Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vịnh Hạ Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 19:
Vịnh Hạ Long có từ xa xưa do những kiến tạo địa chất. Tuy nhiên, trong tâm thức của người Việt từ thời [[tiền sử]] với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn [[con Rồng cháu Tiên]], một số [[truyền thuyết]]<ref>Hai truyền thuyết dưới đây tóm lược trong ''Hạ Long-cảnh đẹp thần tiên'' trong cuốn ''Văn hóa Việt Nam tổng hợp'' (1989-1995), Ban Văn hóa Văn nghệ trung ương xuất bản, Hà Nội, 1989.</ref> cho rằng khi [[người Việt]] mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, [[Ngọc Hoàng]] sai Rồng Mẹ mang theo một đàn [[Rồng]] Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền [[giặc]] từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển, như bức tường thành vững chắc, bất ngờ chặn bước tiến của thuyền giặc. Đoàn thuyền của giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành.
 
Sau khi giặc tan, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long, Rồng Con đáp xuống là [[Bái Tử Long]]. Đuôi đàn Rồng quẫy nước trắng xoá là [[Bạch Long Vĩ]] (bán đảo Trà Cổ ngày nay).
 
Lại có truyền thuyết khác nói rằng cũng vào thời kỳ có giặc, một con rồng đã bay theo dọc sông về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường chắn bước tiến của [[thủy quân]] giặc, chỗ rồng đáp xuống được gọi là Hạ Long.
 
==Tên gọi qua các thời kỳ lịch sử==
Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc Thuộc gọi là Lục Châu, Lục Hải. Các thời [[Lý]], [[Trần]], [[Lê]] gọi là Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long (rồng đáp xuống) mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải <ref>Mục từ ''Hạ Long-cảnh đẹp thần tiên'' Sách đã dẫn. Trang 131. </ref> của Pháp từ cuối thế kỷ 19.
 
Trên tờ ''Tin tức Hải Phòng'' xuất bản bằng [[tiếng Pháp]] có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là Vịnh Hạ Long ngày nay với nhan đề ''Rồng xuất hiện trên Vịnh Hạ Long'', khi viên thiếu úy [[người Pháp]] [[Legderin]], thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi [[rắn biển]] khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902)<ref>Theo sách ''Văn hóa nghệ thuật Quảng Ninh, từ một góc nhìn'', Quảng Ninh, 2002
</ref>. Có lẽ người Châu Âu đã liên tưởng con vật này giống như con [[rồng]] châu Á, loài vật [[huyền thoại]] được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước đồng văn châu Á nói chung. Bên cạnh những truyền thuyết của Việt Nam về Rồng Mẹ và Rồng Con đáp xuống khu vực vịnh đảo vùng Đông Bắc này là sự xuất hiện con vật lạ hiện hữu như rồng trong [[thực tại]], có thể đã trở thành các lý do khiến vùng biển đảo Quảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay<ref>http://www.halong.org.vn/details.asp?lan=vn&id=547</ref>.
 
==Khí hậu==
Vịnh Hạ Long là vùng đảo có khí hậu phân hóa 2 mùa rõ rệt: [[mùa hạ]] nóng ẩm, và [[mùa đông]] khô lạnh. [[Nhiệt độ]] trung bình năm từ 15°C-25°C; [[lượng mưa]] vào khoảng từ 2000mm–2000mm/năm. Vịnh Hạ Long còn có hệ thống [[thủy triều]] rất đặc trưng với mức triều vào khoảng 3.5-4m/ngày. [[Độ mặn]] trong nước biển vào khoảng từ 31 đến 34.5MT vào mùa khô nhưng vào mùa mưa, mức này có thể thấp hơn.
 
==Dân số==
[[Hình:Ha Long Bay with boats.jpg|nhỏ|trái|250px|Vạn chài trên Vịnh]]
Dân số trong vùng Vịnh Hạ Long vào khoảng 1600 người tập trung ở các làng đánh cá: Cửa Vạn, Ba Hang, Cống Tàu và [[Vung Viêng]] (thuộc [[phường Hùng Thắng]], [[thành phố Hạ Long]]). Cư dân vùng Vịnh sống chủ yếu trên [[thuyền]], trên nhà [[bè]] để thuận tiện cho việc đánh bắt, nuôi trồng và lai tạo các giống [[thủy sản]], [[hải sản]]. Hiện nay các cư dân tại các làng nổi đã có những biến chuyển nhiều trong đời sống. Hoạt động kinh doanh [[du lịch]] phát triển mạnh tại làng nổi của vạn chài.
 
==Cảnh quan==
Vùng di sản trên Vịnh Hạ Long được thế giới công nhận (vùng lõi) có diện tích 434 km² bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là [[đảo Đầu Gỗ]] (phía tây), [[hồ Ba Hầm]] (phía nam) và [[đảo Cống Tây]] (phía đông). Vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng năm [[1962]]. Địa hình Hạ Long là đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng đất mặn có sú vẹt mọc và những đảo đá vôi vách đứng tạo nên những vẻ đẹp tương phản nhau, kết hợp hài hòa, sinh động các yếu tố: [[đá]], [[nước]] và [[bầu trời]]<ref>http://www.halong.org.vn/details.asp?lan=vn&id=555</ref>.
 
[[Hình:Ha long bay.jpg|nhỏ|trái|250px|Một số đảo trên Vịnh Hạ Long]]
Dòng 48:
 
===Hang động===
Không chỉ những biến đổi của những đảo đá trầm mặc màu xanh đen trên mặt nước xanh vùng Vịnh hấp dẫn du khách, trên những chiếc [[thuyền dơi]] nâu đỏ xuất phát từ bến tàu Hạ Long bắt đầu cuộc hành trình ngao du sơn thủy, những khám phá mới lạ lại tiếp tục khi du khách lên đảo, thăm thú những những hang động kỳ vĩ, ẩn chứa nhiều chứng tích lịch sử. Những hang động nổi tiếng tại Hạ Long, theo các nhà [[thám hiểm địa chất]] người Pháp, khi nghiên cứu về Vịnh Hạ Long đầu thế kỷ 20, khẳng định rằng hầu hết trong số chúng đều được kiến tạo trong thế [[Pleistocen]] kéo dài từ 2 triệu đến 11 ngàn năm trước.
 
Cách [[thành phố Hạ Long]] khoảng 8 km là [[đảo Vạn Cảnh]], còn gọi là đảo [[Canh Độc]]. Trong sách [[Đại Nam nhất thống chí]] có ghi: "Hòn Canh Độc lưng chừng đảo có động rộng rãi chứa được vài ngàn người". Ngày nay, qua khảo cứu, đảo Vạn Cảnh có đỉnh cao 189m, hình dáng như một chiếc ngai ôm hai hang động tuyệt đẹp là hang Đầu Gỗ nằm chênh vênh trên cao và [[động Thiên Cung]] kỳ bí. Hang Đầu Gỗ và động Thiên Cung cách nhau 100m, vì vậy được thông nhau bằng những lối đi quanh co, uốn lượn. Du khách vừa bước vào cửa động Thiên Cung cảm thấy choáng ngợp bởi vẻ đẹp huyền ảo của động như một đền đài hoành tráng, mỹ lệ. Vách động cao và thẳng đứng được bao bọc bởi những [[nhũ đá]] và trên mỗi vách động ấy thiên nhiên đã khảm nhiều hình thù kỳ lạ, hấp dẫn người xem. Đó là những hình tượng [[Nam Tào]], [[Bắc Đẩu]], tiên nữ múa hát, người và chim, hoa, muông thú đang dự tiệc rất sống động, hoàn toàn do bàn tay nhào nặn của tạo hóa tác thành qua hàng vạn năm. Cửa động nhỏ hẹp được giấu kín trong lòng núi nhưng càng đi vào bên trong, lòng động càng mở lớn và rộng, dẫn dắt người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ lộng lẫy này sang lộng lẫy khác. Đi hết động Thiên Cung cũng là lúc du khách bước chân sang hang Đầu Gỗ, còn gọi là hang Giấu Gỗ, một hang động gợi cảm giác choáng ngợp với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ. Tên gọi Hang Đầu Gỗ (tập trung gỗ) có từ sau khi tướng [[Trần Hưng Đạo]] chỉ huy ba quân giấu các cọc gỗ lim tại đây, trước khi đem đóng xuống [[lòng sông Bạch Đằng]] để bày thế trận cùng thủy quân đánh úp, đốt cháy đoàn thuyền tải lương thực của giặc [[Nguyên Mông]] vào mùa xuân năm 1288. Cửa hang ở lưng chừng vách núi, bên trong là những trụ đá lởm chởm với nhiều hình dạng. Vách hang thẳng đứng vun vút, bên trong hang tối mờ, sâu thẳm để rồi trong khoảng tối đó, du khách bất ngờ bước qua khoảng sáng hiếm hoi từ những giếng trời ẩn hiện trên trần động.