Viện bảo tàng Plantin-Moretus

Bảo tàng Plantin-Moretus là một viện bảo tàng in ấn nằm tại Antwerp, Bỉ là nơi tập trung công việc in ấn của hai nhà in ấn thế kỷ 16 là Christophe PlantinJan Moretus. Nó nằm tại nơi ở cũ và cơ sở in ấn báo Plantin ở Vrijdagmarkt, Antwerp. Năm 2005, UNESCO đã công nhận quần thể Bảo tàng-xưởng-nhà này là Di sản thế giới.

Quần thể Bảo tàng-xưởng-nhà Plantin-Moretus
Di sản thế giới UNESCO
Thư viện của bảo tàng Plantin Moretus
Vị tríAntwerp, Bỉ
Tiêu chuẩn(ii), (iii), (iv), (vi)
Tham khảo1185
Công nhận2005 (Kỳ họp 29)
Diện tích0,23 ha (0,57 mẫu Anh)
Vùng đệm184,1 ha (455 mẫu Anh)
Websitewww.museumplantinmoretus.be/en
Tọa độ51°13′6″B 4°23′52″Đ / 51,21833°B 4,39778°Đ / 51.21833; 4.39778
Viện bảo tàng Plantin-Moretus trên bản đồ Bỉ
Viện bảo tàng Plantin-Moretus
Vị trí của Viện bảo tàng Plantin-Moretus tại Bỉ
Sân trong của viện bảo tàng.
Máy in gốc tại bảo tàng.

Lịch sử sửa

Công ty in ấn được thành lập vào thế kỷ 16 bởi Christophe Plantin, người đã sở hữu những máy đánh chữ hàng đầu Paris vào thời điểm đó.[1] Ông là nhân vật chính trong ngành in ấn đương đại với chủ nghĩa nhân văn. Cuốn sách Đa ngôn ngữ Plantin là tập hợp gồm 8 cuốn văn bản tiếng Do Thái, Ả Rập, Hy Lạp, Syria là một trong những tác phẩm phức tạp nhất thời kỳ này. Ông cũng là người bị nghi ngờ có liên quan đến các thành viên của nhóm dị giáo được gọi là Familia Caritatis, đã khiến ông phải sống lưu vong ở Pháp.[2][3]

Sau cái chết của ông, khu phức hợp này thuộc sở hữu người con rể là Jan Moretus. Trong khi hầu hết các cơ sở in ấn khác đã loại bỏ công nghệ in ấn lỗi thời của họ trong thế kỷ 18 và 19 để đáp ứng thị hiếu thì công ty Plantin-Moretus vẫn giữ gìn cẩn thận bộ sưu tập máy in của người sáng lập.[4][5][6] Năm 1876, Edward Moretus đã bán công ty cho thành phố Antwerp. Một năm sau, công chúng có thể đến thăm các khu vực sinh sống và xưởng in. Bộ sưu tập đã được sử dụng rộng rãi cho việc nghiên cứu, ví dụ như nhà sử học Harry Carter. Con trai của ông là Matthew Carter về sau mô tả nghiên cứu của cha mình là để chứng minh rằng, đó là bộ sưu tập tốt nhất của các loại máy in ấn được thực hiện trong thời kỳ vàng son vẫn còn trong tình trạng hoàn hảo.

Tài liệu tham khảo sửa

  1. ^ Uchelen, edited by Ton Croiset van; Dijstelberge, P. (2013). Dutch typography in the sixteenth century the collected works of Paul Valema Blouw. Leiden: Brill. tr. 426. ISBN 9789004256552.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Imhof, Karen L. Bowen, Dirk (2008). Christopher Plantin and engraved book illustrations in sixteenth-century Europe . Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 9780521852760.
  3. ^ Harris, Jason (2004). The Low Countries as a crossroads of religious beliefs . Leiden [u.a.]: Brill. ISBN 9789004122888.
  4. ^ Mosley, James. “Caractères de l'Université”. Type Foundry. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2015.
  5. ^ Mosley, James. “Garamond or Garamont”. Type Foundry blog. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2015.
  6. ^ Warde, Beatrice (1926). “The 'Garamond' Types”. The Fleuron: 131–179.

Đọc thêm sửa

  • Voet, Leon (1969), The golden compass: a history and evaluation of the printing and publishing activities of the Officina Plantiniana at Antwerp. Vol. 1, Christopher Plantin and the Moretuses: their lives and their world, Amsterdam: Vangendt & Co. London: Routledge & Kegan Paul, ISBN 0710064667
  • Voet, Leon and Kaye, Raymond H. (1972), The golden compass: a history and evaluation of the printing and publishing activities of the Officina Plantiniana at Antwerp. Vol.2 The management of a printing and publishing house in Renaissance and Baroque, Amsterdam: Vangendt & Co. London: Routledge & KeganPaul, ISBN 0839000049

Liên kết ngoài sửa