Viện Hàn lâm Khoa học Leopoldina

Viện Hàn lâm Khoa học Leopoldina (tiếng Đức: Deutsche Akademie der Naturforscher Leopoldina) là một viện hàn lâm quốc gia của Đức, trụ sở hiện nay ở Halle (Saale), bang Sachsen-Anhalt. Được thành lập năm 1652, Viện Leopoldina được cho là [1], p. 5 hội học giả tồn tại liên tục lâu đời nhất[2] trên thế giới.

Viện Hàn lâm Khoa học Leopoldina
Khẩu hiệununquam otiosus
(chữ Latin: "không bao giờ nhàn rỗi")
Thành lập1.1.1652 ở Đế quốc La Mã Thần thánh
LoạiViện hàn lâm quốc gia
Vị trí
Dịch vụnghiên cứu, tư vấn, giải thưởng, học bổng
Lĩnh vựcKhoa học
Thành viên
1.400 viện sĩ
Nhân vật chủ chốt
Jörg Hacker (Chủ tịch)
Trang webhttp://www.leopoldina.org

Lịch sử sửa

 
Leopold I của Đế quốc La Mã Thần thánh

Hội Leopoldina được thành lập ngày 1.1.1652 ở thành phố Schweinfurt dưới tên tiếng Latin Academia Naturae Curiosorum[3] Bốn thành viên sáng lập là những thầy thuốc Johann Laurentius Bausch - chủ tịch đầu tiên của hội - Johann Michael Fehr, Georg Balthasar Metzger, và Georg Balthasar Wohlfarth.

Năm 1670 Hội bắt đầu xuất bản tờ Ephemeriden, tờ báo Y họcKhoa học đầu tiên của thế giới.

Năm 1677, Leopold I, hoàng đế của đế quốc La Mã Thần thánh, công nhận hội và năm 1687, ông cho hội tên đầy ý nghĩa là Leopoldina.[1], p. 7–8; [4]

Ban đầu, Hội làm việc bằng cách gửi thư và không có trụ sở cố định, trụ sở đặt ở nơi mà ông chủ tịch làm việc. Đến năm 1878 mới có trụ sở cố định ở Halle (Saale) và tới năm 1924 mới tổ chức họp thường xuyên.[1], pp. 8–9

Khi Adolf Hitler lên làm thủ tướng Đức năm 1933, Hội Leopoldina bắt đầu khai trừ những hội viên gốc Do Thái. Albert Einstein là một trong những nạn nhân đầu tiên và cho đến năm 1938 đã có trên 70 hội viên bị khai trừ, trong đó 8 người đã bị Đức Quốc xã giết[5]:

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thì thành phố Halle (Saale) trong đó có tòa nhà trụ sở của Viện thuộc về Đông Đức và chính phủ cộng sản đã liên tục tìm cách quốc hữu hóa viện này. Tuy nhiên viện Leopoldina đã thành công trong việc chống lại những mưu toan của chính phủ, và tiếp tục tự coi mình là một viện phục vụ cho toàn nước Đức. Năm 1991, sau khi tái thống nhất Đức, viện Leopoldina được công nhận cương vị là một tổ chức phi lợi nhuận. Hiện nay viện được chính phủ Cộng hòa liên bang Đức và chính phủ của bang Sachsen-Anhalt cùng tài trợ.[1], pp. 10–14

Tháng 11 năm 2007, Bộ trưởng bộ Khoa học Đức Annette Schavan loan báo việc đặt tên viện Leopoldina lại thành "Viện hàn lâm Khoa học Đức" (Deutsche Akademie der Wissenschaften), và tuyên bố rằng "do uy tín quốc tế của mình, viện Leopoldina đã được tiên định đại diện cho nước Đức trong nhóm những viện hàn lâm quốc tế". Là Viện hàn lâm Khoa học Đức, nên viện có những quyền và trách nhiệm tương ứng chẳng hạn như của Hội hoàng gia Luân Đôn của Anh và Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ.

Theo quyết định của Hội nghị Khoa học chung giữa Liên bang và các bang Đức trong mùa xuân năm 2008[6], viện này trở thành Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Đức từ ngày 14.7.2008.

Hoạt động sửa

Viện hàn lâm Leopoldina là cơ quan hàn lâm hàng đầu ở Đức có chức năng tư vấn cho chính phủ về những vấn đề khoa học, ví dụ như biến đổi khí hậu.

Viện tố chức các hội nghị, những buổi diễn thuyết và tiếp tục xuất bản Ephemeriden dưới tên Nova Acta Leopoldina (Những hoạt động mới của viện Leopoldina). Viện cũng trao nhiều huy chương, giải thưởng, trợ cấp và học bổng cùng bầu chọn những viện sĩ mới cho mình. Viện cũng duy trì một thư viện, một kho lưu trữ tài liệu, và cũng nghiên cứu lịch sử của riêng mình cùng xuất bản tờ Acta Historica Leopoldina (Những hoạt động lịch sử của viện Leopoldina) dành riêng cho chủ đề này.[1], pp. 15–33

Những giải thưởng và vinh danh của Viện sửa

Dưới đây là những giải thưởng và vinh danh mà Viện trao cho các nhà khoa học xuất sắc:

  • viện sĩ danh dự
  • Huy chương Cothenius (trao lần đầu năm 1792)
  • Huy chương Carus (trao lần đầu năm 1896)
  • Huy chương Schleiden (trao lần đầu năm 1955)
  • Huy chương Mendel (từ năm 1965, để vinh danh Gregor Mendel)
  • Huy hiệu Darwin (chỉ trao năm 1959 nhân kỷ niệm 100 năm ngày xuất bản tác phẩm The origin of species)
  • Giải Leopoldina cho các nhà khoa học trẻ
  • Giải Georg Uschmann cho Lịch sử Khoa học
  • Giải nghiên cứu Leopoldina (từ năm 2001, do Quỹ Commerzbank (Ngân hàng thương mại) tài trợ)
  • Giải Thieme của Viện Leopoldina cho Y học
  • Huy chương Công trạng (do Ban chủ tịch Viện trao trong những dịp đặc biệt)

Chức viện sĩ sửa

 
Johann Wolfgang von Goethe

Ba phần tư viện sĩ thuộc những nước nói tiếng Đức (Đức, Áo, Thụy Sĩ) còn một phần tư thuộc khoảng 30 quốc gia khác. Việc được bầu làm viện sĩ của Viện hàn lâmh Khoa học Leopoldina là một vinh dự có tính học thuật cao nhất của Đức.

Tới năm 2007, Viện hàn lâm Khoa học Leopoldina có 157 viện sĩ đã đoạt giải Nobel.[7]

Dưới đây là một số viện sĩ nổi tiếng nhất của Viện hàn lâm Khoa học Leopoldina:

Các chủ tịch từ năm 1652 tới nay sửa

 
Johann Christian Daniel von Schreber

Dưới đây là danh sách các chủ tịch Viện Leopoldina với thời hạn và nơi đặt trụ sở:

Linh tinh sửa

Đọc thêm sửa

  • Johann Ferdinand Neigebaur: Geschichte der kaiserlichen leopoldino-carolinischen deutschen Akademie der Naturforscher während des zweiten Jahrhunderts ihres Bestehens. Frommann, Jena 1860 (Digitalisat)
  • B. Parthier: Die Leopoldina. Bestand und Wandel der ältesten deutschen Akademie. Druck-Zuck, Halle 1994
  • B. Parthier, D. von Engelhardt (Hrsg.): 350 Jahre Leopoldina. Anspruch und Wirklichkeit. Festschrift der Deutschen Akademie der Naturforscher Leopoldina 1652–2002. Druck-Zuck, Halle 2002
  • Sven Röbel, Nico Wingert: Das vergessene Geheimnis. In: Der Spiegel. Ausgabe 38/2005, S. 46–50. (Artikel im pdf-Format, 380 KB)
  • Volker ter Meulen (Hrsg.): Deutsche Akademie der Naturforscher Leopoldina – Geschichte, Struktur, Aufgaben. Druck-Zuck, Halle 2006 (Broschüre im pdf-Format (2 MB) Lưu trữ 2007-09-28 tại Wayback Machine)
  • Georg Uschmann: Deutsche Akademie der Naturforscher Leopoldina 1652–1977, Halle an der Saale, Die Akademie, 1977, Acta historica Leopoldina, Supplementum, 1
  • Georg Uschmann: Das kasierliche Privileg der Leopoldina vom 7. August 1687, Acta historica Leopoldina, Nr. 17, Deutsche Akademie der Naturforscher Leopoldina, Halle an der Saale, 1987
  • Leopoldina: Ein Rundgang durch die Deutsche Akademie der Naturforscher – Nationale Akademie der Wissenschaften, Halle 2001 (PDF)
  • Sybille Gerstengarbe, Heidrun Hallmann, Wieland Berg: Die Leopoldina im Dritten Reich. In: Christoph J. Scriba (Hg.), Die Elite der Nation im Dritten Reich. Das Verhältnis von Akademien und ihrem wissenschaftlichen Umfeld zum Nationalsozialismus (Acta historica Leopoldina; 22). Halle/Saale 1995, S. 167–212.
  • Michael Kaasch und Jochim Kaasch: „Für das Leben der Akademie ist ihr Zentrum hier im engeren mitteldeutschen Raum von größter Bedeutung" - Die Leopoldina und ihre Mitglieder in Halle, Jena und Leipzig von 1945 bis 1961. In: Uwe Hoßfeld, Tobias Kaiser, Heinz Mestrup (Hg.), Hochschule im Sozialismus: Studien zur Geschichte der Friedrich-Schiller-Universität Jena (1945–1990) Bd.1, Köln 2007, S. 762-806 ([1])

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e Self-produced overview of the Leopoldina Lưu trữ 2009-09-12 tại Wayback Machine (accessed ngày 27 tháng 5 năm 2005)
  2. ^ Some societies covering only specific disciplines are older (e.g. the Royal College of Physicians was founded in 1519) and the Royal Society started informally in 1646 and received its charter in 1650 so is generally considered the oldest.
  3. ^ As for instance in the monumental A History of Magic and Experimental Science by Lynn Thorndike (see online).
  4. ^ Groschenheft magazine on the Leopoldina's anniversary (German) Lưu trữ 2007-03-11 tại Wayback Machine (accessed ngày 27 tháng 5 năm 2005)
  5. ^ “Speech of Leopoldinas president Volker ter Meulen 2009” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2012.
  6. ^ „Leopoldina wird Nationale Akademie" Lưu trữ 2014-02-02 tại Wayback Machine, Pressemitteilung des BMBF, 18. Februar 2008.
  7. ^ http://www.leopoldina-halle.de/cms/fileadmin/user_upload/leopoldina_downloads/Nobelpreise_Leopoldina.pdf[liên kết hỏng]

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa