Chứng Trichotillomania, trichotillosis hay hưng cảm giật tóc là cảm giác thôi thúc một cách trói buộc ý muốn giật (đôi khi là ăn) lông, tóc của bản thân dẫn đến việc mất đáng kể lông hay tóc, lo lắng và tình trạng suy giảm về chức năng sống[1] hay xu hướng làm việc không tốt khi có sự hiện diện của người khác[2]. Trichotillomania được xếp loại là một chứng rối loạn kiểm soát ham muốn (impulse control disorder) bởi DSM-IV, chứng thường mãn tính và khó điều trị.[3]

Trichotillomania
Một kiểu mẫu mất tóc không hoàn toàn trên da đầu của một người mắc chứng Trichotillomania
Chuyên khoatâm thần học, tâm lý học
ICD-10F63.3
ICD-9-CM312.39
DiseasesDB29681
MedlinePlus001517
eMedicinederm/433 ped/2298

Trichotillomania có thể hiện diện ở trẻ sơ sinh, nhưng thường khởi phát cao nhất ở tuổi từ 9 đến 13 (trẻ nước ngoài). Chứng có thể được kích hoạt bởi trầm cảm hay stress. Do các tác động xã hội, rối loạn này thường không được ghi nhận và khó có thể dự đoán chính xác tỷ lệ lưu hành trong dịch tễ học; tỷ lệ lưu hành mắc phải (lifetime prevalence) ước tính trong khoảng từ 0.6% (các phái) và có thể lên đến 1.5% (ở nam) tới 3.4% (ở nữ). Các vùng lông tóc bị giật thông thường là da đầu, lông mi, lông mày, chân, cánh tay, mu bàn tay và lông vùng kín.

Cái tên Trichotillomania được đặt ra bởi nhà da liễu học người Pháp François Henri Hallopeau, xuất phát từ tiếng Hy Lạp: trich- (lông), till(en) (kéo giật), and mania ("điên rồ, cuồng nộ").[4]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

Ghi chú
  1. ^ Functional impairment. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ Social impairment. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2013.
  3. ^ Chamberlain SR, Menzies L, Sahakian BJ, Fineberg NA (2007). “Lifting the veil on trichotillomania”. Am J Psychiatry. 164 (4): 568–74. doi:10.1176/appi.ajp.164.4.568. PMID 17403968.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Salaam K, Carr J, Grewal H, Sholevar E, Baron D (2005). “Untreated trichotillomania and trichophagia: surgical emergency in a teenage girl”. Psychosomatics. 46 (4): 362–6. doi:10.1176/appi.psy.46.4.362. PMID 16000680.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
Đọc thêm

Liên kết ngoài sửa