Triều Tiên Định Tông

Triều Tiên Định Tông (chữ Hán: 朝鮮定宗; Hangul: 조선 정종; 1357 - 1419), là vị quân chủ thứ hai của triều đại Nhà Triều Tiên. Ông cai trị từ năm 1398 đến khi thiện nhượng vào năm 1400 để lên làm Thượng vương dưới thời em trai ông, Triều Tiên Thái Tông.

Triều Tiên Định Tông
朝鮮定宗
Vua Triều Tiên
Quốc Vương Triều Tiên
Trị vì22 tháng 10 năm 1398 - 7 tháng 12 năm 1400
(2 năm, 46 ngày)
Tiền nhiệmTriều Tiên Thái Tổ
Kế nhiệmTriều Tiên Thái Tông
Thượng Vương Triều Tiên
Tại vị7 tháng 12 năm 1400 - 19 tháng 9 năm 1418
(17 năm, 286 ngày)
Tiền nhiệmTriều Tiên Thái Tổ
Kế nhiệmTriều Tiên Thái Tông
Thái Thượng Vương Triều Tiên
Tại vị19 tháng 9 năm 1418 - 24 tháng 10 năm 1419
(1 năm, 35 ngày)
Tiền nhiệmTriều Tiên Thái Tổ
Kế nhiệmKhông có
Thông tin chung
Sinh(1357-07-26)26 tháng 7, 1357
Mất24 tháng 10, 1419(1419-10-24) (62 tuổi)
Nhân Đức cung (仁德宫)
Phối ngẫuĐịnh An Vương hậu
Tên đầy đủ
  • Lý Phương Quả
  • Lý Kính
Thụy hiệu
Cung Tĩnh Ý Văn Trang Vũ Ôn Nhân Thuận Hiếu Đại Vương (恭靖懿文莊武温仁顺孝大王).
Miếu hiệu
Định Tông (定宗)
Tước hiệuVĩnh An quân
Triều đạiNhà Triều Tiên
Thân phụTriều Tiên Thái Tổ
Thân mẫuThần Ý Vương hậu
Triều Tiên Định Tông
Hangul
정종
Hanja
定宗
Romaja quốc ngữJeongjong
McCune–ReischauerChŏngjong
Tên khai sinh
Hangul
이방과
Hanja
李芳果
Romaja quốc ngữI Bang-gwa
McCune–ReischauerI Panggwa

Tiểu sử sửa

Triều Tiên Định Tông tên thật là Lý Phương Quả (李芳果, Yi Bang-gwa), sau lại đổi tên là Lý Kính (李曔, Yi Gyeong). Ông sinh năm 1357, là con trai thứ hai của Triều Tiên Thái TổThần Ý Vương hậu. Trên ông có Trấn An Đại quân Lý Phương Vũ, người đã mất sớm vào năm 1393 khi vua cha Thái Tổ vừa đăng cơ không lâu.

Từ nhỏ, Định Tông tính tình thận trọng, hào phóng, đôn hậu hiền lương. Triều Thái Tổ của ông, trước khi lập ra nhà Triều Tiên, vốn là một quyền thần thời triều đại Cao Ly, sau này lật đổ Cung Nhượng Vương vào năm 1392 mới lên ngôi Quốc vương. Sau khi phụ thân mình làm vua, Định Tông với thân phận Vương tử được phong làm Vĩnh An quân (永安君).

Vốn dĩ Triều Tiên Thái Tổ có 2 vị Vương hậu là Thần Ý Vương hậu Hàn thị và Thần Đức Vương hậu Khương thị, mỗi người đều sinh cho Thái Tổ ít nhất 2 Vương tử. Trong đó, Lý Phương Thạc (李芳蕃) tuy là con út trong 8 người con trai của Thái Tổ nhưng được Thái Tổ yêu quý, bèn muốn lập Lý Phương Thạc lên ngôi, việc đó được Thừa tướng Trịnh Đạo Truyền ủng hộ, nên khiến các vương tử khác lấy làm thất vọng, nhất là Tĩnh An quân Lý Phương Viễn - người luôn tự cho mình có đủ tư cách để nối ngôi.

Trị vì sửa

Năm 1398, Tĩnh An quân Lý Phương Viễn đem quân xông vào cung điện, giết chết thế lực của Trịnh Đạo Truyền, ép buộc Thái Tổ lui về làm Thái thượng vương, dời đô về Khai Thành. Sau đó, Lý Phương Viễn tỏ ý không muốn lên ngôi, bèn đưa Lý Phương Quả lên. Đó gọi là Mậu Dần tĩnh xã (戊寅靖社).

Trong khi đó, Lý Phương Viễn lại tiếp tục kế hoạch vận động để bản thân mình được trở thành Trữ quân kế vị ngai vàng của anh trai. Tuy nhiên, kế hoạch của Lý Phương Viễn bị Hoài An Đại quân Lý Phương Cán (李芳幹), con trai thứ tư của vua Thái Tổ chống đối, bản thân Phương Cán cũng mong muốn giành ngôi vị Trữ quân với em trai mình.

Đến năm 1400, mâu thuẫn giữa hai anh em Lý Phương Viễn và Lý Phương Cán trở thành một cuộc xung đột vũ trang đẫm máu, mang tên Canh Thân tĩnh xã (庚辰靖社). Cuối cùng, Lý Phương Viễn chiến thắng còn Lý Phương Cán bị đày đến Thố Sơn (T'osan, 토산, 兎山), những người thuộc phe cánh của Phương Cán đều bị xử tử. Ngay sau đó, Định Tông nhanh chóng lập Phương Viễn làm Vương thế đệ và cùng năm ông thoái vị nhường ngôi cho Phương Viễn. Thế đệ Phương Viễn kế ngôi, trở thành Triều Tiên Thái Tông.

Năm 1419, tháng 9, Thái thượng vương qua đời tại Nhân Đức cung (仁德宫) của Khai Thành, hưởng thọ khoảng 62 tuổi. Do vị thế của ông, sau khi qua đời ông không được dâng miếu hiệu mà chỉ gọi bằng thụy hiệuCung Tĩnh Đại vương (恭靖大王). Đến thời Triều Tiên Túc Tông (1681), tông tộc Triều Tiên mới quyết định dâng cho ông miếu hiệu Định Tông (定宗), toàn thụy viết Cung Tĩnh Ý Văn Trang Vũ Ôn Nhân Thuận Hiếu Đại Vương (恭靖懿文莊武温仁顺孝大王).

Gia đình sửa

  1. Định An Vương hậu Kim thị (定安王后金氏; 1355 - 1412), người ở Khánh Châu, con gái của Nguyệt Thành phủ viện quân Kim Thiên Thụy (月城府院君金天瑞) và phu nhân Đàm Dương Lý thị.
  • Hậu cung:
  1. Thành tần Trì thị (诚嫔池氏).
  2. Thục nghi Trì thị (淑儀池氏).
  3. Thục nghi Kỳ thị (淑仪奇氏).
  4. Thục nghi Văn thị (淑仪文氏).
  5. Thục nghi Doãn thị (淑仪尹氏).
  6. Thục nghi Lý thị (淑仪李氏).
  • Vương tử:
  1. Nghĩa Bình quân Lý Nguyên Sinh (義平君李元生, ? - 1461), mẹ Thục nghi Trì thị.
  2. Thuận Bình quân Lý Khoái Sinh (順平君李羣生, ? - 1456), mẹ Thục nghi Kỳ thị.
  3. Cẩm Bình quân Lý Nghĩa Sinh (錦平君李義生, ? - 1435), mẹ Thục nghi Kỳ thị.
  4. Tuyên Thành quân Lý Mậu Sinh (宣城君李茂生, 1392 - 1460), mẹ Thục nghi Trì thị.
  5. Tòng Nghĩa quân Lý Quý Sinh (從義君李貴生, 1393 - 1451), mẹ Thục nghi Văn thị.
  6. Trấn Nam quân Lý Chung Sinh (鎭南君李終生, 1396 - 1470), mẹ Thục nghi Lý thị.
  7. Thủ Đạo quân Lý Đức Sinh (守道君李德生), mẹ Thục nghi Doãn thị.
  8. Lâm Yển quân Lý Lộc Sinh (林堰君李祿生, 1399 - 1432), mẹ Thục nghi Doãn thị.
  9. Thạch Bảo quân Lý Phúc Sinh (石保君李福生, 1399 - 1447), mẹ Thục nghi Doãn thị.
  10. Đức Tuyền quân Lý Hậu Sinh (德泉君李厚生, 1397 - 1456), mẹ Thành tần Trì thị.
  11. Nhâm Thành quân Lý Hảo Sinh (任城君李好生), mẹ Thục nghi Trì thị.
  12. Đào Bình quân Lý Chu Sinh (桃平君李末生, 1402 - 1439), mẹ Thành tần Trì thị.
  13. Trường Xuyên quân Lý Phổ Sinh (長川君李普生), mẹ Thục nghi Doãn thị.
  14. Trinh Thạch quân Lý Long Sinh (貞石君李隆生, 1409 - 1464), mẹ Thục nghi Kỳ thị.
  15. Mậu Lâm quân Lý Thiện Sinh (茂林君李善生, 1419 - 1475), mẹ Thục nghi Kỳ thị.
  • Vương nữ:
  1. Hàm Dương Ông chúa (咸陽翁主), kết hôn với Phác Quảng (朴賡).
  2. Thục Thận ông chúa (淑愼翁主, 1401 - 1486), kết hôn với Kim Thế Mẫn (金世敏).
  3. Đức Xuyên Ông chúa (德川翁主), kết hôn với Biên Thượng Phục (邊尙服).
  4. Cao Thành Ông chúa (高城翁主), kết hôn với Kim Hoán (金澣).
  5. Tường Nguyên Ông chúa (祥原翁主), kết hôn với Triệu Hiếu Sơn (趙孝山).
  6. Toàn Sơn Ông chúa (全山翁主), kết hôn với Lý Hy Tông (李希宗).
  7. Nhân Xuyên Ông chúa (仁川翁主), kết hôn với Lý Khoan Thực (李寬植).
  8. Hàm An Ông chúa (咸安翁主), kết hôn với Lý Hằng Tín (李恒信).

Thụy hiệu đầy đủ sửa

  • Cung Tĩnh Ý Văn Trang Vũ Ôn Nhân Thuận Hiếu đại vương
  • 恭靖懿文庄武温仁顺孝大王
  • King Jeongjong Gongjeong Euimun Jangmu Onin Sunhyo the Great of Korea
  • 정종공정의문장무온인순효대왕

Tham khảo sửa