Tiểu vương quốc Sicilia


Tiểu vương quốc Sicilia là một nhà nước Hồi giáo trên đảo Sicilia mà tồn tại từ 831 đến 1072.[1] Thủ phủ của nó là Palermo.

Tiểu vương quốc Sicilia
831–1072
Ý vào năm 1000. Tiểu vương quốc Sicilia có màu xanh lá cây nhạt.
Ý vào năm 1000. Tiểu vương quốc Sicilia có màu xanh lá cây nhạt.
Thủ đôPalermo
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Hy Lạp Byzantine, tiếng Ả Rập Sicilia, tiếng Latinh thường dân
Tôn giáo chính
Hồi giáo
Kitô giáo Chalcedon
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Lịch sử 
• Thành lập
831
• Giải thể
1072
Tiền thân
Kế tục
Theme of Sicily
County of Sicily
Hiện nay là một phần của Italy
 Malta

Người Hồi giáo, xâm chiếm đầu tiên vào năm 652, chiếm quyền kiểm soát toàn bộ hòn đảo từ Đế quốc Byzantine trong một loạt các cuộc xung đột kéo dài từ 827 đến 902. Một nền văn hóa Ả Rập-Byzantine phát triển, lập thành một nhà nước đa đạo và đa ngôn ngữ. Sau cuộc chinh phục miền nam Ý của người Norman năm 1071, Quận Sicilia được thành lập.

Người Hồi giáo Sicilia vẫn là công dân của quận đa sắc tộc này và sau đó thành Vương quốc Sicilia, cho đến khi những người không cải đạo bị trục xuất trong thập niên 1240. Thậm chí cho đến cuối thế kỷ 12, và có lẽ tới cả thập niên 1220, người Hồi giáo nói tiếng Ả Rập chiếm đa số dân số của hòn đảo. [2][3][4][5] Ảnh hưởng của họ vẫn còn trong một số yếu tố của ngôn ngữ Sicilia.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Brief history of Sicily”. Archaeology.Stanford.edu. ngày 24 tháng 11 năm 2008. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2016.
  2. ^ Alex Metcalfe (2009). The Muslims of Medieval Italy . Edinburgh University Press. tr. 142. ISBN 9780748620081.
  3. ^ Roberto Tottoli (19 tháng 9 năm 2014). Routledge Handbook of Islam in the West. Routledge. tr. 56. ISBN 9781317744023.
  4. ^ Graham A. Loud; Alex Metcalfe (1 tháng 1 năm 2002). The Society of Norman Italy . BRILL. tr. 289. ISBN 9789004125414.
  5. ^ Jeremy Johns (7 tháng 10 năm 2002). Arabic Administration in Norman Sicily: The Royal Diwan. Cambridge University Press. tr. 284. ISBN 9781139440196.

Liên kết ngoài sửa