Trematoda là một lớp trong ngành Giun dẹp (Platyhelminthes). Nó bao gồm hai nhóm giun dẹp ký sinh, được gọi là sán lá.

Trematoda
Botulus microporus, một loại ký sinh trùng nhánh Digenea khổng lồ từ ruột của một con cá lưỡi chích
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Platyhelminthes
Lớp (class)Trematoda
Rudolphi, 1808
Các phân lớp

Chúng là loài ký sinh bên trong động vật thân mềmđộng vật có xương sống. Đa số các loài sán lá có vòng đời phức tạp với ít nhất hai vật chủ. Vật chủ chính, nơi sán lá sinh sản hữu tính, là động vật có xương sống. Vật chủ trung gian xảy ra sinh sản vô tính thường là ốc sên.

Phân loại và đa dạng sinh học sửa

Trematoda hay sán lá bao gồm 18.000[1] tới 24.000[2] loài, được chia thành hai phân lớp. Gần như tất cả loài sán lá là ký sinh trùng của động vật thân mềm và động vật có xương. Nhóm Aspidogastrea nhỏ hơn, bao gồm khoảng 100 loài, là loài ký sinh bắt buộc của động vật thân mềm và cũng có thể lây nhiễm sang các loài rùa, bao gồm các loài cá sụn. Nhóm Digenea, phần lớn của các loài sán lá, là ký sinh trùng bắt buộc của cả động vật thân mềm và động vật có xương, nhưng hiếm khi xảy ra ở các loài cá sụn.

Hai lớp ký sinh khác, MonogeneaCestoda, là các lớp chị em trong Neodermata, một nhóm của Rhabditophoran Platyhelminthes.[3]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Littlewood D T J (2000). “The Digenea”. Interrelationships of the Platyhelminthes. Systematics Association Special Volume. 60. Bray R. A. (ấn bản 1). CRC. tr. 168–185. ISBN 978-0-7484-0903-7.
  2. ^ Robert Poulin & Serge Morand (2005). Parasite Biodiversity. Smithsonian. tr. 216. ISBN 978-1-58834-170-9.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Willems, W. R.; Wallberg, A.; Jondelius, U.; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2005). “Filling a gap in the phylogeny of flatworms: relationships within the Rhabdocoela (Platyhelminthes), inferred from 18S ribosomal DNA sequences” (PDF). Zoologica Scripta. 35 (1): 1–17. doi:10.1111/j.1463-6409.2005.00216.x. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2008.

Tham khảo sửa