Trưởng Tôn hoàng hậu

Hoàng hậu nhà Đường

Văn Đức Thuận Thánh hoàng hậu (chữ Hán: 文德順聖皇后, 15 tháng 3, 601 - 28 tháng 7, 636[1]), thông thường được gọi là Trưởng Tôn hoàng hậu (長孫皇后), là Hoàng hậu duy nhất của Đường Thái Tông Lý Thế Dân.

Văn Đức Hoàng hậu
文德皇后
Đường Thái Tông Hoàng hậu
Hoàng hậu Đại Đường
Tại vị17 tháng 9, năm 626
28 tháng 7, năm 636
Tiền nhiệmHoàng hậu đầu tiên
Kế nhiệmCao Tông Phế hậu
Thông tin chung
Sinh(601-03-15)15 tháng 3, 601
Hà Nam, Lạc Dương
Mất28 tháng 7, 636(636-07-28) (35 tuổi)
Trường An, Nhà Đường
An tángChiêu lăng (昭陵)
Phối ngẫuĐường Thái Tông
Lý Thế Dân
Hậu duệ
Thụy hiệu
Văn Đức Thuận Thánh hoàng hậu
(文德順聖皇后)
Thân phụTrưởng Tôn Thịnh
Thân mẫuCao phu nhân

Suốt thời gian còn sống, bà nổi tiếng là tri kỷ của Đường Thái Tông, giúp ông đắc lực trong hậu cần, từ gia sự đến việc vận động hậu phương. Ngoài ra, bà còn nổi tiếng về việc bảo vệ các đại thần như Ngụy TrưngPhòng Huyền Linh, khi họ phải chịu tội vì can gián Thái Tông. Trong lịch sử Trung Quốc và nhiều sách cổ về sau, Trưởng Tôn hoàng hậu thường được nhìn nhận và tôn vinh như một chuẩn mực [Thiên cổ Hiền hậu; 千古賢后].

Bà đối với Đường Thái Tông tình cảm sâu nặng, đã sinh hạ cho Thái Tông tổng cộng 7 người con: 3 hoàng tử và 4 công chúa; trong đó là Phế Hoàng thái tử Lý Thừa CànĐường Cao Tông Lý Trị.

Thân thế sửa

Xuất thân cao môn sửa

Văn Đức Hoàng hậu xuất thân từ tộc Tiên Ti, thuộc dòng dõi hoàng tộc Bắc Ngụy. Sau khi họ Thác Bạt vong quốc, tổ tiên bà vốn thuộc dòng trưởng tôn thất, nên cải họ thành [Trưởng Tôn thị; 長孫氏], và dần dời cả nhà đến Hà Nam, Lạc Dương để sinh sống. Đương thời không rõ tên thật của Hoàng hậu, sách Quan thế âm kinh tiên chú (观世音经笺注) chép tiểu tự của bà là Quan Âm Tì (观音婢)[2]; còn Trung Quốc Đế vương Hoàng hậu thân vương công chúa thế hệ lục [3] của Bách Dương (柏杨) lại đưa ra tên của Văn Đức Hoàng hậu là Trưởng Tôn Vô Cấu (長孫无垢).

Gia thế họ Trưởng Tôn cực kỳ hiển hách, từ thời Bắc Ngụy đến nhà Tùy đều có người tài ra làm quan, được gọi là Môn chuyện chung đỉnh, gia thế sơn hà (门传钟鼎,家世山河). Cha bà là Trưởng Tôn Thịnh (长孙晟), là Kiêu Vệ tướng quân nhà Tùy, từng có công bình định Đột Quyết. Mẹ đẻ của bà là Cao thị, thuộc dòng dõi hoàng tộc Bắc Tề, cháu gái của Thanh Hà vương Cao Nhạc, con gái của Nhạc An vương Cao Kính Đức (高敬德), em gái của danh thần Cao Sĩ Liêm. Trong gia đình bà có bốn người anh trai; huynh trưởng khác mẹ là Trưởng Tôn Hành Bố (長孫行布) đã qua đời năm 604 khi chống lại cuộc nổi loạn của Hán vương Dương Lượng (楊諒); Trưởng Tôn Hành An (長孫恆安); Trưởng Tôn An Nghiệp (長孫安業) và Trưởng Tôn Vô Kỵ. Vô Kỵ là anh ruột của bà, trong khi 3 người anh trước đều là con của bà vợ trước[4].

Cha bà Trưởng Tôn Thịnh đương thời có biệt danh "Nhất tiễn song điêu" (一箭双雕), cực kỳ uy dũng thiện chiến[5]. Với chức vụ Kiêu Vệ tướng quân, ông thường đảm nhận nhiệm vụ giao hảo giữa triều đình và Đột Quyết, góp nhiều công lao đáng kể. Đột Quyết nội quốc cũng rất kính trọng ông. Giọng nói của Trưởng Tôn Thịnh như tiếng sấm vang rền, nên phủ đệ của ông còn được gọi là Phích lịch đường (霹雳堂). Sinh trưởng trong gia đình vọng tộc của một danh tướng, từ nhỏ Trưởng Tôn thị đã được thừa hưởng một nền giáo dục rất tốt và bản lĩnh không thua kém.

Gả cho Lý Thế Dân sửa

Trưởng Tôn thị là người con nhỏ nhất trong gia tộc, cho nên hôn sự của bà luôn được mọi người trong gia đình cẩn trọng chọn lựa. Chú của bà là Trưởng Tôn Sí (长孙炽) khi đó rất hâm mộ duệ trí của Đậu phu nhân vợ của Đường quốc công Lý Uyên. Xuất thân họ ngoại từ gia tộc Bắc Chu Vũ Văn thị, Đậu thị từng khuyên Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung đối đãi hậu hĩnh Hoàng hậu A Sử Na thị của Đột Quyết, trứ danh một thời. Trưởng Tôn Sí cảm thấy một vị phu nhân kiệt xuất như thế, ắt hẳn sinh ra con trai không phải tầm thường, vì vậy khuyên Trưởng Tôn Thịnh nên có ý định kết thông gia với Nhà Đường quốc công[6].

Năm 609, Trưởng Tôn Thịnh qua đời, ngay sau khi việc định hôn giữa Trưởng Tôn thị và Lý thị không lâu. Ngay lập tức, mẹ và anh em bà bị huynh trưởng là Trưởng Tôn An Nghiệp đuổi ra khỏi nhà, bất đắc dĩ đến nương nhờ Cao Sĩ Liêm, được đối đãi hết sức chu đáo. Đến tuổi trưởng thành, anh trai bà Trưởng Tôn Vô Kỵ kết giao với con trai thứ hai của Đường quốc công là Lý Thế Dân. Khi Cao Sĩ Liêm gặp Lý Thế Dân, cảm thấy người này quả không tầm thường, lại biết việc hôn ước khi xưa, bèn đợi sau khi mãn tang Trưởng Tôn Thịnh thì liền tiến hành hôn lễ giữa Trưởng Tôn thị và Lý Thế Dân.

Năm 613, Trưởng Tôn thị xuất giá lấy Lý Thế Dân, lúc đó bà mới 13 tuổi, còn Lý Thế Dân vừa tròn 16 tuổi. Bà đối với Lý Thế Dân vô cùng hòa thuận, 2 người như hình với bóng, làm việc gì cũng có nhau. Sau khi thành hôn, một lần về thăm nhà của người cậu, phu nhân của Cao Sĩ Liêm là Trương thị thấy bên ngoài phòng của bà xuất hiện một con ngựa lớn, cao 2 trượng, đều có yên ngựadây cương đầy đủ. Trương thị khiếp vía, bèn đem sự việc nói với Cao Sĩ Liêm, nhờ thầy bói giải hộ. Vị thầy bói nói: "Long là quái tượng chỉ quẻ Càn, còn Mã là quái tượng chỉ quẻ Khôn, tức chỉ hậu phi tôn vị. Trong phủ đại nhân có dị tượng này, không chừng nữ quyến về sau có điềm hỉ vinh hoa tột độ.". Cao Sĩ Liêm nghe xong cực kì vui mừng[7].

Không lâu sau vài tháng sự kiện dị tượng xảy ra, Tùy Dạng Đế Dương Quảng phát động viễn chinh, Đường quốc công Lý Uyên cùng Nhị công tử Lý Thế Dân theo quân Tùy xuất chinh. Tháng 5 năm đó, Đậu phu nhân qua đời ở Trác quận. Tháng sau, Dương Huyền Cảm mưu phản, liên lụy đến Cao Sĩ Liêm bị biếm truất. Một là mẹ sinh, một là người cậu như cha ruột, cặp vợ chồng trẻ cùng gặp chuyện trong gia đình. Cả hai trong hoàn cảnh đó lại càng tương trợ lẫn nhau, tạo nên một mối quan hệ sâu đậm.

Năm 616, Tùy Dạng Đế phong Lý Uyên làm An Phủ đại sứ ở Thái Nguyên, nhận mệnh đến đó làm trấn thủ. Lý Thế Dân cùng Trưởng Tôn thị cùng theo Lý Uyên đến nhậm chức tại Thái Nguyên. Đậu phu nhân qua đời, trong nhà không có ai lớn tuổi, 17 tuổi Trưởng Tôn thị trở thành người chủ quản cả gia đình, trên dưới đều một tay bà sắp xếp ngăn nắp.

Tần vương phi và Thái tử phi sửa

Vào mùa xuân năm 618, tướng Vũ Văn Hóa Cập tiến hành binh biến sát hại Tùy Dạng Đế tại Giang Đô (江都, nay thuộc Dương Châu, Giang Tô). Khi tin tức này truyền đến Trường An, Lý Uyên buộc Tùy Cung Đế Dương Hựu phải nhường ngôi. Lý Uyên trở thành Đường Cao Tổ, khởi đầu triều Đường. Ông khôi phục phần lớn các thể chế dưới thời Tùy Văn Đế, đảo ngược một số thay đổi mà Tùy Dạng Đế đã tiến hành.

Đường Cao Tổ giáng Dương Hựu, lập trưởng tử Lý Kiến Thành làm Hoàng thái tử, phong Lý Thế Dân là Tần vương (秦王), và phong Lý Nguyên Cát là Tề vương (齊王). Trong khi đó, các quan lại triều Tùy ở đông đô Lạc Dương đã tôn một người cháu của Tùy Dạng Đế là Việt vương Dương Đồng làm Hoàng đế, từ chối công nhận Đường Cao Tổ. Lý Thế Dân được phong ngôi vị "Tần vương", Trưởng Tôn thị cũng được phong làm Tần vương phi (秦王妃)[8].

Tần vương Lý Thế Dân đường thời là gương mặt sáng giá nhất trong các hoàng tử, khi một mình ông là chủ lực đánh bại các phiên quân hùng mạnh như Tần đế Tiết Nhân Cảo, Định Dương khả hãn Lưu Vũ Chu, Trịnh đế Vương Thế Sung và Hạ vương Đậu Kiến Đức; chính uy thế này khiến cho Thái tử khi đó là Lý Kiến Thành trở nên bị lu mờ và có hiềm khích với Lý Thế Dân. Bên cạnh đó, việc này cũng khiến Lý Thế Dân mâu thuẫn với những phi tần đang đắc sủng như Doãn Đức phiTrương Tiệp dư khiến trong ngoài triều đình đều bất lợi với ông. Trưởng Tôn phi trong thời gian này hết mực cung kính Cao Tổ, kết giao với các phi tần mệnh phụ của các phe phái, giúp Lý Thế Dân rất nhiều trong việc thăm dò và bình ổn thế cục tạm thời để ông có thời gian sắp xếp[9][10].

Năm Vũ Đức thứ 9 (626), ngày 4 tháng 6 (tức ngày 2 tháng 7 dương lịch), Sự biến Huyền Vũ môn do Thái tử Lý Kiến Thành và Tề vương Lý Nguyên Cát phát động xảy ra. Tần vương Lý Thế Dân đã lật đổ chính biến và sát hại cả hai người anh em của mình. Đường Cao Tổ Lý Uyên biết được, bất lực cùng hoảng sợ nên thỏa hiệp với Lý Thế Dân. Ngày 7 tháng 6 (tức ngày 5 tháng 7 dương lịch), 3 ngày sau sự kiện, Cao Tổ chính thức ban chỉ lập Lý Thế Dân làm Thái tử, do đó Trưởng Tôn thị trở thành Thái tử phi[11]. Ngày 8 tháng 8 (tức ngày 4 tháng 9 dương lịch) cùng năm, Cao Tổ chính thức làm lễ truyền ngôi cho Lý Thế Dân, trở thành [Đường Thái Tông][12]. Sau 13 ngày, ngày 21 tháng 8 (ngày 17 tháng 9 dương lịch) cùng năm, Trưởng Tôn thị được sách lập thành Hoàng hậu[13].

Hoàng hậu Đại Đường sửa

Mẫu nghi thiên hạ sửa

Trên cương vị Hoàng hậu, Trưởng Tôn thị được sử gia đương thời đánh giá là khiêm tốn, hòa nhã và tiêu dùng rất tiết kiệm. Bà đã khuyên Đường Thái Tông thả ngay 2.000 cung nữ về với gia đình. Ngoài ra, đối với cung nữ và hoạn quan phục vụ mình, bà rất hiếm khi la mắng, roi vọt. Nếu Đường Thái Tông cố ý tức giận với một cung nhân nào mà không có lý do, bà cũng sẽ giả vờ tức giận rồi bí mật thẩm vấn họ, sau đó giấu họ ở một nơi chăm sóc chu đáo, rồi khi Thái Tông nguôi cơn giận thì bà sẽ xin dùm tội cho họ. Sử còn nói rằng, nếu một cung tần nào của Thái Tông đau ốm, bà sẽ đích thân đến hỏi thăm và trích tiền tiêu dùng của mình để chữa trị cho họ[14][15][16].

Trưởng Tôn hoàng hậu thường nói chuyện xưa cho Thái Tông nghe để giúp ông những vấn đề khó khăn trong việc triều chính. Nhưng khi ông đang có ý muốn ban thưởng hoặc xử tội quần thần, ông có hỏi bà cho ý kiến và bà thường từ chối nêu ra vì cho rằng bổn phận của mình không được can dự vào[17][18][19]. Bà đối với tính khí của Thái Tông hết sức thấu hiểu, nên thường xuyên tìm biện pháp khắc phục nhược điểm này của chồng mình[20][21]. Có một lần, con tuấn mã yêu thích của Thái Tông không may mà chết, Hoàng đế toan trừng phạt kẻ dưỡng mã thì Hoàng hậu Trưởng Tôn thị bèn can gián, dẫn chuyện Yến Anh khuyên Tề Cảnh công năm xưa, trăm điều không nên khi trừng phạt kẻ dưỡng mã. Cuối cùng Đường Thái Tông vì can gián này mà thôi, còn nói với Phòng Huyền Linh rằng:"Hoàng hậu có thể ở mọi phương diện chính sự mà ảnh hưởng đến Trẫm. Đối với Trẫm muôn vàn ích lợi!"[22].

Bên cạnh đó, Trưởng Tôn hoàng hậu đối với các Hoàng tử do mình sinh ra cũng rất nghiêm khắc, thường giáo dục và nghiêm khắc yêu cầu họ phải tu tâm dưỡng tính[23]. Khi con trai bà là Lý Thừa Càn trở thành Thái tử, phải dọn đến Đông Cung và sống cuộc sống nghiêm khắc của một Trữ quân. Toại An phu nhân là nhũ mẫu, cũng là người đi theo Thừa Càn đến Đông Cung để chăm lo vấn đề sinh hoạt cùng chi phí. Thấy Đông Cung thiếu nhiều thứ, Toại An bèn ở trước mặt tấu lên Hoàng hậu. Trưởng Tôn hoàng hậu dù yêu quý con trai, nhưng không vì thế mà cổ vũ Đông Cung xa hoa, bèn bỏ qua lời tấu của Toại An phu nhân[24].

Ức chế ngoại thích sửa

Năm đầu Trinh Quán (627), anh trưởng khác mẹ của Hoàng hậu là Trưởng Tôn An Nghiệp bị tội tạo phản. Khi đó, nhiều người nghĩ Hoàng hậu sẽ bỏ rơi ông ta vì việc đối xử tệ hại của ông ta đối với mẹ và anh em bà trước đây, nhưng Hoàng hậu cuối cùng vẫn can thiệp và xin cho An Nghiệp khỏi tội chết, chỉ bị đày đi Xuyên Châu (巂州; nay là Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên)[25].

Trong khi đó, anh trai bà là Trưởng Tôn Vô Kỵ là trọng thần, đã giúp đỡ Đường Thái Tông rất nhiều trong sự biến Huyền Vũ môn khi xưa. Nay Thái Tông vì nể công lao của anh vợ, cũng như tình cảm phu thê với Hoàng hậu Trưởng Tôn thị mà có ý gia ân ngoại thích, chủ ý phong Trưởng Tôn Vô Kỵ làm Tể tướng. Biết được chuyện này, Hoàng hậu Trưởng Tôn thị vội vàng từ chối: "Thần thiếp đã có thể ở lại trong cung và hưởng vinh hoa phú quý, đã là phúc phận to lớn. Thiếp không muốn trèo cao, để gia tộc anh em nắm đại quyền, hoàn toàn không phải điều nên làm. Cứ xem việc xảy ra với gia tộc của Lữ hậuHoắc Quang khi xưa chẳng phải là ví dụ điển hình hay sao? Thần thiếp kính mong Hoàng thượng đừng lập anh trai thần thiếp chức vị Tể tướng".

Không đồng ý với ý kiến của bà, Thái Tông vẫn lập Vô Kỵ làm Tể tướng vào mùa thu năm đầu Trinh Quán. Sau đó, Trưởng Tôn Vô Kỵ cũng cùng chung chí hướng với Hoàng hậu, dâng sớ xin bãi bỏ chức Tể tướng của mình. Do thỉnh cầu khẩn thiết từ Vô Kỵ và sự cứng rắn của Hoàng hậu, Đường Thái Tông đành đưa ông ta ra khỏi vị trí Tể tướng[26][27][28]. Về phương diện ngoại thích, suốt 10 năm tại vị, Hoàng hậu Trưởng Tôn thị luôn khiêm nhường và tránh cho các thành viên gia tộc Trưởng Tôn mang quá nhiều đặc ân cùng quyền thế, đến tận khi bà qua đời. Quan niệm của bà xuất phát từ việc ngoại thích Trưởng Tôn thị có được thân phận như vậy, đã là phúc phận to lớn, những ai không có nhiều tài cán mà lại được gia ân, ắt sẽ mang họa không chỉ cho triều Đường mà còn cho bản thân nhà Trưởng Tôn. Có thể thấy Hoàng hậu Trưởng Tôn thị đối với phương diện chính trị và thế cuộc có cái nhìn bao quát và vẹn toàn hiệu quả, không phụ đôi bên giữa Lý Đường và thân thích Trưởng Tôn[29][30][31].

Khen ngợi trung lương sửa

Trưởng Tôn hoàng hậu đối với thời kì Trinh Quán phồn thịnh, là người có vai trò rất then chốt. Đối với một Hoàng đế nóng nảy và mạnh bạo như Đường Thái Tông Lý Thế Dân, Trưởng Tôn hoàng hậu luôn phải đứng ra can gián cùng thương thuyết, nhờ đó có nhiều hành động sáng suốt. Sử đời sau ca ngợi Trưởng Tôn hoàng hậu, phần nhiều cũng vì bà có can đảm gián ngôn Thái Tông[32].

Năm Trinh Quán thứ 6 (632), Thái Tông gả con gái lớn của Trưởng Tôn hoàng hậu là Trường Lạc công chúa Lý Lệ Chất cho con trai của Trưởng Tôn Vô Kỵ là Trưởng Tôn Trùng. Do là con gái của Hoàng hậu và cũng là ái nữ của mình, Đường Thái Tông ban đầu tính cho của hồi môn của Công chúa hơn mức bình thường, còn trội hơn của hồi môn của em gái ông là Vĩnh Gia Trưởng công chúa (永嘉長公主). Tuy nhiên, đại thần Ngụy Trưng can ngăn, nói lại việc Hán Minh Đế Lưu Trang trước đây, phân rõ Hoàng tử con của ông không thể ngang hoặc hơn các chú của ông được trong việc phân phong đất đai. Đường Thái Tông nghe tấu xong tức giận, bèn nói với Hoàng hậu. Trái lại, Hoàng hậu Trưởng Tôn thị cực kì tán thưởng Ngụy Trưng và xin đem vànglụa ban thưởng cho ông ta, còn nói:"Nghe nói ông chính trực thẳng thắn, kiến thức uyên thâm. Sau này hi vọng ông cứ thế duy trì, phù trợ Hoàng thượng!". Có thể nói, Ngụy Trưng trứ danh triều Đường có tiếng thẳng thắng can gián, có phần rất lớn do Trưởng Tôn hoàng hậu ảnh hưởng[33][34][35].

Lại trong một dịp khác sau đó, Đường Thái Tông ở trên triều thường bị Ngụy Trưng nói thẳng can ngăn, phản đối những quyết định của ông khiến ông rất tức giận và có ý định xử tội Ngụy Trưng. Thái Tông tức giận trở về cung điện, mắng nhiết:"Ta nhất định sẽ đem cái tên khố rách áo ôm ấy chém chết!". Hoàng hậu ngồi ở bên, thấy thế liền hỏi:"Là ai đã khiến ngài nổi giận?". Nghe xong sự việc, Hoàng hậu quay lại phòng ngủ và mặc một bộ đồ trang trọng nhất, cung kính lạy Thái Tông. Hoàng đế ngạc nhiên hỏi vì sao, thì Trưởng Tôn hoàng hậu nói: "Thần thiếp nghe nói, chỉ có minh quân mới có được những thần tử chính trực. Nay Ngụy Trưng tính tình khẳng khái thanh liêm như vậy, chẳng phải là vì Hoàng thượng là một minh quân sao? Như vậy đã đáng để thần thiếp chúc mừng Hoàng thượng.". Sau đó, từ tức giận, Thái Tông trở nên vui vẻ và không trách phạt Ngụy Trưng nữa. Sự tích này được người đời sau gọi là [Triều phục tiến gián; 朝服进谏], là một trong những điển tích nổi tiếng nhất ca ngợi sự thẳng thắng cũng như vai trò to lớn của Trưởng Tôn hoàng hậu đối với Đường Thái Tông[36].

Đế - Hậu tình thâm sửa

Là cặp Đế-Hậu quyến luyến, sử sách ghi lại rất nhiều hành tung của hai người, đều cho thấy sinh thời cả hai rất trân trọng và yêu quý nhau. Cuộc sống của cặp Đế-Hậu này cũng thường xuyên khắn khít. Sau khi lên ngôi, Đường Thái Tông thường xuyên trở bệnh, Hoàng hậu ngày đêm hầu hạ thuốc thang không rời. Có cung nhân đã chứng kiến Hoàng hậu luôn mang thuốc độc bên mình, nếu Thái Tông đột ngột băng hà thì bà cũng sẽ tự tử theo ông[37][38]. Ngoài việc triều chính và hoàn thiện vai trò mẫu nghi, Trưởng Tôn hoàng hậu rất có nhã hứng thơ văn, một hôm du ngoạn vườn Thượng uyển thấy cảnh trí rất đẹp, bà bèn sáng tác một khúc hát gọi là [Xuân Du khúc; 春游曲]. Đường Thái Tông nghe khúc hát, thích thú cảm thán:"Kiến nhi tụng chi, sách sách xưng mỹ" (Nguyên văn: 见而诵之,啧啧称美)[39].

Năm Trinh Quán thứ 2 (628), con trai nhỏ của bà là Lý Trị ra đời. Trưởng Tôn hoàng hậu tặng cho con trai một vật cát tường, gọi [Ngọc long tử; 玉龙子]. Đây là vật mà Đường Thái Tông chiếm làm chiến lợi phẩm từ hoàng cung Tấn Dương năm xưa, ông đã thấy vật này phi thường quý giá, không ai có được nên đưa nó cho vợ mình. Trưởng Tôn hoàng hậu luôn đem vật này cất trong rương đồ của mình, đến nay sinh hạ quý tử nên bà liền đem cho con trai. Vật này về sau truyền lại đời đời cho các Hoàng đế triều Đường, gọi là [Quốc thụy; 國瑞][40][41]. Những người con do Trưởng Tôn hoàng hậu sinh ra, có Lý Thừa Càn danh chính ngôn thuận trở thành Thái tử, tính thông minh, Thái Tông cực kỳ yêu quý[42]. Đến các Ngụy vương Lý Thái[43], Tấn vương Lý Trị trưởng thành sau khi Trưởng Tôn hoàng hậu mất rất nhiều năm, song vẫn được Đường Thái Tông yêu quý không dứt. Đặc biệt là Lý Trị, về sau trở thành Đường Cao Tông[44]. Bên cạnh các con trai, Đường Thái Tông cũng yêu quý tất cả con gái do Trưởng Tôn hoàng hậu sinh ra, đặc biệt có Tấn Dương công chúa được Đường Thái Tông đích thân đem đến cung riêng của mình nuôi dưỡng sau khi Trưởng Tôn hoàng hậu qua đời.

Vào những ngày khác, Trưởng Tôn hoàng hậu cùng Thái Tông đến Đại An cung (大安宮) để thăm Thái thượng hoàng Lý Uyên, và Đế-Hậu thường tổ chức những lễ hội để cho Thượng hoàng vui vẻ, để thiên hạ thấy được Hoàng đế Lý Thế Dân đối với thân phụ thực là tận tâm tẫn hiếu. Khoảng năm Trinh Quán thứ 8 (632), tháng 3, Cao Tổ mở yến tiệc tại Lưỡng Nghi điện để chào đón sứ giả Đột Quyết, Thái Tông cùng Hoàng hậu mặc Ngự phục tham dự. Từ khi Trinh Quán khai triều, tứ di quy phục, Cao Tổ thập phần cao hứng. Trưởng Tôn hoàng hậu đích thân dẫn người thay y phục và đội mũ cho Thượng hoàng, thấy râu tóc của Thượng hoàng đã điểm bạc, bất giác rơi lệ. Lễ dâng yến của Đế-Hậu đối với Thái thượng hoàng cũng hết mực cung kính nhưng không kém phần thân thương bình dị, hệt như lễ nghi của nhà bình dân[45].

Qua đời sửa

Bệnh tình trở nặng sửa

Trưởng Tôn hoàng hậu chỉ ngoài 30 tuổi, nhưng đã mắc chứng hen suyễn và càng ngày càng trở nên trầm trọng. Vào năm Trinh Quán thứ 8 (634), Trưởng Tôn hoàng hậu cùng Đường Thái Tông đến Cửu Thành cung (九成宮) để tránh nóng, thì bà đột ngột nhiễm nhiệt tại đây, khiến bệnh hen suyễn trở nặng.

Thái tử Lý Thừa Càn lo lắng cho mẹ mình, đưa ra một chủ ý bắt nhiều người dân thường trở thành nhà sưđạo sĩ, để cầu đảo mang lại may mắn cho Hoàng hậu. Trưởng Tôn hoàng hậu biết Thái Tông không thích Phật giáoĐạo giáo, và bản thân bà cũng không tin dị đoan nên phản đối ý định này. Thái tử bèn nói với Phòng Huyền Linh thuyết phục Thái Tông, và Hoàng đế đã cân nhắc ý định này. Một lần nữa, Hoàng hậu từ chối[46][47]. Đêm nọ thì Sài Thiệu mật báo về tình hình biên cương. Mặc cho cơn bệnh hành hạ và người hầu khuyên ngăn, Hoàng hậu Trưởng Tôn thị vẫn ung dung giúp Thái Tông mặc giáp và mang vũ khí lên mình[48].

Năm Trinh Quán thứ 9 (635), tháng giêng Thái tử nạp Phi[49]. Nhưng sự kiện đáng vui này lại trở thành bi thương khi Đường Cao Tổ Lý Uyên băng hà vào tháng 5 cùng năm[50].

Lâm chung khuyên gián sửa

Năm Trinh Quán thứ 10 (636), tháng 4, bệnh tình của Trưởng Tôn hoàng hậu trở nên nặng hơn. Thời trẻ, Thái Tông từng đến Thái Nguyên để cầu phúc cho vợ mình[51], đến nay ông quyết định làm lại chuyện ấy, khi ban chiếu cáo thiên hạ tìm danh y chữa trị cho Hoàng hậu, đồng thời lệnh cho 392 ngôi chùa khắp cả nước có tiếng linh thiêng đều cầu nguyên cho Hoàng hậu[52][53].

Tháng 6 âm lịch cùng năm, Trưởng Tôn hoàng hậu yếu đến nỗi chỉ có thể nằm trên giường. Vào lúc này, đại thần nổi tiếng can trực của Đường Thái Tông là Phòng Huyền Linh đắc tội và bị bãi chức, phải bị chịu giam cầm trong nhà. Trưởng Tôn hoàng hậu trong lúc thoi thóp đã nói với Thái Tông:

"Phòng Huyền Linh đã phục vụ Hoàng thượng nhiều năm. Bản tính ông ấy cẩn trọng, những chiến lược và kế hoạch của ông ấy không hề dễ dàng bị phát giác. Trừ phi những lỗi lầm tày đình không thể tha thứ, thì thiếp mong Hoàng thượng đừng bỏ rơi ông ấy. Như trong Trưởng tôn gia tộc của thần thiếp, nhiều người tận hưởng phú quý là do bản thân ngôi vị Hoàng hậu của thần thiếp, chứ không hẳn vì tài đức, cho nên không thể trông cậy vào họ. Để có thể giữ gìn và quản lý gia tộc thần thiếp, cúi mong Hoàng thượng đừng trao cho họ chức vị quan trọng, chỉ cần cho họ tham dự những dịp lễ quan trọng như Sóc Vọng[54] là đủ rồi. Thiếp thân tại sinh chả có công đức gì to tát, nay chết đi cũng mong không làm nhọc sức dân. Xin Hoàng thượng đừng xây lăng mộ to lớn gì cả, đừng lãng phí sức dân và của cải. Chỉ cần tạo một ngôi mộ bằng một nấm đất, rồi dùng gạchgỗ xây bao quanh là được rồi. Thần thiếp hi vọng Hoàng thượng sẽ tiếp tục lắng nghe người hiền, xa lánh kẻ tiểu nhân, nhận những lời cương trực thẳng thắn, tránh những lời xu nịnh đê tiện. Nếu được như thế, thần thiếp có đến suối vàng cũng mãn nguyện. Và cuối cùng, đừng gọi các con đến gặp thần thiếp vào lúc này, thấy chúng khóc lóc, thần thiếp chỉ càng thấy thương tâm mà thôi."[55][56]

Ngày Kỷ Mão tháng ấy (tức ngày 28 tháng 7 dương lịch), Hoàng hậu Trưởng Tôn thị băng thệ tại Lập Chính điện (立政殿), hưởng dương 36 tuổi. Tháng 11 cùng năm, an táng vào Chiêu lăng (昭陵)[57]. Sau đó, Thái Tông cho gọi Phòng Huyền Linh về triều và ban lại chức tước như cũ. Trưởng Tôn hoàng hậu được hợp táng với nghi lễ long trọng của một Hoàng hậu, nhưng giản lược nhất có thể theo ý nguyện của bà.

Ngày đưa tang, Đường Thái Tông đã đích thân tiễn đưa, ông còn tự mình ghi nội dung văn bia của bà[58][59]. Khu vực lăng này ban đầu tên [Nguyên cung; 元宫], và Đường Thái Tông còn cho dựng một dãy cư xá bên ngoài gần khu vực Nguyên cung, lệnh cung nhân trú ở đó, phụng dưỡng vong linh của Trưởng Tôn hoàng hậu như khi còn sống. Sau khi băng hà, Đường Thái Tông cũng được táng vào phần mộ kế bên bà, gọi Chiêu lăng. Khu vực cư xá và số người bị bắt cung phụng Trưởng Tôn hoàng hậu cũng bị bãi bỏ, dù Đường Cao Tông Lý Trị vẫn rất muốn giữ lại[60][61].

Hoàng đế tiếc thương sửa

Sau khi Trưởng Tôn hoàng hậu qua đời, sử thần cung kính dâng lên Thái Tông một bộ sách 10 quyển do Hoàng hậu viết mang tên Nữ tắc (女則). Đây là một công trình mà Trưởng Tôn hoàng hậu tổng hợp, ghi chép các việc của phụ nhân thời cổ, cùng bộ sách bình giải của Minh Đức Mã hoàng hậu nhà Hán. Khi Thái Tông xem sách của bà xong, xúc động mà nói lên:

"Cuốn sách này của Hoàng hậu, có thể xem là kinh điển cho hậu thế. Dẫu biết ý trời như thế nào và có khóc thương cũng vô dụng, nhưng giờ đây, Hoàng hậu không còn bên Trẫm, Trẫm cảm thấy mọi thứ thành hư vô. Không còn được nghe những lời can gián của nàng ấy, và không thể quên đi hình bóng của nàng!"

Sau một thời gian Trưởng Tôn hoàng hậu qua đời, Đường Thái Tông quá nhung nhớ thê tử, nên xây một cái tòa lâu, hằng ngay trèo lên trên nhìn thấy mộ của thê tử mà thương tiếc. Một lần, Thái Tông cùng đi với Ngụy Trưng lên xem, chỉ vào Chiêu lăng và hỏi xem Trưng có thấy rõ không. Ngụy Trưng làm bộ mù tịt, Thái Tông sốt ruột nói:"Ngươi làm sao mà không thấy được hả?! Đó là Chiêu lăng a!". Ngụy Trưng bèn ung dung đáp:"Thần cho rằng bệ hạ tưởng niệm không quên là Hiến lăng (lăng của Đường Cao Tổ). Hóa ra lại là Chiêu lăng!". Thái Tông nghe xong tỉnh ngộ, Ngụy Trưng nhắc nhở mình không nên chỉ thương tiếc vợ mà quên đi cha ruột, bèn cho người dỡ bỏ tòa lâu. Câu chuyện này có thể nhìn ra, sau rất nhiều năm thì Đường Thái Tông đối với Trưởng Tôn hoàng hậu vẫn là vĩnh viễn không quên[62][63].

Thụy hiệu của bà ban đầu là Văn Đức Hoàng hậu (文德皇后). Các Hoàng hậu đời trước, có Vệ Tử Phu có thụy hiệu riêng, là []. Đến khi Âm Lệ Hoa có thụy [Quang Liệt], đã tạo nên một trường phái thụy mới cho các Hoàng hậu, khi vừa có một chữ thụy riêng (trường hợp ví dụ ở đây là Liệt) cùng một chữ từ thụy của Hoàng đế (ở đây là Quang của Hán Quang Vũ Đế). Việc này kéo dài đến thời Đường Cao Tổ, Đậu phu nhân - mẹ của Đường Thái Tông được truy phong thụy hiệu là [Mục Hoàng hậu], đến khi Cao Tổ qua đời mới thành [Thái Mục Hoàng hậu]. Thế nhưng, khi Trưởng Tôn hoàng hậu qua đời, đích thân Đường Thái Tông chọn thụy hiệu cho bà lại dùng ngay dạng 2 chữ, một trường hợp đặc biệt so với các đời trước[64].

Sang năm Thượng Nguyên nguyên niên (674), tháng 8, Đường Cao Tông dâng thụy hiệu thêm thành Văn Đức Thuận Thánh Hoàng hậu (文德順聖皇后).

Hậu duệ sửa

  1. Thường Sơn quận vương → Trung Sơn quận vương → Thái tử Lý Thừa Càn [李承乾].
  2. Nghi Đô quận vương → Vệ vương → Việt vương → Ngụy vương → Đông Lai quận vương → Thuận Dương quận vương → Bộc Cung vương Lý Thái [李泰].
  3. Đường Cao Tông Lý Trị [李治].
  4. Trường Lạc công chúa (長樂公主, 621 - 643), tên là Lý Lệ Chất (李丽质). Hạ giá Trưởng Tôn Trùng (長孫冲), con trai của Trưởng Tôn Vô Kị.
  5. Thành Dương công chúa (城陽公主, ? - 671), hạ giá Đỗ Hà (杜荷), con trai Đỗ Như Hối. Năm 644, Đỗ Hà do liên quan đến vụ án Thái tử Lý Thừa Càn mà bị giết, công chúa cải giá lấy Tiết Quán (薛瓘). Năm 664, do liên quan vụ án Vu cổ, công chúa cùng chồng bị đày đi Phòng châu và cả hai người đều qua đời tại đây.
  6. Tấn Dương công chúa (晉陽公主, 633 - 644), tên tự là Minh Đạt (明達), nhũ danh Hủy Tử (兕子). Là công chúa duy nhất được Đường Thái Tông nuôi dưỡng, cực kì sủng ái.
  7. Tân Thành công chúa (新城公主, 634 - 663), phong hiệu ban đầu là Hành Sơn công chúa (衡山公主). Lúc đầu công chúa có hôn ước với Ngụy Thúc Ngọc (魏叔玉), sau hôn ước bị hủy, hạ giá Trưởng Tôn Thuyên (长孙诠). Về sau, Trưởng Tôn Thuyên bị giết do đối đầu với Võ Tắc Thiên, công chúa cải giá Vi Chánh Củ (韦正矩). Công chúa bất mãn với Chánh Củ, thường xảy ra cãi vã, vợ chồng không hòa hợp. Năm 663, công chúa đột ngột qua đời, không rõ nguyên nhân, người đời đều cho là Vi Chánh Củ giết công chúa. Đường Cao Tông đại nộ, giết Chánh Củ.
  8. Dự Chương công chúa (豫章公主), vốn là con của phi tần. Mẹ mất sớm, công chúa được Trưởng Tôn hoàng hậu phụ dưỡng. Hạ giá Đường Nghĩa Thức (唐義識), con trai của công thần Đường Kiệm.

Trong văn hoá đại chúng sửa

Năm Phim Nhân vật Diễn viên
2004 Tần vương Lý Thế Dân Trưởng Tôn hoàng hậu Trần Tú Lệ
2011 Đường cung mỹ nhân thiên hạ Trưởng Tôn hoàng hậu Quách Trân Nghê
2014 Võ Mị Nương truyền kỳ Trưởng Tôn hoàng hậu Trương Định Hàm

Tham khảo sửa

  1. ^ 兩千年中西曆轉換
  2. ^ 《观世音经笺注》:“唐太宗长孙皇后,小字观音婢,是观音亦女身也。”
  3. ^ 中国帝王皇后亲王公主世系录
  4. ^ 《旧唐书·高士廉传》:大业中,为治礼郎。士廉妹先适隋右骁卫将军长孙晟,生子无忌及女。晟卒,士廉迎妹及甥于家,恩情甚重。
  5. ^ Bắc sử, quyển 22, Liệt truyện đệ thập: 晟字季晟,性通敏,略涉书记,善弹工射,矫捷过人。年十八,仕周为司卫上士。初未知名,唯隋文帝一见深异焉,谓曰:“长孙武艺逸群,又多奇略。后之名将,非此子邪?”及突厥摄图请婚,周以赵王招女妻之。周与摄图各相夸竞,妙选骁勇以充使者,因遣晟副汝南公宇文神庆送千金公主至其牙。前后使人数十辈,摄图多不礼之,独爱晟,每共游猎,留之竟岁。尝有二雕,飞而争肉,因以箭两只与晟,请射取之。晟驰往,遇雕相玃,遂一发双贯焉。摄图喜,命诸子弟贵人皆相亲友,冀昵近之,以学弹射。其弟处罗侯号突利设,尤得众心,为摄图所忌,密托心腹,阴与晟盟。晟与之游猎,因察山川形势,部众强弱。皆尽知之。还,拜奉车都尉
  6. ^ Tân Đường thư, Trưởng Tôn hoàng hậu truyện: 晟兄炽,为周通道馆学士。尝闻太穆劝抚突厥女,心志之。每语晟曰:“此明睿人,必有奇子,不可以不图昏。”故晟以女太宗
  7. ^ Cựu Đường thư, Liệt truyện đệ nhất Hậu phi - thượng: 隋大业中,常归宁于永兴里,后舅高士廉媵张氏,于后所宿舍外见大马,高二丈,鞍勒皆具,以告士廉。命筮之,遇《坤》之《泰》,筮者曰:“至哉坤元,万物资生,乃顺承天。坤厚载物,德合无疆。牝马地类,行地无疆。变而之《泰》,内阳而外阴,内健而外顺,是天地交而万物通也。《象》曰:后以辅相天地之宜而左右人也。龙,《乾》之象也。马,《坤》之象也。变而为《泰》,天地交也。繇协于《归妹》,妇人之兆也。女处尊位,履中居顺也。此女贵不可言
  8. ^ 《旧唐书·长孙皇后传》:武德元年,册为秦王妃。
  9. ^ 《旧唐书·长孙皇后传》:时太宗功业既高,隐太子猜忌滋甚。后孝事高祖,恭顺妃嫔,尽力弥缝,以存内助。
  10. ^ 《资治通鉴◎卷第一百九十一》:上为秦王,与太子建成、齐王元吉有隙,后奉事高祖,承顺妃嫔,弥缝其阙,甚有内助。
  11. ^ 《旧唐书·长孙皇后传》:九年,册拜皇太子妃。
  12. ^ 《旧唐书·唐太宗本纪》:武德九年八月癸亥,高祖传位于皇太子,太宗即位于东宫显德殿。
  13. ^ 《旧唐书·唐太宗本纪》:武德九年八月丙子,立妃长孙氏为皇后。
  14. ^ 《资治通鉴》:长孙皇后性仁孝俭素,好读书,常与上从容商略古事,因而献替,裨益弘多。
  15. ^ 《旧唐书 长孙皇后传》:后性尤俭约,凡所服御,取给而已。
  16. ^ 《资治通鉴◎卷第一百九十一》:及正位中宫,务崇节俭,服御取给而已。
  17. ^ 《旧唐书·长孙皇后传》:太宗弥加礼待,常与后论及赏罚之事,对曰:“牝鸡之晨,惟家之索。妾以妇人,岂敢豫闻政事?”太宗固与之言,竟不之答。
  18. ^ 《新唐书·长孙皇后传》:与帝言,或及天下事,辞曰:“牝鸡司晨,家之穷也,可乎?”帝固要之,讫不对。
  19. ^ 《资治通鉴◎卷第一百九十一》:上深重之,尝与之议赏罚,后辞曰:“‘牝鸡之晨,唯家之索’,妾妇人,安敢豫闻政事!”固问之,终不对。
  20. ^ 《资治通鉴●卷第一百九十四》:上或以非罪谴怒宫人,后亦阳怒,请自推鞫,因命囚系,俟上怒息,徐为申理,由是宫壶之中,刑无枉滥
  21. ^ 《新唐书·长孙皇后传》:后廷有被罪者,必助帝怒请绳治,俟意解,徐为开治,终不令有冤。
  22. ^ 《贞观政要卷二·纳谏第五》:太宗有一骏马,特爱之,恒于宫中养饲,无病而暴死。太宗怒养马宫人,将杀之。皇后谏曰:“昔齐景公以马死杀人,晏子请数其罪云:‘尔养马而死,尔罪一也。 使公以马杀人,百姓闻之,必怨吾君,尔罪二也。诸侯闻之,必轻吾国,尔罪三也。’公乃释罪。陛下尝读书见此事,岂忘之邪?”太宗意乃解。又谓房玄龄曰:“ 皇后庶事相启沃,极有利益尔。”
  23. ^ 《资治通鉴卷第一百九十四》:训诸子,常以谦俭为先。
  24. ^ 《旧唐书 长孙皇后传》:太子承乾乳母遂安夫人常白后曰:“东宫器用阙少,欲有奏请。”后不听,曰:“为太子,所患德不立而名不扬,何忧少于器物也!”
  25. ^ 《旧唐书·长孙皇后传》:有异母兄安业,好酒无赖。献公之薨也,后及无忌并幼,安业斥还舅氏,后殊不以介意,每请太宗厚加恩礼,位至监门将军。及预刘德裕逆谋,太宗将杀之,后叩头流涕为请命曰:“安业之罪,万死无赦。然不慈于妾,天下知之,今置以极刑,人必谓妾恃宠以复其兄,无乃为圣朝累乎!”遂得减死。
  26. ^ 《旧唐书·长孙皇后传》:时后兄无忌,夙与太宗为布衣之交,又以佐命元勋,委以腹心,出入卧内,将任之朝政。后固言不可,每乘间奏曰:“妾既托身紫宫,尊贵已极,实不愿兄弟子侄布列朝廷。汉之吕、霍可为切骨之诫,特愿圣朝勿以妾兄为宰执。”太宗不听,竟用无忌为左武候大将军、吏部尚书、右仆射。后又密遣无忌苦求逊职,太宗不获已而许焉,改授开府仪同三司,后意乃怿。
  27. ^ 《新唐书·长孙皇后传》:兄无忌,於帝本布衣交,以佐命为元功,出入卧内,帝将引以辅政,后固谓不可,乘间曰:“妾托体紫宫,尊贵已极,不愿私亲更据权於朝。汉之吕、霍,可以为诫。”帝不听,自用无忌为尚书仆射。后密谕令牢让,帝不获已,乃听,后喜见颜间。
  28. ^ 《资治通鉴·卷第一百九十二》:(贞观元年)秋,七月,壬子,以吏部尚书长孙无忌为右仆射。无忌与上为布衣交,加以外戚,有佐命功,上委以腹心,其礼遇群臣莫及,欲用为宰相者数矣。文德皇后固请曰:“妾备位椒房,家之贵宠极矣,诚不愿兄弟复执国政。吕、霍、上官,可为切骨之戒,幸陛下矜察!”上不听,卒用之。
  29. ^ 《旧唐书·长孙皇后》:又妾之本宗,幸缘姻戚,既非德举,易履危机,其保全永久,慎勿处之权要,但以外戚奉朝请,则为幸矣。
  30. ^ 《新唐书·长孙皇后》:妾家以恩泽进,无德而禄,易以取祸,无属枢柄,以外戚奉朝请足矣。
  31. ^ 《资治通鉴卷一百九十四》:妾之本宗,因缘葭莩,以致禄位,既非德举,易致颠危,欲使其子孙保全,慎勿处之权要,但以外戚奉朝请足矣。
  32. ^ 《新镌增补全像评林古今列女传》 :惟长孙后,性好读书。献可替否,裨益訏谟。采古女则,益昭其德。允兹后焉,正是四国。“亲君子”数语,法语也,君人者铭之座右亦宜。为失良佐而哭之悲,则后之德益彰矣。
  33. ^ 《通典》◎卷五十九》:大唐贞观五年,长乐公主出降,太宗以皇后所生,敕有司资送倍於永嘉长公主。秘书监魏徵谏曰:"不可。昔汉明帝欲封其子,云'我子岂得与先帝子等!可半楚、淮阳'。前史以为美谈。天子姊妹为长公主,天子之女为公主,既加长字,即是有所尊崇。或可情有浅深,无容礼有逾越。"上然其言。长孙皇后遣使赍绢四百疋,诣徵家送之。
  34. ^ 《资治通鉴》◎卷第一百九十四》:长乐公主将出降,上以公主皇后所生,特爱之,敕有司资送倍于永嘉长公主。魏征谏曰;“昔汉明帝欲封皇子,曰:‘我子岂得与先帝子比!’皆令半楚、淮阳。今 资送公主,倍于长主,得无异于明帝之意乎!”上然其言,入告皇后。后叹曰:“妾亟闻陛下称重魏征,不知其故,今观其引礼义以抑人主之情,乃知真社稷之臣 也!妾与陛下结发为夫妇,曲承恩礼,每言必先候颜色,不敢轻犯威严;况以人臣之疏远,乃能抗言如是,陛下不可不从也。”因请遣中使赍钱四百缗、绢四百匹以 赐征,且语之曰:“闻公正直,乃今见之,故以相赏。公宜常秉此心,勿转移也。”
  35. ^ 《魏郑公谏录》○谏优长乐公主礼数:长乐公主将出降,太宗谓房玄龄等曰:“长乐公主,皇后所生,朕及皇后并所钟爱。今将出降,礼数欲有所加。”房玄龄等咸曰:“陛下所爱,欲少加之,何为不得请倍永嘉公主。”然永嘉公主即太宗之妹也。公曰:“不可。昔汉明帝欲封其子,云:‘我子岂得与先帝子等,可半楚淮阳。’前史以为美谈。天子姊妹为长公主,天子之女为公主,既加长字,即是礼有尊崇,或可情有浅深,无容礼相逾越。”太宗然其言,入谓文德皇后曰:“我欲加长乐公主礼数,魏徵不肯。” 文德皇后闻之,大喜,遣中使赍钱二十万,绢四百匹,诣公宅,宣令谓公曰:“比者常闻公中正而不能得见,今论长乐公主礼事,不许增加,始验従来所闻,信非虚妄。愿公常保此心,莫移今日。喜闻公言,故令将物相赏。公有事即道,勿为形迹也。”
  36. ^ Tư trị thông giám, quyển 194: 上尝罢朝,怒曰:“会须杀此田舍翁。”后问为谁,上曰:“魏征每廷辱我。”后退,具朝服立于庭,上惊问其故。后曰:“妾闻主明臣直;今魏征直,由陛下之明故也,妾敢不贺!”上乃悦
  37. ^ 《续世说卷八》:长孙皇后侍太宗疾,累月昼夜不离侧。常系毒药于衣带曰:“若有不讳,义不独生”。贞观十年,皇后疾笃,因取衣带之药以示上曰:“妾于陛下不豫之日,誓以死从乘舆,不能当吕后之地尔”。
  38. ^ 《资治通鉴●卷第一百九十四》:上得疾,累年不愈,后侍奉,昼夜不离侧。常系毒药于衣带,曰:“若有不讳,义不独生!”......因取衣中毒药以示上曰:“妾于陛下不豫之日,誓以死从乘舆,不能当吕后之地耳。”
  39. ^ 《古今女史卷八》:长孙皇后,唐太宗文德皇后也,隋左骁卫将军晟女。喜图传,视古善恶以自鍳,矜尚礼法。归太宗,初以太子妃,为皇 后,性约素,益观书,虽容栉不少废。尝作《游春曲》,帝见而诵之,啧啧称美.........《游春曲》(长孙后)上苑杏花朝日明,兰闺艳妾动春情。井上新桃偷面色,檐边嫩柳学身轻。花中来去看舞蝶,树上长短听啼莺。林下何须逺借问,出众风流旧有名。
  40. ^ 《明皇杂录·卷上》:唐天后尝朝诸皇孙,坐于殿上,观其嬉戏,命取西国所贡玉环钏杯盘列于前后,纵令争取,以观其志。莫不奔竞,厚有所获,独玄宗端坐,略不为动。后大奇之,抚其背曰:“此儿当为太平天子。”遂命取玉龙子以赐。玉龙子,太宗于晋阳宫得之,文德皇后常置之衣箱中,及大帝载诞之三日后,以朱络衣褓并玉龙子赐焉。其后常藏之内府,虽其广不数寸,而温润精巧,非人间所有。及玄宗即位,每京师愆雨,必虔诚祈祷,将有霖注,逼而视之,若奋鳞鬛—元中,三辅大旱,玄宗复祈祷,而涉旬无雨,帝密投南内之龙池,俄而云物暴起,风雨随作。
  41. ^ 《太平广记卷三九六·雨》:唐玄宗至渭水,侍者得玉龙子进。上皇曰:“吾为婴儿时,天后召诸孙,坐於殿上,观其嬉戏。因出西国所贡玉环兼杯盘,罗列殿上,纵令争取,以观其志。莫不奔竞,厚有所得。时吾在其中独坐,略不为动。后抚吾背曰:‘此儿当为太平天子。’因取玉龙子赐吾。”本太宗於晋阳宫得之,文德皇后尝置之衣中。及大帝载诞日,后以珠络衣褓并玉龙子赐焉,其后尝藏于内府。虽广不数寸,而温润精巧,非人间所有,以为国瑞,帝帝相传。
  42. ^ 《旧唐书◎李承乾传》:恒山王承乾,太宗长子也,生于承乾殿,因以名焉。武德三年,封恒山王。七年,徙封中山。太宗即位,为皇太子。时年八岁,性聪敏,太宗甚爱之。
  43. ^ 《旧唐书◎岑文本传》:是时,魏王泰宠冠诸王,盛修第宅,文本以为侈不可长,上疏盛陈节俭之义,言泰宜有抑损,太宗并嘉之,赐帛三百段。
  44. ^ 《旧唐书◎高宗本纪》:及文德皇后崩,晋王时年九岁,哀慕感动左右,太宗屡加慰抚,由是特深宠异。寻拜右武候大将军。
  45. ^ 《旧唐书·高祖本纪》:贞观八年三月甲戌,高祖宴西突厥使者于两仪殿,顾谓长孙无忌曰:“当今蛮夷率服,古未尝有。”无忌上千万岁寿。高祖大悦,以酒赐太宗。太宗又奉觞上寿,流涕而言曰:“百姓获安,四夷咸附,皆奉遵圣旨,岂臣之力!”于是太宗与文德皇后互进御膳,并上服御衣物,一同家人常礼。
  46. ^ 《新修科分六学僧传卷二十五》 唐昙藏 姓杨氏。弘农华阴人......皇后疾。诏入寝殿授戒。赐物丰渥。
  47. ^ 《续高僧传卷十三》 昙藏(唐京师普光寺) 至皇后示疾。又请入宫。素患腰脚。敕令舆至寝殿受戒。施物极多并充功德。
  48. ^ Tư trị thông giám, quyển 194: 后素有气疾,前年从上幸九成宫,柴绍等中夕告变,上擐甲出阁问状,后扶疾以从,左右止之,后曰:“上既震惊,吾何心自安!”由是疾遂甚
  49. ^ 《册府元龟帝王部◎庆赐》九年正月甲申,皇太子承乾纳妃苏氏,宴群臣,赐帛各有差。
  50. ^ 《新唐书·唐太宗本纪》:九年五月庚子,太上皇崩,皇太子听政......十月庚寅, 葬太武皇帝于献陵。
  51. ^ 《太原府交城县石壁寺铁弥勒像颂》:太宗昔幸北京,文德皇后不豫,辇过兰若,礼谒禅师绰公,便解众宝名珍,供养启愿。玉衣旋复,金榜遂开,因诏天下名山形胜,皆表刹焉,所以报护力,广真谛也。特起绀台之制,颇馀紫禁之恩。禅师寻终,官寺初创,分身建塔,遗迹岿然。
  52. ^ 《唐文拾遗·卷五十·大唐邺县修定寺传记》:......至贞观十年四月,敕为皇后虚风日久,未善痊除,修复废寺,以希福力,天下三百九十二所佛事院宇,并好山水形胜有七塔者,并依旧名置立。相州亦所同时得额,均人配住,名修定寺,故今则因其号也。
  53. ^ 《益州徳阳县善寂寺碑》唐王勃撰:......文皇帝以八才御歴。光升岱野之荣;文徳后以十乱乗时,恭赞涂山之业。......武徳伊始,君子道亨。正皇极而抚寰中,登太阶而临天下。函闗云物,更逢真圣之期;井络星辰,重集会昌之运。虽开基拨乱,狱讼知归。而继绝兴亡,经纶未暇。先皇统业,贞观御宸,奉文物於三天,布声名於十地。参罗上下,充槖龠於襟怀;八部神祇,荐图书於掌握。皇寳降,地符升。含生无昏垫之虞,法众有来苏之望。俄而后庭构疠,椒房穆卜,六宫震恐,三灵愕眙。驰瑶展币,有事於羣宗;碧剂玄针,无徵於众术。帝廼降监回虑,屏璧与珪,追胜迹於灵闗,事良縁於福地。爰纡圣綍,重启禅宫。峙璇刹於将倾,镇银绳於已绝。丝纶既洽,栋宇行周。坤徳用宁,隂仪载朗。於是林衡授矩,周官诠揆日之工;梓匠挥斤,荆客炼成风之巧。重楹画栱,坐出天霄;复树文闺,俛临霓宇。......
  54. ^ tức ngày mồng 1 và ngày 15 trong tháng
  55. ^ Tư trị thông giám, quyển 194: 及疾笃,与上诀。时房玄龄以谴归第,后言于上曰:“玄龄事陛下久,小心慎密,奇谋秘计,未尝宣泄,苟无大故,愿勿弃之。妾之本宗,因缘葭莩,以致禄位,既非德举,易致颠危,欲使其子孙保全,慎勿处之权要,但以外戚奉朝请足矣。妾生无益于人,不可以死害人,愿勿以丘垄劳费天下,但因山为坟,器用瓦木而已。仍愿陛下亲君子,远小人,纳忠谏,屏谗慝,省作役,止游畋,妾虽没于九泉,诚无所恨!儿女辈不必令来,见其悲哀,徒乱人意。”因取衣中毒药以示上曰:“妾于陛下不豫之日,誓以死从乘舆,不能当吕后之地耳。”己卯,崩于立政殿。
  56. ^ Tân Đường thư, Trưởng Tôn hoàng hậu truyện: 及大漸,與帝決,時玄齡小譴就第,後曰:「玄齡久事陛下,預奇計秘謀,非大故,願勿置也。妾家以恩澤進,無德而祿,易以取禍,無屬樞柄,以外戚奉朝請足矣。妾生無益於時,死不可以厚葬,願因山為壟,無起墳,無用棺槨,器以瓦木,約費送終,是妾不見忘也。」
  57. ^ 舊唐書/卷3: 己卯,皇后長孫氏崩于立政殿。 冬十一月庚寅,葬文德皇后于昭陵。
  58. ^ 《唐太宗文德皇后哀册文》[唐]虞世南》:维贞观十年岁次甲申六月己未朔二十一日已卯,大行皇后崩於立政殿。粤九月十一日丁酉(有误,为十一月庚寅),将适座於昭陵,礼也。殡宫夕启,灵需晓前。俨帷帟於空殿,肃陛卫於灵筵。皇帝亲临宵载,义深追远。瞻青蒲而永绝,悼玉阶之莫反。蜃辂将引,牺樽已彻,爰诏记言,式扬徽烈,其词曰:......
  59. ^ 《新唐书 长孙皇后传》:帝自著表序始末,揭陵左。
  60. ^ 《资治通鉴卷194 》 :太宗葬文德皇后于昭陵,上念后不已,乃于苑中作层观,以望昭陵。尝引魏征同登,使视之,征熟视之曰:“臣昏毛,不能见。”上指示之,征曰:“以为陛下望献陵,若昭陵,则臣故见之矣。”上泣,为之毁观。
  61. ^ 《唐会要卷二十》:至二十三年八月十八日,山陵毕。陵在醴泉县,因九嵕层峰,凿山南面,深七十五丈,为元宫。缘山傍岩,架梁为栈道,悬绝百仞,绕山二百三十步,始达元宫门。顶上亦起游殿。文德皇后即元宫后,有五重石门,其门外于双栈道上起舍,宫人供养如平常。 及太宗山陵毕,宫人欲依故事留栈道,惟旧山陵使阎立德奏曰:“元宫栈道,本留拟有今日,今既始终永毕,与前事不同。谨按故事,惟有寝宫安供养奉之法,而无陵上侍卫之仪,望除栈道,固同山岳。”上呜咽不许,长孙无忌等援引礼经,重有表请,乃依奏。
  62. ^ 《新唐书魏征传》:文德皇后既葬,帝即苑中作层观,以望昭陵,引徵同升,徵孰视曰:“臣眊昏,不能见。”帝指示之,徵曰:“此昭陵邪?”帝曰:“然。”徵曰:“臣以为陛下望献陵,若昭陵,臣固见之。”帝泣,为毁观。
  63. ^ 《资治通鉴卷一百九四》:太宗葬文德皇后于昭陵,上念后不已,乃于苑中作层观,以望昭陵。尝引魏征同登,使视之,征熟视之曰:“臣昏毛,不能见。”上指示之,征曰:“以为陛下望献陵,若昭陵,则臣故见之矣。”上泣,为之毁观。
  64. ^ 宋·宋敏求《春明退朝录卷下》 皇后有谥,起于东汉,自是至于隋皆单谥,光烈阴皇后、明德马皇后、和熹邓皇后、文献独孤皇后是也。史家取帝谥冠其上以别之,如云光烈皇后阴氏,明德皇后马氏也,非谓欲连帝谥而名之也。然则质家尚单,文家尚复。后世或用复谥,如唐正(正字犯仁宗嫌名)观中,长孙皇后谥文德,后太宗谥文皇帝,文德自是复谥。

Liên kết ngoài sửa