Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lao”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n r2.7.2+) (Bot: Đổi hy:Թոքախտ thành hy:Տուբերկուլյոզ
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 20:
'''Lao''' là tình trạng nhiễm [[vi khuẩn]] ''[[Mycobacterium tuberculosis]]'', thường gặp nhất ở [[phổi]] nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến [[hệ thần kinh trung ương]] (lao màng não), [[hệ bạch huyết]], [[hệ tuần hoàn]] (lao kê), [[hệ niệu dục]], [[xương]] và [[khớp]].
 
Hiện nay lao là bệnh nhiễm khuẩn chính và thường gặp nhất, ảnh hưởng đến 2 tỉ người tức 1/3 dân số, với 9 triệu ca mới mỗi năm, gây 2 triệu người tử vong, hầu hết ở các [[các nước đang phát triển|nước đang phát triển]].
 
Hầu hết (90%) các trường hợp nhiễm khuẩn lao là tiềm ẩn không triệu chứng. 10% những người này trong cuộc đời họ sẽ tiến triển thành bệnh lao có triệu chứng, và nếu không điều trị, nó sẽ giết 50% số nạn nhân. Lao là một trong 3 bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao nhất trên thế giới: [[HIV]]/[[HIV/AIDS|AIDS]] giết 3 triệu người mỗi năm, lao giết 2 triệu, và [[sốt rét]] giết 1 triệu.
 
Sự sao lãng trong các chương trình kiểm soát lao, sự bùng phát của đại dịch HIV/AIDS và việc di dân đã khiến lao trỗi dậy. Các chủng lao kháng đa thuốc (MDR, ''multiple drug resistant'') đang tăng. Năm 1993, [[Tổ chức Y tế Thế giới]] tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với lao.
Dòng 28:
== Vi khuẩn ==
 
Tác nhân gây bệnh lao, ''[[Mycobacterium tuberculosis]]'' (MTB), là [[vi khuẩn]] [[hiếu khí]]. Vi khuẩn này phân chia mỗi 16 đến 20 giờ, rất chậm so với thời gian phân chia tính bằng phút của các vi khuẩn khác (trong số các vi khuẩn phân chia nhanh nhất là một chủng ''[[Escherichia coli|E. coli]]'', có thể phân chia mỗi 20 phút). MTB không được phân loại [[Gram dương]] hay [[Vi khuẩn Gram âm|Gram âm]] vì chúng không có đặc tính hoá học này, mặc dù thành tế bào có chứa [[murein|peptidoglycan]]. Trên mẫu nhuộm Gram, nó nhuộm Gram dương rất yếu hoặc là không biểu hiện gì cả. Trực khuẩn lao có hình dạng giống que nhỏ, có thể chịu đựng được [[chất sát khuẩn]] yếu và sống sót trong [[nội bào tử|trạng thái khô]] trong nhiều tuần nhưng, trong điều kiện tự nhiên, chỉ có thể phát triển trong sinh vật ký chủ (cấy ''M. tuberculosis'' ''in vitro'' cần thời gian dài để lấy có kết quả, nhưng ngày nay là công việc bình thường ở phòng xét nghiệm).
 
Trực khuẩn lao được xác định dưới kính hiển vi bằng đặc tính nhuộm của nó: nó vẫn giữ màu nhuộm sau khi bị xử lý với dung dịch acid, vì vậy nó được phân loại là "[[trực khuẩn kháng acid]]" (''acid-fast bacillus'', viết tắt là AFB). Với kỹ thuật nhuộm thông thường nhất là [[nhuộm Ziehl-Neelsen]], AFB có màu đỏ tươi nổi bật trên nền xanh. Trực khuẩn kháng acid cũng có thể được xem bằng kính hiển vi huỳnh quang và phép [[nhuộm auramine-rhodamine]].
Dòng 47:
Mặc dù chỉ 10% ca nhiễm vi khuẩn lao tiến triển đến bệnh lao, nhưng tỉ lệ tử vong là 51% nếu không điều trị.
 
Nhiễm lao bắt đầu khi trực khuẩn lao vào đến [[phế nang]], xâm nhiễm vào đại thực bào phế nang và sinh sôi theo cấp số mũ. Vi khuẩn bị [[tế bào đuôi gai]] bắt giữ và mang đến [[hạch bạch huyết|hạch lympho]] vùng ở [[trung thất]], sau đó theo dòng máu đến các mô và cơ quan xa, nơi mà bệnh lao có khả năng phát triển: đỉnh phổi, hạch lympho ngoại biên, thận, não và xương.
 
Lao được phân loại là trình trạng viêm u hạt. [[Đại thực bào]], lympho bào T, lympho bào B và nguyên bào sợi là các tế bào kết tập lại tạo u hạt, với các lympho bào vây quanh đại thực bào. Chức năng của u hạt không chỉ ngăn cản sự lan toả của mycobacteria, mà còn tạo môi trường tại chỗ cho các tế bào của hệ miễn dịch trao đổi thông tin. Bên trong u hạt, lympho bào T tiết [[cytokine]], như interferon gamma, hoạt hoá đại thực bào và khiến chúng chống nhiễm khuẩn tôt hơn. Lympho T cũng giết trực tiếp các tế bào bị nhiễm.