Trận Novara là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ nhất[7], diễn ra vào ngày 23 tháng 3 năm 1849. Trong trận chiến này, Quân đội Đế quốc Áo dưới sự chỉ huy của Thống chế Joseph Radetzky von Radetz đã giành thắng lợi quyết định và nhanh gọn[8] trước Quân đội Sardinia-Piedmont dưới quyền viên tướng người Ba Lan Wojciech Chrzanowski và đích thân vua Carlo Alberto Amedeo của Sardinia[4].[1][6] Đây được xem là một chiến thắng của các đợt tấn công bằng đội hình hàng dọc và các chiến thuật lưỡi lê.[9] Chiến thắng này đã thể hiện tài nghệ của Radetzky, khi ông đã 82 tuổi,[10] và chấm dứt sự tái diễn cuộc chiến tranh đồng thời góp phần cản trở quá trình thống nhất nước Ý.[11][12] Với thắng lợi này, người Áo đã chiếm giữ miền Bắc và miền Trung Ý.[13]

Trận chiến Novara
Một phần của cuộc Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ nhất

Trận chiến Novara (1849)
Thời gian23 tháng 3 năm 1849
Địa điểm
Novara, Piedmont (nay thuộc Ý)
Kết quả Thắng lợi quyết định của quân Áo,[1] buộc Carlo Alberto Amedeo của Sardinia phải thoái vị[2] và tái lập quyền thống trị của người Áo ở Ý.[3]
Tham chiến
Vương quốc Sardegna Vương quốc Sardegna Đế quốc Áo (1804–1867) Đế quốc Áo
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Sardegna Carlo Alberto[4]
Vương quốc Sardegna Wojciech Chrzanowski[5]
Đế quốc Áo (1804–1867) Joseph Radetzky von Radetz
Lực lượng
47.000[5]–65.000 quân[6]
140 hỏa pháo [6]
41.000[5]–70.000 quân[6]
182 hỏa pháo [6]
Thương vong và tổn thất
3.000 quân tử trận và bị thương [5] Ít nhất là 5.000 quân thương vong [5]

Sau khi Radetzky đánh thắng quân Sardinia trong trận Custoza (1848), Sardinia buộc phải ký kết Thỏa ước với Áo.[7] Tuy nhiên, do bị đả kích kịch liệt, mùa xuân năm sau vua Sardinia tái chiến với nước Áo.[14] Radetzky thắng thế và tiến quân về phương Bắc, và Carlo Alberto tổ chức phản công. Hai đoàn quân đã giao tranh với nhau tại Novara vào ngày 23 tháng 3 năm 1849.[1] Dù ban đầu gặp khó khăn, quân đội của Radetzky – vốn đã quen với chiến trận và được huấn luyện tốt hơn – đã liên tiếp tung những đòn "vỗ mặt" làm quân Sardinia bị suy kiệt, và rồi tiến công bọc sườn đối phương. Quân Áo đã đe doạ mạnh mẽ đến đường rút của quân Sardinia. Trận đánh đã kết thúc với thắng lợi toàn diện của quân đội Áo,[10][15][16][17] thậm chí còn lớn hơn trận Custoza trước đó.[18] Quân Sardinia bị tan tác, phải rút chạy trong hỗn loạn.[10][15] Chừng 1 vạn xác chết phơi trên bãi chiến trường đã minh chứng cho sự tàn khốc của trận chiến.[19] Bị ô nhục sau hai thảm bại tại Custoza và Novara,[2][14] Carlo thoái vị trong đêm hôm đó và truyền ngôi cho con là Victor Emmanuel II. Vào ngày 24 tháng 3 năm 1849, Radetzky gặp gỡ Victor Emmanuel II ở phía Bắc Novara và ký kết Thỏa ước.[20] Theo đó, người Sardinia phải bồi thường cho người Áo một khoản chiến phí lớn.[1][10]

Thất bại thê lương này khiến cho quân Sardinia không còn là một lực lượng chiến đấu hữu hiệu nữa.[21] Radetzky đã được tặng thưởng sau trận Novara.[22] Thắng lợi tại Novara đã gia tăng sĩ khí và khẳng định niềm tin của Quân đội Áo vào ông.[15] Ngoài ra, sau thắng lợi này, ông cũng đem quân đi phong tỏa thành Venezia, buộc Venezia phải đầu hàng vào tháng 8 năm ấy.[9][23]

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d Ciro Paoletti, A Military History of Italy, trang 98
  2. ^ a b Stanley Sandler, Ground Warfare: An International Encyclopedia, Tập 1, trang 733
  3. ^ William Henley Jervis, Arthur Hassall, Francis Haverfield, A History of France from the Earliest Times to the Fall of the Second Empire in 1870, trang 628
  4. ^ a b Francis Palgrave (sir.), Hand-book for travellers in northern Italy [by sir F. Palgrave]., trang 36
  5. ^ a b c d e Michael Clodfelter, Warfare and armed conflicts: a statistical reference to casualty and other figures, 1500-2000, trang 200
  6. ^ a b c d e University of Chicago, The Encyclopaedia Britannica: a new survey of universal knowledge, trang 569
  7. ^ a b Esmond Wright, Modern World, trang 36
  8. ^ Tim Chapman, The Risorgimento: Italy 1815-71, trang 37
  9. ^ a b Jeremy Black, War in the Nineteenth Century: 1800-1914, trang 53
  10. ^ a b c d Mark Grossman, World Military Leaders, trang 82
  11. ^ Paola Rapelli, Symbols of Power in Art, trang 274
  12. ^ William Simpson, Martin Desmond Jones, Europe, 1783-1914, trang 180
  13. ^ George Holmes, The Oxford Illustrated History of Italy, trang 195
  14. ^ a b Charles L. Killinger, The History of Italy, trang 108
  15. ^ a b c Archer Jones, The Art of War in the Western World, trang 389
  16. ^ John Powell, Magill's Guide to Military History: Cor-Jan, trang 770
  17. ^ J. P. T. Bury, The New Cambridge Modern History: 1830-70. The Zenith of European power, trang 122
  18. ^ Geoffrey Bruun, Nineteenth-Century European Civilization, 1815-1914, trang 87
  19. ^ i John Holmes Agnew, Walter Hilliard Bidwell (biên tập), The Eclectic Magazine, Tập 56, trang 13
  20. ^ Alan Sked, Radetzky: Imperial Victor and Military Genius, các trang 155-157.
  21. ^ Alan Sked, The decline and fall of the Habsburg Empire, 1815-1918, trang 93
  22. ^ Alan Sked, Radetzky: Imperial Victor and Military Genius, trang 209
  23. ^ Alan Sked, Radetzky: Imperial Victor and Military Genius, trang 172

Liên kết ngoài sửa