Vùng đặc biệt Yogyakarta

Tiểu vương quốc Hồi giáo Yogyakarta
Vùng đặc biệt Yogyakarta
Daerah Istimewa Yogyakarta
Khẩu hiệu: Memayu Hayuning Bawono
Tỉnh lỵ Yogyakarta (thành phố)
Tỉnh trưởng Tiểu vương Sultan Hamengkubuwono X
Diện tích 3.185,80 km²
Dân số 3.121.000 (2003)
Các dân tộc người Java (97%)
Tôn giáo Đạo Hồi, Thiên Chúa Giáo, Hindu Giáo, Phật giáo
Ngôn ngữ tiếng Java, tiếng Indonesia
Múi giờ WIB (UTC+7)
Trang Web www.pemda-diy.go.id

Vùng đặc biệt Yogyakarta (tiếng Indonesia: Daerah Istimewa Yogyakarta, hay DIY), trên thực tế là một tiểu vương quốc Hồi giáo, DIY là "đặc khu đặc biệt" ngang cấp tỉnh của Indonesia nằm trên đảo Java. Đây cũng là cấp hành chính ngang tỉnh duy nhất ở Indonesia vẫn còn được quản lý bởi gia đình hoàng tộc, do Sultan Hamengkubuwono X cai trị kiêm Thống đốc. Yogyakarta thường được phát âm là Jogjakarta (IPA /ʤogʤəkartə/). Thành phố Yogyakarta là thủ đô của vương quốc này.

Pakualaman - một tiểu quốc Hồi giáo khác nhỏ hơn nằm trong lòng lãnh thổ đặc biệt này.

Địa lý sửa

Vùng đặc biệt Yogyakarta (hay Tiểu vương quốc Hồi giáo Yogyakarta) tọa lạc tại Nam-Trung của đảo Java. Vương quốc này được bao bọc bởi tỉnh Trung Java (Jawa Tengah) ở cả ba mặt Bắc, Đông, Tây và Ấn Độ Dương về phía Nam. Tọa độ địa lý 7°47′N 110°22′Đ / 7,783°N 110,367°Đ / -7.783; 110.367.

Dân số năm 2003 ước khoảng 3 triệu người. Diện tích của vương quốc là 3.185,80 km². Yogyakarta là đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích bé thứ 2 ở Indonesia, sau Vùng thủ đô Jakarta. Tuy nhiên, vương quốc này có mật độ dân số thuộc nhóm cao nhất tại Indonesia, ngang với tỉnh Trung Java.

Lịch sử của Yogyakarta sửa

 
Hamengkubuwono X - quốc vương hiện tại của Yogyakarta

Yogyakarta vốn đã là một vương quốc Hồi giáo độc lập trước khi người Hà Lan xâm lược toàn bộ quần đảo Indonesia, khi quần đảo còn gồm rất nhiều các quốc gia riêng rẽ.

Yogyakarta đóng vai trò quan trọng, gia đình hoàng gia Yogyakarta đã có những đóng góp đặc biệt trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của Indonesia. Do đó, vùng này được cấp trạng thái lãnh thổ đặc biệt, gia đình hoàng gia do Sultan Hamengkubuwono IX được quyền tiếp tục tại vị và duy trì vương quốc trong lòng Indonesia.

Sultan cũng đóng vai trò là thống đốc của cả vùng và duy trì quyền lực này cha truyền con nối.

Người kế vị tiểu vương quốc Hồi giáo Yogyakarta sửa

 
Những người lính của tiểu vương quốc Pakualaman - tiểu quốc nằm trong Yogyakarta

Do quốc vương hiện tại Hamengkubuwono X không có con trai, nên công chúa Mangkubumi có thể sẽ lên kế vị. Tuy nhiên việc công chúa được truyền ngôi gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong hoàng tộc. Rất có thể việc chuyển giao quyền lực sẽ cần đến sự can thiệp của quân đội Indonesia.

Hoàng tử Pakualaman - Tiểu quốc Pakualaman sửa

Pakualaman là một tiểu vương quốc khác nhỏ hơn nằm trọn trong lòng của Yogyakarta, đứng đầu bởi một hoàng tử.

Hoàng tử Pakualaman giữ vai trò phó Thống đốc của đặc khu Yogyakarta, trong khi vua của Yogyakarta làm Thống đốc. Pakualaman cũng theo chế độ quân chủ thế tập. Hoàng tử cai trị hiện tại là Paku Alam X.

Các đơn vị hành chính sửa

Vùng đặc biệt Yogyakarta được chia ra 4 huyện (kabupaten) và một thành phố (kota):

Ngoài ra tiểu vương quốc Pakualaman là một vùng tự trị nằm trong lãnh thổ của Yogyakarta.

Thành phố Yogyakarta sửa

Thành phố Yogyakarta là trung tâm, thủ đô của tiểu vương quốc Hồi giáo Yogyakarta. Thành phố mang đậm phong cách mỹ thuật cổ điển và văn hóa Java với: batik, ballet, kịch, nhạc, thơ và múa rối. Đây cũng là một trung tâm giáo dục bậc cao của cả Indonesia. Trung tâm Yogyakarta là kraton - hay cung điện của Sultan và gia đình hoàng tộc. Thành phố có kiến trúc vươn ra toàn bộ các hướng, vùng đô thị lõi hiện đại của thành phố hiện nay nằm về phía bắc.

Động đất năm 2006 sửa

Tiểu vương quốc Hồi giáo Yogyakarta từng bị ảnh hưởng bởi trận động đất mạnh 6,3 độ ngày 27/5/2006, giết chết 5782 người và làm bị thương 36.299 người tại đây. Ước tính có hơn 135.000 ngôi nhà bị hư hại, 600.000 người mất nhà cửa[1].

Giao thông sửa

Yogyakarta có một sân bay là sân bay quốc tế Adisucipto.

Thành phố kết nghĩa sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Indonesia lowers quake death toll”. CNN. ngày 6 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2006.
  2. ^ “Kyoto prefecture List of Friendly and Sister City”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2007.
  3. ^ “BILL NUMBER: SCR 23 CHAPTERED”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2003. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2007.
  1. Department of Tourism, Post and Telecommunication Regional Office For Yogyakarta Special Region. (1997) Guide To Yogyakarta. Yogyakarta: Department of Tourism, Post and Telecommunication.
  2. Ricklefs, M.C. (2001) A history of modern Indonesia since c.1200 (3rd ed.). Stanford: Stanford University Press. pp. 126–139, 269-271. ISBN 0-8047-4480-7

Đọc thêm sửa

  • Soemanto, Bakdi (1992) Cerita Rakyat dari Yogyakarta Jakarta: Grasindo (In Indonesian)
  • Soemardjan, S. (1962) Social Changes in Yogyakarta, Ithaca, N.Y. Cornell University Press.

Liên kết ngoài sửa