Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lam Kinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: |thumb| → |nhỏ|, |right| → |phải|, [[File: → [[Tập tin: using AWB
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
[[Tập tin:National Museum Vietnamese History 65 (cropped).jpg|phải|nhỏ|Phiên bản bia Vĩnh Lăng ở Lam Kinh, [[Thanh Hóa]], dựng lại ở [[Bảo tàng Lịch sử Việt Nam]], [[Hà Nội]]]]
 
'''Khu di tích lịch sử Lam Kinh''' cách [[thanh Hóa (thành phố)|thành phố Thanh Hóa]] 50 km về phía Tây Bắc, nằm trên địa bàn xã Xuân Lam , [[Thọ Xuân]], [[Thanh Hóa]]. Đây là một di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1962. Năm 2012 khu di tích này được công nhận là [[di tích quốc gia đặc biệt]].
 
Nhân vật tạo lập ra Lam Kinh là [[Lê Thái Tổ]]. Sau 10 năm lãnh đạo cuộc [[khởi nghĩa Lam Sơn]] (1418 - 1428) đánh đuổi giặc [[nhà Minh]] và lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh ([[Thăng Long]]), vua Thái Tổ lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất. Đồng thời nhà vua cho xây dựng ở quê hương đất tổ [[Lam Sơn]] một kinh thành gọi là Lam Kinh hay còn gọi là Tây Kinh.
Dòng 16:
Căn cứ vào chiều rộng của nền Ngọ môn và xét về tỷ lệ quy mô các công trình kiến trúc toàn khu cung điện, các nhà nghiên cứu về kiến trúc cổ đã đi đến đoán định, Ngọ môn thành điện Lam Kinh là một công trình kiến trúc khá quy mô.
 
Qua Ngọ môn vào đến sân rồng (còn có tên gọi là sân chầu). Sân trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng diện tích 3.539,2[[mét vuông|m²]] (rộng 58,5m dài 60,5m).
 
Qua sân rồng đến khu chính điện, gồm 3 toà điện lớn xây trên nền đất rộng, cao 1,80m so với sân rồng, bề ngang 38m, chiều sâu 46m. Mặt bằng của điện bố trí hình chữ công I.
Dòng 33:
Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng 300m đường chim bay ở Tây Nam thành điện Lam Kinh. Bia làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao 2,97m; rộng1,94m; dày 0,27m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng được tạc từ đá trầm tích biển nguyên khối có chiều dài 3,46m; rộng 1,9m; cao 0,94m kể cả đế.
 
Nhà bia được dựng lại năm [[1961]] nền nhà có hình gần vuông mỗi cạnh là 8,80m và nhà có 4 mái cong lợp [[ngói mũi hài]], dưới được đỡ bằng 16 cột, mỗi góc 4 cột theo kiểu [[nhà Lê sơ|nhà Lê]]. Nghệ thuật trang trí tinh xảo, phong cách trang trí trên bia phù hợp với nội dung văn bia do [[Nguyễn Trãi]] soạn. Văn bia ngắn gọn, cô đọng phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của vua [[Lê Thái Tổ]].
 
==Các lăng mộ khác==
Lăng các [[Vua]] và [[Hoàng Hậu]] khác trong khu sơn lăng của Triều [[Nhà Lê sơ|Lê Sơ]] ở Lam Kinh gồm:
*Hựu lăng: Lăng vua [[Lê Thái Tông]]
*Lăng Khôn Nguyên: Lăng Hoàng Thái Hậu [[Ngô Thị Ngọc Giao]] ([[mẹ]] [[Vua]] [[Lê Thánh Tông]]). Lăng này có điểm đặc biệt là tượng quan hầu là nữ quan.