Việc truyền ngôi Thiên hoàng Nhật Bản 2019



Lịch sử Nhật Bản
Tiền sử
Thời kỳ đồ đá cũ ~15000 TCN
Thời kỳ Jōmon (Thằng Văn) ~15000 TCN–300 TCN
Thời kỳ Yayoi (Di Sinh) tk 4 TCN–tk 3
Cổ đại
Thời kỳ Kofun (Cổ Phần) tk 3–tk 7
Thời kỳ Asuka (Phi Điểu) 592–710
Thời kỳ Nara (Nại Lương) 710–794
Thời kỳ Heian (Bình An) 794–1185
Phong kiến
Thời kỳ Kamakura (Liêm Thương) 1185–1333
     Tân chính Kemmu (Kiến Vũ) 1333–1336
Thời kỳ Muromachi (Thất Đinh) 1336–1573
     Thời kỳ Nam-Bắc triều 1336–1392
     Thời kỳ Chiến Quốc 1467–1590
Thời kỳ Azuchi-Momoyama (An Thổ-Đào Sơn) 1573–1603
     Mậu dịch Nanban (Nam Man)
     Chiến tranh Nhật Bản – Triều Tiên 1592–1598
Thời kỳ Edo/Tokugawa (Giang Hộ/Đức Xuyên)1603–1868
     Chiến tranh Nhật Bản – Lưu Cầu
     Chiến dịch Ōsaka (Đại Phản)
     Tỏa Quốc
     Đoàn thám hiểm Perry
     Hiệp ước Kanagawa (Thần Nại Xuyên)
     Bakumatsu (Mạc mạt)
     Minh Trị Duy tân
     Chiến tranh Boshin (Mậu Thìn)
Hiện đại
Thời kỳ Minh Trị (Meiji) 1868–1912
     Nhật xâm lược Đài Loan 1874
     Chiến tranh Tây Nam
     Chiến tranh Nhật–Thanh
     Hiệp ước Mã Quan
     Chiến tranh Ất Mùi 1895
     Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
     Hòa ước Portsmouth
     Hiệp ước Nhật–Triều 1910
Thời kỳ Đại Chính (Taishō) 1912-1926
     Nhật Bản trong Thế chiến thứ nhất
     
Sự can thiệp của Nhật Bản vào Siberia
     Đại thảm họa động đất Kantō 1923
Thời kỳ Chiêu Hòa (Shōwa) 1926–1989
     Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
     Sự kiện Phụng Thiên
     Nhật Bản xâm lược Mãn Châu
     Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản
     Chiến tranh Trung–Nhật
     Cuộc tấn công Trân Châu Cảng
     Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki
     Chiến tranh Xô–Nhật
     Nhật Bản đầu hàng
     Thời kỳ bị chiếm đóng 1945-1952
     Nhật Bản thời hậu chiếm đóng
     Kỳ tích kinh tế Nhật Bản thời hậu chiến
Thời kỳ Bình Thành (Heisei) 1989–2019
     Thập niên mất mát
     Động đất Kobe 1995
     Cool Japan
     Động đất và sóng thần Tōhoku 2011
Thời kỳ Lệnh Hòa (Reiwa) 2019–nay
     Đại dịch COVID-19 tại Nhật Bản

Thiên hoàng Akihito của Nhật Bản thoái vị vào ngày 30 tháng 4 năm 2019, sự kiện này khiến ông trở thành hoàng đế Nhật Bản đầu tiên thoái vị trong hơn hai thế kỷ qua. Với việc thoái vị này, thời kỳ Bình Thành ở Nhật Bản đã chấm dứt, và người kế vị của ông, về luật, là trưởng nam Hoàng thái tử Naruhito. Lễ đăng cơ của tân hoàng đế diễn ra vào ngày 1 tháng 5 năm 2019.[1] Vì Naruhito hiện chưa có con trai nên Hoàng tử Fumihito, em trai của ông, sẽ trở thành hoàng thái tử kế vị theo dòng truyền ngôi.

Niên hiệu tiếp theo của Nhật Bản trong triều đại của Thiên hoàng Naruhito là Thời kỳ Lệnh Hòa, nó được lấy từ điển tích Nhật Bản, không phải điển tích Trung Quốc như thông lệ trước đây.[2] Về phần Akihito, sau khi thoái vị ông trở thành Thái thượng Thiên hoàng, hoặc Thái thượng Pháp hoàng (nếu ông xuất gia), gọi tắt là cựu hoàng Nhật Bản.

Nhật Hoàng và Hiến pháp sửa

Bối cảnh sửa

Vào năm 2010, Hoàng đế Akihito đã thông báo cho hội đồng cố vấn của mình về ý định muốn rút lui khỏi cương vị Hoàng đế Nhật Bản.[3] Tuy nhiên, các thành viên cấp cao của Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản không có động thái gì.

Vào ngày 13 tháng 7 năm 2016, đài truyền hình quốc gia NHK đã đưa tin rằng Hoàng đế muốn thoái vị để ủng hộ trưởng nam là Thái tử Naruhito trong vài năm.

Các quan chức cao cấp trong Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản khi đó phủ nhận bất kỳ kế hoạch chính thức nào để Nhật Hoàng thoái vị. Sự thoái vị của Hoàng đế sẽ đặt ra yêu cầu sửa đổi Luật Nội chính Hoàng gia, vì hiện không có quy định nào cho một động thái như vậy.[4][5]

Phát biểu trước toàn quốc sửa

Vào ngày 8 tháng 8 năm 2016, Hoàng đế đã có một diễn văn hiếm hoi trên truyền hình, trong đó ông nhấn mạnh về tuổi cao và sức khỏe giảm sút;[6] diễn văn này được hiểu là ông muốn đưa ra hàm ý thoái vị.[7][8]

Thủ tục pháp luật sửa

Với ý định thoái vị đã trở nên rõ ràng, Văn phòng Nội các đã chỉ định Yasuhiko Nishimura làm Phó Đại diện của Cơ quan Hoàng gia.

Vào tháng 10 năm 2016, Văn phòng Nội các đã chỉ định một hội đồng chuyên gia để thảo luận về việc Hoàng đế thoái vị, trong đó khuyến nghị rằng nên có luật áp dụng một lần duy nhất cho riêng trường hợp của Hoàng đế Akihito.

Vào tháng 1 năm 2017, ủy ban Ngân sách Hạ viện đã bắt đầu tranh luận một cách không chính thức về bản chất hiến pháp của sự thoái vị.[3]

Vào ngày 19 tháng 5 năm 2017, dự luật cho phép thoái vị của Akihito đã được ban hành bởi nội các của Chính phủ Nhật Bản. Vào ngày 8 tháng 6 năm 2017, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật một lần cho phép Akihito thoái vị và chính phủ bắt đầu sắp xếp quá trình chuyển giao vị trí này cho Thái tử Naruhito.[9] Nghi lễ thoái vị được thực hiện vào ngày 30 tháng 4 năm 2019, Thái tử Naruhito lên ngôi Thiên hoàng một ngày sau đó, ngày 1 tháng 5 năm 2019.[10]

Ông sẽ nhận nhận tước hiệu Thượng Hoàng Jōkō (上皇?), viết tắt của Thái Thượng Thiên Hoàng Daijō Tennō (太上天皇? Emperor Emeritus) khi thoái vị, và vợ ông, hoàng hậu, sẽ trở thành Thượng Hoàng Hậu Jōkōgo (上皇后? Empress Emerita).[11]

Chú thích sửa

  1. ^ Nhật sẽ có Nhật hoàng mới vào năm 2019
  2. ^ Vương triều Nhật hoàng mới không đặt tên theo điển tích Trung Quốc
  3. ^ a b “Do Not Let the Emperor's Abdication Be an Occasion for Cynical Political Gain - JAPAN Forward”. Japan-forward.com. ngày 11 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2018.
  4. ^ “天皇陛下 「生前退位」の意向示される ("His Majesty The Emperor Indicates His Intention to 'Abdicate'")” (bằng tiếng Nhật). NHK. ngày 13 tháng 7 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2016. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  5. ^ “Japanese Emperor Akihito 'wishes to abdicate'. BBC News. ngày 13 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2016.
  6. ^ “Message from His Majesty The Emperor”. The Imperial Household Agency. ngày 8 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  7. ^ “Japan's Emperor Akihito hints at wish to abdicate”. BBC News. ngày 8 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  8. ^ “The Emperor's Abdication: Sixteen Months of Muted Conflict - JAPAN Forward”. Japan-forward.com. ngày 9 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2018.
  9. ^ “Japan passes landmark bill for Emperor Akihito to abdicate”. BBC News. ngày 8 tháng 6 năm 2017.
  10. ^ Osaki, Tomohiro (ngày 1 tháng 12 năm 2017). “Japan sets date for Emperor Akihito's abdication as ngày 30 tháng 4 năm 2019”. Japantimes.co.jp. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2018.
  11. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2017.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)