Virginals hoặc virginal[1] là một nhạc cụ bộ dây cổ thuộc họ harpsichord. Nhạc cụ này rất phổ biến ở châu Âu trong cuối giai đoạn Phục Hưng và đầu giai đoạn baroque.

Đàn virginal của Ruckers, 1583, Bảo tàng âm nhạc Paris
Đàn virginal- tranh khắc gỗ, khoảng năm 1515.

Mô tả sửa

Đàn virginal là một phiên bản hình chữ nhật đơn giản và nhỏ hơn của đàn harpsichord, mỗi phím đàn chỉ tương ứng với một dây chạy song song với bàn phím trên chiều dài của hộp đàn. Hầu hết các đàn virginal không có chân, khi chơi đàn sẽ đặt trực tiếp lên bàn. Những phiên bản sau này của đàn thì có thêm chân đứng.

Cơ chế sửa

Cơ chế của đàn virginals giống hệt cơ chế của đàn harpsichord, theo nghĩa là dùng búa treo trên một miếng gỗ gõ vào dây đàn tương ứng. Tuy vậy, hộp đàn của virginals là hình chữ nhật và tính đơn âm của dây đàn - một dây cho một nốt. Khi đánh đàn, dây đàn được búa gõ vào ở vị trí giữa thay vì một đầu như với harpsichord, tạo ra một âm thanh dày hơn, giống tiếng sáo.

Nguồn gốc tên gọi sửa

Nguồn gốc của tên gọi đàn này còn chưa rõ ràng. Tên này có thể bắt đầu từ chữ Latin virga nghĩa là thanh gỗ, ám chỉ các thanh gỗ đặt ở cuối các sợi dây đàn, nhưng giả thuyết này còn chưa được chứng minh.[2] Một giả thuyết khác cho rằng tên của đàn dựa trên từ virgin, do hầu hết người chơi là những cô gái trẻ,[3] hoặc từ âm thanh của đàn gần giống giọng của một thiếu nữ (vox virginalis).[2] Một quan điểm khác cho rằng tên đàn dựa trên từ Virgin Mary khi đàn được các nữ tu đánh đệm cho thánh ca vinh danh Mẹ Mary.

Ở Anh, trong thời đại ElizabethJacobean, bất kỳ đàn dây phím nào cũng thường được mô tả như một đàn virginals, và điều này có thể áp dụng cho đàn harpsichord, clavichord hay spinet. Vì vậy, các kiệt tác sáng tác sau này của William Byrd thường được chơi trên harpsichords Ý hay harpsichord Flemish với kích thước chuẩn, chứ không chỉ chơi trên virginals như chúng ta ngày nay vẫn gọi. Thuật ngữ hiện đại thường gọi đàn virginals là: a) một nhạc cụ đơn, b) một harpsichord với hai cần gạt, hoặc c) một virginals kép (xem bên dưới).[4]

Lịch sử sửa

Cũng giống như harpsichord, đàn virginals có nguồn gốc từ các psaltery thời kỳ Trung cổ, có thể là trong thế kỷ 15, khi một bàn phím được ghép vào đàn. Từ này được đề cập đến đầu tiên trong Paulus Paulirinus, "Tractatus de musica" của Prague (1413-1471), viết vào khoảng 1460. Ông viết: Đàn virginals là một nhạc cụ có hình dạng giống clavichord, với dây kim loại tạo ra âm sắc giống clavicembalo. Nó có 32 dây, phát âm bằng cách đập các ngón tay lên phím bấm, tạo ra các nốt với khoảng cách nửa cung. Nó được gọi là virginals, vì nó có âm thanh giống như một trinh nữ: nhẹ nhàng và yên tĩnh. OED ghi nhận đàn được nói đến bằng tiếng Anh lần đầu năm 1530, khi vua Henry VIII mua năm nhạc cụ này. Virginals cổ điển được đặt hoặc trên đùi, nhưng chủ yếu đặt trên bàn[5], nhưng sau đó gần như tất cả các đàn virginals đều có chân riêng.

Thời hoàng kim của virginals là nửa sau của thế kỷ 16 đến cuối thế kỷ 17. Đến thời kỳ baroque cực thịnh nó bị spinet làm lu mờ ở Anh còn ở Đức nó được clavichord thay thế.

Phân loại sửa

 
Một cây đàn spinetta ở Ý - đàn virginals do Alessandro Bertolotti sản xuất, khoảng năm 1586, kèm với một hộp đàn giả bao ngoài. Chú ý bàn phím của đàn này nhô ra ngoài, không như bàn phím thụt vào trong của đàn Flemish.

Đọc thêm sửa

  • Germann, Sheridan, "Harpsichord Decoration – A Conspectus" In The Historical Harpsichord, vol. IV. General Editor: Howard Schott. Pendragon Press, Hillsdale, NY, 2002. ISBN 0-945193-75-0
  • Hubbard, Frank, Three Centuries of Harpsichord Making, 2nd ed., Harvard University Press, 1967. ISBN 0-674-88845-6
  • Kottick, Edward, A History of the Harpsichord, Indiana University Press, 2003. ISBN 0-253-34166-3
  • O'Brien, Grant, Ruckers: A Harpsichord and Virginal Building Tradition, Cambridge University Press, 2008. ISBN 978-0-521-06682-2
  • Rueger, Christoph, Musical Instruments and Their Decoration, Seven Hills Books, Cincinnati, Ohio, 1986. ISBN 0-911403-17-5
  • Russell, Raymond, The Harpsichord and Clavichord: an introductory study, 2nd ed., London: Faber and Faber, 1973. ISBN 0-571-04795-5
  • Yorke, James, Keyboard Instruments at the Victoria and Albert Museum, Victoria and Albert Museum, London 1986. ISBN 0-948107-04-9

Tham khảo sửa

  1. ^ Vermeer: Painting of 'Lady Seated at the Virginals'.
  2. ^ a b Bản mẫu:GroveOnline
  3. ^ Virginals@Everything2.com
  4. ^ In Samuel Pepys' diary for ngày 2 tháng 9 năm 1666 during the Great Fire of London: "I observed that hardly one lighter or boat in three that has the goods of a house in, but there was a pair of virginals in it.": Samuel Pepys (ngày 1 tháng 12 năm 2004), Diary of Samuel Pepys, August/September 1666 [EBook #4167], 45, Champaign, Ill.: Project Gutenberg, tr. 18–19.
  5. ^ Dearling, Robert (ed.) (1996) The ultimate encyclopedia of musical instruments, London: Carlton, ISBN 1-85868-185-5