前儀 昭聖慈壽皇太后 憲廟皇妃 莊肅皇后 興國太后 武廟皇妃 皇后 皇妃 公主 親王妃哭臨如前儀二十一日大殮成服 上素服詣 壽安皇太后前舉哀設奠大殮奉安 梓宮設 幾筵安神帛立銘旌哭盡哀 上位服縗服詣 梓宮前舉哀行祭禮 昭聖慈壽皇太后 憲廟皇妃 莊肅皇后 興國太后 武廟皇妃 皇后 皇妃 公主 親王妃皆成服各設祭一壇六尚及宮人各隨祭禮畢各歸喪次是日內官內使祭一壇大殮成服設祭祀壇數 上位一壇 昭聖慈壽皇太后一壇 憲廟皇妃一壇 莊肅皇后一壇 武廟皇妃一壇 皇后一壇六尚及宮人隨祭皇妃一壇 淳安大長公主及 親王妃共一壇內官內使共祭一壇二十二日公侯駙馬伯五府六部等衙門共一壇文武三品以上命婦共壇每七百日 上位一壇 昭聖慈壽皇太后一壇 憲廟皇妃一壇 莊肅皇后一壇 興國太后一壇 武廟皇妃一壇 皇后一壇 皇妃一壇 淳安大長公主等及 親王妃等共一壇一在京文武官員聞喪素服烏紗帽黑角帶於本衙門宿歇不飲酒食肉至二十一日各具齊衰服至清寧門外朝夕哭臨一日而止凡在朝及在衙門視事俱素服烏紗帽黑角帶通前十三日而除一文武官一品至三品命婦麻布大袖圓領長衫麻布蓋頭於二十一日清晨由東華門入清寧門外朝夕哭朝臨一日而止不許帶金銀首飭仍素服十三日而除一在京諸寺觀各聲鐘三萬杵一在京以聞喪日為始禁屠宰七日一祭祀翰林院撰祭文光祿寺備辦祭物一在京文武官命命婦祭祀品物光祿寺備辦制曰可喪服二十七日而除
  9. ^ 《明史/卷113》: 帝欲明年二月遷葬茂陵,大學士楊廷和等言:「祖陵不當數興工作,驚動神靈。」不從。諡曰「孝惠康肅溫仁懿順協天祐聖皇太后」,別祀奉慈殿。
  10. ^ 《明史/卷113》: 七年七月改稱太皇太后。十五年遷主陵殿,稱皇后,與孝肅、孝穆等。