Wikipedia:Tiểu sử người đang sống bị đề nghị xóa

Tiểu sử người đang sống (TSNDS) không có nguồn kiểm chứng là những bài viết đủ điều kiện để xúc tiến quy trình đề xuất xóa đặc biệt, hay còn gọi là BLPPROD. Một bài viết đủ điều kiện treo biển BLPPROD khi và chỉ khi bài viết đó phải viết về tiểu sử của một người đang sống đồng thời không có bất kỳ nguồn tham khảo nào (dưới bất kể hình thức nào) nhằm hỗ trợ cho những thông tin về nhân vật đó trong bài viết. Không giống như quy trình đề xuất xóa thông thường, quy trình xóa dưới dạng thức này chỉ có thể hết hiệu lực (bị vô hiệu hóa) sau khi ai đó đã bổ sung ít nhất một nguồn đáng tin cậy, hỗ trợ cho các tuyên bố về nhân vật được đề cập. Nếu sau thời hạn bảy ngày mà bài viết vẫn không có nguồn kiểm chứng thì sẽ bị xóa. Lưu ý, vì chỉ có vai trò bổ sung nên quy trình xóa này không thay thế các quy trình xóa trước đó cũng như các quy định nội dung khác của Wikipedia.

Có một sự nhầm lẫn phổ biến khi áp dụng quy định này đó là sự khác nhau trong cách thức xử lý (treo hoặc gỡ biển) trước và sau khi bổ sung nguồn. Và để nói một cách dễ hiểu thì là như thế này: Chỉ được thêm thẻ BLPPROD khi bài viết không có bất cứ nguồn dẫn nào hỗ trợ cho các tuyên bố về người còn sống được đề cập tới trong bài viết, nhưng một khi thẻ này đã được đặt trong bài rồi, nếu muốn gỡ xuống, các thành viên phải đảm bảo bài viết tồn tại ít nhất một nguồn đáng tin cậy. Điều này giúp cộng đồng tránh được việc phải xét nét về độ tin cậy của các nguồn dành cho việc bố trí vào bài, đồng thời hạn chế những vấn đề phát sinh khi ai đó đã bổ sung nguồn trong khoảng thời gian yêu cầu.

Lưu ý quan trọng:

  • Các bài viết về TSNĐS vẫn có thể được đề xuất xóa theo quy trình thông thường kể cả khi chúng không đáp ứng các tiêu chí để xóa theo BLPPROD, hoặc khi một bài viết đã được treo biển BLPPROD và bị gỡ xuống trước đó.
  • Quy định này chỉ áp dụng với tất cả các bài viết về TSNĐS được tạo sau ngày 14 tháng 3 năm 2021, tức là ngày cộng đồng đồng thuận thông qua quy định này.

Phạm vi áp dụng sửa

Mặc dù quy định về tiểu sử người đang sống bao gồm tất cả các dạng thông tin về tiểu sử, nhưng quy trình xóa này chỉ áp dụng cho các bài viết về tiểu sử của người đang sống. Nghĩa là, quy trình xóa này không áp dụng cho các nội dung như danh sách cá nhân hoặc thông tin tiểu sử chứa trong các bài viết khác. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về khả năng áp dụng của quy trình này, thì nên sử dụng quy trình xóa khác (ví dụ như biểu quyết xoá bài).

Bối cảnh sửa

Theo quy định về tiểu sử người đang sống, mọi bài viết trên Wikipedia bắt buộc phải có các nguồn đáng tin cậy cho bất kỳ nội dung gây tranh cãi nào về người còn sống. Bên cạnh đó, tất cả các câu trích dẫn cũng như bất kỳ nội dung nào gây tranh cãi hoặc có khả năng gây tranh cãi đều cần ít nhất một nguồn đáng tin cậy theo quy định. Nói tóm lại, thông tin gây tranh cãi càng nhiều thì chất lượng nguồn phải càng cao.

Mọi bài viết có nguồn không phù hợp về người đang sống có thể bị xóa theo quy định xóa trang. Mặt khác, một bài viết thuộc dạng này nếu không chứa ít nhất một nguồn hỗ trợ trực tiếp cho thông tin nêu ra cũng có thể được đề xuất xóa theo quy trình này.

Đề xuất xóa sửa

Để treo biển BLPPROD, phải đảm bảo rằng bài viết không chứa bất kỳ nguồn tham khảo nào (dưới dạng tài liệu tham khảo, liên kết ngoài, v.v.) nhằm hỗ trợ cho các thông tin nêu ra trong bài. Xin lưu ý rằng tiêu chí này khác với tiêu chí được sử dụng cho các nguồn được thêm vào sau khi đã treo biển.

Nếu tình cờ phát hiện một bài viết về người đang sống mà không có nguồn tham khảo, bạn được khuyến khích bổ sung nguồn hoặc loại bỏ bất kỳ nội dung gây tranh cãi nào, đồng thời tìm kiếm các nguồn đáng tin cậy nhằm hỗ trợ cho phần thông tin còn lại trong bài. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đề xuất xóa nhằm khiến người tạo bài chú ý hoặc nhằm đảm bảo rằng một bài viết có vấn đề sẽ nhận được sự chú ý và tham gia đánh giá từ cộng đồng nhanh hơn là chỉ đơn thuần treo biển {{TSNDS không nguồn}} lên bài viết đó. Nếu sau khi xem xét tất cả những điều trên, bạn vẫn muốn sử dụng quy trình xóa này, bạn nên:

Trước khi đề xuất xóa:

  1. Đảm bảo rằng bài viết không chứa bất cứ một nguồn tham khảo nào để hỗ trợ cho các tuyên bố về người còn sống nêu ra trong bài.
  2. Tự cân nhắc tìm các nguồn đáng tin cậy (xem thêm WP:BQXB).
  3. Cân nhắc sử dụng một quy trình xóa khác nếu bạn không cho rằng bài viết đáp ứng các chỉ dẫn về độ nổi bật hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn của một bài viết bách khoa. Ngoài ra, cũng nên kiểm tra xem liệu bài viết có đáp ứng một trong các tiêu chí xóa nhanh hay không. Nếu có, hãy sử dụng thẻ xóa nhanh.
  4. Xem lại lịch sử trang để xác nhận rằng bài viết không bị phá hoại (đặc biệt là bị phá hoại bằng cách xóa bỏ các nguồn trong bài) và không có phiên bản nào khác phù hợp hơn để lùi về.
  5. Cần lưu ý nếu các bài viết thuộc dạng này mà có giọng điệu hoàn toàn tiêu cực thì không áp dụng quy trình này. Thay vào đó, hãy thêm {{db-negublp}} để nhờ một bảo quản viên xóa nhanh.
  6. Nếu bài viết có bất kỳ tuyên bố mang tính tiêu cực hoặc gây tranh cãi mà không có nguồn kiểm chứng, hãy xóa chúng đi.

Các bước đề xuất xóa:

  1. Đặt {{thế:prod blp}} vào đầu bài viết.
  2. Cung cấp một dòng tóm lược sửa đổi thông báo rằng bài viết đã được đề xuất xóa. Lưu ý không đánh vào ô sửa đổi nhỏ.
  3. Cân nhắc đưa bài viết vào danh sách theo dõi của bạn.
  4. Thông báo cho người tạo bài hoặc những người có đóng góp đáng kể cho bài bằng cách để lại tin nhắn tại (các) trang thảo luận của họ để thông báo cho họ về việc bài viết đã được đề xuất xóa. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách dùng mã {{thế:PRODwarningBLP|tên bài viết}} hoặc các dạng thông báo thích hợp khác. Nếu bạn sử dụng Twinkle để đề xuất xóa bài, một thông báo tự động sẽ được gửi cho người tạo bài viết đó.

Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về khả năng áp dụng của quy trình xóa này đối với bài viết, thì nên cân nhắc sử dụng một quy trình xóa khác.

Hủy bỏ quy trình này sửa

Để dời bản mẫu này ra khỏi bài, tức hủy bỏ quy trình xóa này (khi nó được bắt đầu hợp quy), nhất thiết phải cần ít nhất một nguồn đáng tin cậy hỗ trợ cho các tuyên bố về người còn sống hiện diện trong bài. Không xóa thẻ {{prod blp/dated}} cho đến khi bài viết đã đáp ứng yêu cầu trên.

Nếu phát hiện thẻ {{prod blp/dated}} đã bị dời ra khỏi bài thì:

  1. Nếu bài viết vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nêu ra, tức là chưa có ít nhất một nguồn đáng tin cậy xuất hiện trong bài, bạn có thể treo lại biển. Trên thực tế, bạn nên lùi về phiên bản khi mới treo biển (nhằm giữ cho ngày tháng lúc treo biển được chính xác).
  2. Trong các trường hợp đặc biệt khác, khó giải quyết, chẳng hạn như khi ai đó bổ sung một nguồn đáng tin cậy nhưng có nghi vấn về nguồn đó (thay vì đơn thuần sử dụng một nguồn rõ ràng không đáng tin cậy) thì hãy cân nhắc đưa bài viết ra biểu quyết xóa.
  3. Nếu một nguồn có liên quan, đáng tin cậy đã được đưa vào bài nhưng bạn vẫn cho rằng bài viết cần được xóa thì hãy sử dụng một trong các quy trình xóa khác.

Trong mọi trường hợp, bạn nên cân nhắc dành thời gian để làm rõ và thảo luận về thông tin kiểm chứng được với các biên tập viên quan tâm nếu thấy việc đó là hợp lý.

Tiểu sử kết hợp sửa

Đôi khi các trang đổi hướng và các bài viết khác sẽ được chỉnh sửa để biến từ tiểu sử của người này thành tiểu sử của người kia. Nếu các tiểu sử mới này vẫn không có bất kỳ nguồn tham khảo nào thì trước tiên, bạn nên thực hiện các quy trình dưới đây để tách biệt các sửa đổi mới (tiểu sử mới) ra một bài viết khác rồi hãy thực hiện quy trình xóa này. Ở đây, ta sẽ lấy một ví dụ có tên Tiểu sử X. Giả sử, ban đầu đây là một bài viết hoàn chỉnh về nhân vật này, nhưng có ai đó thêm vào những thông tin khác (của một người cùng tên) thay thế, đè chồng lên các phiên bản cũ của bài viết. Lúc đó, hãy làm theo trình tự sau:

  1. Xóa Tiểu sử X theo tiêu chí C6.
  2. Khôi phục lại các chỉnh sửa nào thuộc tiểu sử của nhân vật mới (bị thay thế, đè chồng lên trước đó) rồi chuyển nó đến Tiểu sử X (nghề nghiệp), nhớ tắt đổi hướng.
  3. Khôi phục lại Tiểu sử X. Lúc này, những phiên bản được thành viên kia thêm vào sẽ biến mất.
  4. Nếu Tiểu sử X (nghề nghiệp) là một bài viết không nguồn kiểm chứng thì ta tiến hành thực hiện theo quy trình đề xuất xóa đã nêu trong quy định này.
  5. Nên giải thích cho tác giả của phiên bản mới rằng điều gì đã xảy ra với các sửa đổi của họ và chỉ cho họ bài viết mới hiện đang ở đâu.

Xóa và hủy xóa sửa

Trước khi tiến hành tác vụ xóa theo quy trình này, quản trị viên nên rà soát lại bài và các phiên bản của nó để xác nhận rằng:

  1. Thẻ {{prod blp/dated}} đã tồn tại ít nhất bảy ngày mà bài viết vẫn không có bất kỳ nguồn tham khảo nào (bất kể độ tin cậy ra sao).
  2. Không có nguồn hợp lệ nào được đưa vào bài hoặc được cung cấp trên trang thảo luận của bài.
  3. Không có phiên bản nào khác phù hợp để hoàn nguyên.

Nếu bạn vẫn quyết định xóa bài viết, trước tiên hãy cung cấp lý do cho việc đó, chẳng hạn như lý do tiêu chuẩn được công cụ đề xuất: 'Thẻ BLPPROD hết hạn nhưng tiểu sử người đang sống vẫn không có nguồn'. Nếu bạn đang sử dụng mã lệnh tự động, hãy đảm bảo rằng nó để lại các tóm lược sửa đổi thỏa đáng trong nhật trình. Thay vì xóa, bạn cũng có thể chuyển bài viết vào không gian nháp nếu cảm thấy phù hợp. Để đảm bảo tính trung lập, người xóa bài không nên là người đã treo biển {{thế:prod blp}} lên bài viết đó.

Bài viết có thể bị hủy xóa khi một biên tập viên chuẩn bị thêm một nguồn đáng tin cậy vào bài viết đó. Việc hủy xóa có thể được yêu cầu thông qua một quản trị viên hoặc tại Wikipedia:Yêu cầu hủy xóa. Sau khi bài viết đã được khôi phục, bạn không nên xóa bản mẫu {{prod blp/dated}} mà cần phải đặt lại ngày cho bản mẫu. Trong trường hợp yêu cầu hủy xóa chưa đến mức phải đưa ra Wikipedia:Yêu cầu hủy xóa, quản trị viên thực hiện hủy xóa sẽ kiểm tra xem liệu nguồn đáng tin cậy đã được thêm vào chưa.

Nếu bạn quyết định không xóa bài vì thẻ {{prod blp/dated}} không còn phù hợp nữa — nghĩa là nguồn hợp lệ đã được cung cấp hoặc chính bạn đã bổ sung thêm nguồn vào bài — hoặc nếu quy trình xóa này được thực hiện sai quy tắc ngay từ đầu thì bạn chỉ cần xoá thẻ {{prod blp/dated}} đi. Nếu bài viết tuy có nguồn nhưng phần nào đó trong bài vẫn không có nguồn, hãy cân nhắc gắn bản mẫu {{BLP sources}}.

Mối quan hệ với các quy trình và quy định khác sửa

Quy trình xóa này là một cách thức bổ sung được sử dụng nhằm tăng chất lượng nguồn TSNĐS trên Wikipedia. Không nên hiểu rằng các nội dung trong quy định này có ảnh hưởng đến các quy định cốt lõi hoặc các quy trình xóa hiện có. Nghĩa là, cho dù bài viết về người còn sống không nguồn có nên bị xóa hay không thì những nội dung gây tranh cãi về người đó mà không có nguồn gốc hoặc đáng ngờ phải được loại bỏ ngay lập tức mà không cần thảo luận trước, theo quy định hiện hành.

  1. Một bài viết được treo biển {{prod blp/dated}} vẫn đủ điều kiện để xóa nhanh theo quy trình thông thường. Khi treo thêm biển xóa nhanh cho một bài viết đang được treo biển {{prod blp/dated}}, biển này phải được giữ lại trong trường hợp yêu cầu xóa nhanh không được đáp ứng. Nghĩa là, một bài viết không đáp ứng điều kiện để xóa theo các biển xóa nhanh vẫn có thể đủ điều kiện để xóa theo biển {{prod blp/dated}}. Thẻ này vẫn có thể được khôi phục kể cả khi ai đó đã gỡ nó xuống và thay bằng thẻ xóa nhanh.
  2. Theo quy định của Wikipedia về tiểu sử người đang sống, các bài viết kém chất lượng phải được gắn biển sơ khai hoặc xem xét xóa. Quản trị viên có thể xóa các trang này nếu nội dung trong đó hầu hết là tài liệu gây tranh cãi không có nguồn gốc hoặc có độ tin cậy thấp, không có phương hướng rõ ràng để khắc phục đồng thời không có phiên bản nào khác trong lịch sử tuân thủ quy định này để lùi về.

Xin lưu ý rằng các bài viết về tiểu sử người đang sống không đáp ứng các tiêu chí trên đây vẫn có thể được đề xuất xóa theo quy trình thông thường. Bên cạnh đó, việc một bài viết được đề xuất xóa theo quy trình này nhưng bị từ chối thực sự không ngăn cản nó tiếp tục được đề xuất xóa theo quy trình thông thường và ngược lại.

Xem thêm sửa