Tiếng Ông Bối (tên bản địa: [ʔɑŋ˧ɓe˧], tiếng Trung: 翁貝語, Hán-Việt: Ông Bối ngữ), còn gọi là tiếng Bối hay phương ngữ Lâm Cao (臨高話, Lâm Cao thoại), là một ngôn ngữ được khoảng 600.000 người sử dụng, với 100.000 người trong số này là đơn ngữ, tại khu vực duyên hải phía bắc và miền trung đảo Hải Nam, bao gồm cả khu vực ven đô của thủ phủ tỉnh Hải Nam là Hải Khẩu. Tiếng này được dạy tại các trường tiểu học và được phát thanh trên đài. Tiếng Ông Bối thuộc ngữ hệ Tráng-Đồng, nhưng các ngôn ngữ có họ hàng gần gũi và mối quan hệ của nó trong phạm vi ngữ hệ còn khá mơ hồ[1].

Tiếng Ông Bối
Tiếng Lâm Cao
Sử dụng tạiCộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Khu vựcHải Nam
Tổng số người nói600.000 (năm 2000)
Phân loạiTai-Kadai
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3onb

Phân loại sửa

Tiếng Ông Bối phân chia ra thành 2 phương ngữ:

  • Phương ngữ phía tây hay phương ngữ Lâm Thành: Chủ yếu nói tại đông bắc huyện Lâm Caohuyện cấp thị Đam Châu cũng như tại phía bắc huyện Trừng Mại.
  • Phương ngữ phía đông hay phương ngữ Quỳnh Sơn: Chủ yếu nói tại phía tây địa cấp thị Hải Khẩu.

Ghi chú sửa

  1. ^ Ethnologue phân loại tiếng Ông Bối trong phạm vi ngữ chi Thái (Tai) và ngữ chi Đồng-Thủy (Kam-Sui) dựa trên từ vựng chia sẻ chung. Tuy nhiên, đây chỉ là chứng cứ phủ định, có lẽ là do sự thay thế từ vựng học ở các nhánh khác trong ngữ hệ, và chứng cứ hình thái học gợi ý rằng ngữ chi Thái và ngữ chi Đồng-Thủy một cách tương ứng là gần gũi hơn với ngữ chi Lê (Hlai) và ngữ chi Ngật Ương (Kra). Vị trí của tiếng Ông Bối trong sơ đồ này là không rõ.

Tham khảo sửa

  • Gordon Raymond G. Jr. (chủ biên), 2005. Ethnologue: Languages of the World, ấn bản lần thứ 15. Dallas, Tex.: SIL International. Phiên bản trực tuyến: tại đây.

Liên kết ngoài sửa