Chamorro (tiếng Chamorro: Finuʼ Chamorro hay đơn giản là Chamoru) là một ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo được nói trên quần đảo Mariana (Guam, Rota, Tinian, và Saipan) với khoảng 47.000 người (khoảng 35.000 người tại Guam và khoảng 12.000 tại Bắc Mariana).[1]

Tiếng Chamorro
Fino'Chamorro
Sử dụng tại Guam
 Quần đảo Bắc Mariana
Khu vựcTây Thái Bình Dương
Tổng số người nóiNgôn ngữ thứ nhất: trên 60.000 người
Dân tộcngười Chamorro
Phân loạiNam Đảo
Hệ chữ viếtLatinh (biến thể tiếng Chamorro)
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Guam
 Quần đảo Bắc Mariana
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1ch
ISO 639-2cha
ISO 639-3cha
ELPChamorro

Số người sử dụng tiếng Chamorro đã suy giảm trong những năm gần đây, và thế hệ trẻ ít có khả năng biết ngôn ngữ này. Sự ảnh hưởng của tiếng Anh đã khiến cho ngôn ngữ này có nguy cơ tuyệt chủng. Trên đảo Guam, số người nói tiếng Chamorro đã thu hẹp lại trong các thập kỷ gần đây trong khi tại quần đảo Bắc Mariana, giới trẻ Chamorros vẫn nói ngôn ngữ này thành thạo. Việc này được cho là do chính phủ Hoa Kỳ thúc đẩy sử dụng tiếng Anh.

Phân loại sửa

Không giống như các ngôn ngữ láng giềng, tiếng Chamorro không thuộc nhóm Micronesia hay nhóm Polynesia mà giống như Tiếng Palau, nó có thể tạo thành một nhánh độc lập của ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo. Nguồn gốc của cư dân bản địa do vậy cũng không rõ ràng. Một phân tích của Austronesian Basic Vocabulary Database[2] đưa ra giả thuyết với độ tin cậy 85% rằng tiếng Chamorro gần gũi nhất với Nhóm ngôn ngữ Trung-Đông Mã Lai-Đa Đảo.

Tiếng Chamorro chịu nhiều ảnh hưởng của tiếng Tây Ban Nha do kết quả của việc ba thế kỷ là thuộc địa của đế quốc Tây Ban Nha. Nhiều danh từ, tính từ, giới từ, số đếm và động từ có nguồn gốc Tây Ban Nha. Đứng dưới một góc nhìn lịch sử, có thể coi đây là một ngôn ngữ pha trộn, ngay cả khi tiếng Chamorro hiện là một ngôn ngữ độc lập và đơn nhất.[3] Khi Guam trở thành thuộc địa của Hoa Kỳ, tiếng Chamorro trong giai đoạn đầu từng được coi là một ngôn ngữ creole trên cơ sở tiếng Tây Ban Nha.

Một số cụm từ cơ bản tiếng Chamorro sửa

Håfa Adai Xin chào. [thân mật]
Memorias [gốc TBN] Chúc mừng
Kao mamaolek ha' hao? Bạn có khỏe không? [thân mật]
Håfa tatatmånu hao? Bạn thế nào?[trang trọng]
Håyi nå'ån-mu? Tên bạn là gì?
Nå'ån-hu si Chris Tên tôi là Chris.
Ñålang yo' Tôi đói.
Må'o yo' Tôi khát.
Påt Esta Tạm biệt
Asta agupa' Cho đến ngày mai
Si Yu'us ma'åsi' Cảm ơn

Số sửa

Chamorro hiện thời chỉ sử dụng các từ số có nguồn gốc của Tiếng Tây Ban Nha: unu, dos, tres..., Chamorro cũ sử dụng các từ số khác nhau dựa trên các loại: "Số cơ bản" (ngày, giờ, vv), "vật", và "đồ vật dài ".

1 Unu hoặc Una
2 Dos
3 Tres
4 Kuåttro'
5 Singko'
6 Sais
7 Sietti
8 Ocho
9 Nuebi
10 Dies
100 Siento

Số 10 và số nhân của nó lên đến 90 là các giá trị: dies (10), benti (20), trenta (30), kuårenta (40), sinkuenta (50), sisenta (60), sitenta (70), ochenta (80), nubenta (90).

Các thuật ngữ của tiếng Tây Ban Nha: diez (10), veinte (20), treinta (30), cuarenta (40), cincuenta (50), sesenta (60), setenta (70), ochenta (80), noventa (90).

Tháng sửa

Trước đó là 12 tháng của Tiếng Tây Ban Nha trở nên nổi bật, lịch âm 13 Tháng của Tiếng Chamoru thường được sử dụng. Tháng đầu tiên trong cột bên trái bên dưới tương ứng với tháng Giêng. Bên phải là những tháng ở Tiếng Tây Ban Nha.

Tháng 1 Ineru
Tháng 2 Fibreru
Tháng 3 Måtsu
Tháng 4 Abrit
Tháng 5 Måyu
Tháng 6 Huño
Tháng 7 Hulio
Tháng 8 Agosto
Tháng 9 Septembre
Tháng 10 Oktubri
Tháng 11 Nubembre
Tháng 12 Disembre

Chú thích sửa

  1. ^ Chung, Sandra. 1998. The design of agreement: Evidence from Chamorro. University of Chicago Press: Chicago.
  2. ^ Austronesian Basic Vocabulary Database
  3. ^ Rafael Rodríguez-Ponga, Del español al chamorro: Lenguas en contacto en el Pacífico. Madrid, Ediciones Gondo, 2009, www.edicionesgondo.com

Tham khảo chung sửa

  • Blust, Robert (2000). Chamorro Historical Phonology. University of Hawaii Press.
  • Chung, Sandra (1983). Transderivational Relationships in Chamorro Phonology. San Diego: University of California.
  • Chung, Sandra (1998). The Design of Agreement: Evidence from Chamorro. Chicago: University of Chicago Press.
  • Rodríguez-Ponga, Rafael (2003). El elemento español en la lengua chamorra. Madrid: Servicio de Publicaciones, Universidad Complutense (Complutense University of Madrid).
  • Rodríguez-Ponga, Rafael (2009). Del español al chamorro. Lenguas en contacto en el Pacífico. Madrid: Ediciones Gondo.
  • Topping, Donald M. (1973). Chamorro reference grammar. Honolulu: University of Hawaii Press.
  • Topping, Donald M., Pedro M. Ogo, and Bernadita C. Dungca (1975). Chamorro-English dictionary. Honolulu: University of Hawaii Press.
  • Topping, Donald M. (1980). Spoken Chamorro: with grammatical notes and glossary . Honolulu: University of Hawaii Press.

Liên kết ngoài sửa