Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Ten-Go”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Thay thể loại đã đổi hướng Xung đột 1945 bằng Xung đột năm 1945
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng; sửa cách trình bày
Dòng 20:
'''Cuộc hành quân Ten-Go''' ({{Ja-ksrhv|k=天號作戰|s=天号作戦|r=Ten-gō Sakusen|hv=Thiên hiệu tác chiến}}) là cuộc tổng phản công của [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản]] nhằm vào lực lượng [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] tại Okinawa. Đây cũng là trận đụng độ không quân - hải quân cuối cùng giữa hải quân Nhật và Mỹ tại [[Chiến tranh Thái Bình Dương|mặt trận Thái Bình Dương]] trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]].<ref name="Yamamoto262"/> Một số tên gọi khác được sử dụng cho chiến dịch này là ''Chiến dịch Thiên Hiệu'', ''Operation Heaven One'' (tiếng Anh) hay ''Ten-ichi-gō'' (tiếng Nhật), ''Hải chiến Bonomisakioki''.
 
Tháng 4 năm [[1945]], Đệ nhị hạm đội thuộc [[Hạm đội Liên hợp]] Nhật Bản bao gồm [[thiết giáp hạm]] lớn nhất thế giới [[yamato (thiết giáp hạm Nhật)|''Yamato'']], cùng [[tàu tuần dương|tuần dương hạm]] hạng nhẹ [[Tuầnyahagi (tàu tuần dương hạmNhật) Yahagi(1942)|''Yahagi'']] và 8 [[tàu khu trục|khu trục hạm]] đã thực hiện một cuộc tổng phản công của hải quân Nhật ở [[Okinawa]]; nhưng nếu lưu ý kỹ càng hơn về văn hóa Nhật Bản và tình thế chiến tranh của Nhật lúc đó, có thể nhận thấy cuộc hành quân này chính là một hành động "Harakiri - tự sát để bảo toàn danh dự" của Hải quân Đế quốc Nhật Bản theo truyền thống [[võ sĩ đạo]].<ref name="TBD131">{{harvnb|Lê Vinh Quốc|Huỳnh Văn Tòng|2000|p=131}}</ref> Tuy nhiên, trước khi đến được Okinawa, chỉ trong 2 giờ, những máy bay Mỹ xuất phát từ các [[tàu sân bay|hàng không mẫu hạm]] đã đánh chìm ''Yamato'', ''Yahagi'' cùng 4 khu trục hạm khác vào ngày [[7 tháng 4]] năm [[1945]]. Cùng lúc đó, để phối hợp với cuộc hành quân này, người Nhật đã cho xuất phát nhiều [[Thần phong|Kamikaze]] từ phi trường cực nam [[Kyushu|Kyūshū]] tấn công hạm đội Mỹ tại Okinawa gây hư hại cho một số tàu chiến Mỹ.
 
Trận đánh này đã chứng tỏ sức mạnh vượt trội của không, hải quân Mỹ trên [[Thái Bình Dương]] cũng như uy lực nổi trội của hàng không mẫu hạm so với thiết giáp hạm không có sự che chở của không lực. Thất bại trong cuộc hành quân này đã đánh dấu chấm hết của Hải quân Nhật cũng như báo hiệu giờ tàn của [[Đế quốc Nhật Bản]] trong cuộc chiến.
Dòng 27:
Đầu năm [[1945]], sau những trận hải chiến tại [[quần đảo Solomon]], [[Trận chiến biển Philippines|biển Philippines]] và [[Trận chiến vịnh Leyte|vịnh Leyte]], [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản]] đã phải chịu những tổn thất nặng nề, đặc biệt là trong trận [[trận chiến vịnh Leyte|hải chiến vịnh Leyte]], nhiều thiết giáp hạm và tuần dương hạm hạng nặng, được gìn giữ từ lâu đã bị đánh chìm hoặc hư hại nặng.<ref name="Yamamoto213">{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=213}}</ref> Giờ đây, phần lớn các chiến hạm của hạm đội Liên hợp được neo đậu chủ yếu tại các hải cảng Nhật Bản, trong đó những chiến hạm lớn nhất tập trung tại Kure, Hiroshima.<ref name="Yamamoto216">{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=216}}</ref>
 
Tháng 7 năm [[1944]], [[Saipan]] bị quân Mỹ đánh chiếm. Mục tiêu tiếp theo của người Mỹ là [[Đảo Iō|Iwo Jima]]. Sau những cuộc pháo kích dữ dội, [[thủy quân lục chiến Hoa Kỳ|thủy quân lục chiến Mỹ]] bắt đầu đổ bộ lên Iwo Jima vào ngày [[19 tháng 2]]. Không một chiến hạm nào của hải quân Nhật được gửi đến để chống lại cuộc đổ bộ chỉ cách Nhật Bản 700 dặm này.<ref>{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=215}}</ref> Trong lúc đó, các máy bay [[Boeing B-29 Superfortress|B-29]], xuất phát từ [[quần đảo Bắc Mariana|quần đảo Mariana]], liên tục gia tăng cường độ oanh tạc trên lãnh thổ Nhật Bản.
 
Tại Bộ tư lệnh tối cao Đế quốc Nhật Bản, những cuộc bàn luận sôi nổi đã diễn ra trong nhiều ngày xoay quanh những gì còn lại của hạm đội Liên hợp. Bộ tư lệnh vẫn chưa quyết định được có nên sử dụng hạm đội vào nhiệm vụ tấn công, hay là duy trì phòng thủ nhằm chống lại cuộc đổ bộ trong tương lai. Giữa Hải quân và [[Lục quân Đế quốc Nhật Bản|Lục quân]] Nhật Bản cũng xảy ra mâu thuẫn. Trong lúc Hải quân cho rằng nên để hạm đội này ở lại trong các hải cảng Nhật Bản vì khả năng yếu kém của nó, thì Lục quân lại đề cập đến trận đánh ở vịnh Leyte nhằm vạch ra cho Hải quân thấy việc gìn giữ các chiến hạm là sai lầm, dễ làm mồi cho máy bay Mỹ tấn công.<ref name="Yamamoto216"/> Ngày [[19 tháng 3]], lý luận của Lục quân đã chiến thắng khi một lực lượng đặc nhiệm hàng không mẫu hạm Mỹ tiến sát vào bờ biển Nhật Bản và tung hàng trăm máy bay tấn công các chiến hạm đang neo đậu tại Kure và [[Kobe]]. Kết quả là phía Nhật có 17 chiến hạm bị hư hại, bao gồm 6 [[tàu sân bay|hàng không mẫu hạm]] và 3 [[thiết giáp hạm]], trong số đó có 2 thiết giáp hạm [[Hyūga (thiết giáp hạm Nhật)|''Hyūga'']] và [[Ise (thiết giáp hạm Nhật)|''Ise'']], tồn tại sau trận đánh ở vịnh Leyte đã bị trúng bom trong khi đang sửa chữa tại xưởng tàu ở Kure.<ref name="Yamamoto216"/>
Dòng 36:
 
== Kế hoạch và sự chuẩn bị của hải quân Nhật ==
Đệ nhị hạm đội là lực lượng chiến đấu duy nhất còn lại của [[hạm đội Liên hợp]] nhưng cũng chỉ còn có 10 chiến hạm bao gồm siêu [[thiết giáp hạm]] [[yamato (thiết giáp hạm Nhật)|''Yamato'']], [[tàu tuần dương|tuần dương hạm]] hạng nhẹ [[yahagi (tàu tuần dương hạmNhật) Yahagi(1942)|''Yahagi'']] và 8 [[tàu khu trục|khu trục hạm]]. Tư lệnh của hạm đội là phó đô đốc Seiichi Itō, một người chưa từng lãnh nhiệm vụ trên mặt biển bao giờ và cũng chưa biết qua kinh nghiệm chiến đấu nào trong suốt cuộc chiến.<ref name="Yamamoto213"/> Tổ chức của hạm đội này bao gồm:
* Thiết giáp hạm ''Yamato'' (soái hạm): [[hạm trưởng]] là [[Chuẩn Đô đốc]] [[Aruga Kōsaku|Kōsaku Aruga]]
* Phân đội 2 khu trục hạm: Chuẩn Đô đốc [[Keizō Komura]], bao gồm tuần dương hạm hạng nhẹ ''Yahagi'' do [[Đại tá]] [[Tameichi Hara Yamamoto]] làm hạm trưởng
Dòng 43:
* Hải đội 41 khu trục hạm: Đại tá Masayoshi Yoshida, bao gồm các khu trục hạm [[khu trục hạm Fuyutsuki|''Fuyutsuki'']] (Trung tá Hidechika Sakuma), [[khu trục hạm Suzutsuki|''Suzutsuki'']] (Trung tá Shigetaka Amano).
[[Tập tin:YamatoTenGoOfficers.jpg|nhỏ|300px|Ảnh các sĩ quan chỉ huy trên soái hạm ''Yamato'' vào ngày [[5 tháng 4]], [[1945]], 2 ngày trước cuộc hành quân]]
Vào ngày [[5 tháng 4]], [[Phó Đô đốc]] [[Ryunoskue Kusaka]], tham mưu trưởng hạm đội Liên hợp đã từ [[Kanoya, Kagoshima|Kanoya]] đến [[Tokuyama]] để họp với các sĩ quan hàng đầu của Đệ nhị hạm đội trên soái hạm ''Yamato'' cũng như ra tín hiệu bắt đầu cuộc hành quân Ten-Go. Cùng lúc đó, cũng diễn ra một cuộc họp giữa giữa các chỉ huy trưởng hải đội và hạm trưởng trên tuần dương hạm ''Yahagi''. Chuẩn Đô đốc Komura đã trình bày kế hoạch mà Đô đốc Kusaka mang đến, theo đó Bộ tư lệnh tối cao muốn Đệ nhị hạm đội đến [[Okinawa]] mà không có [[máy bay|phi cơ]] yểm trợ và [[nhiên liệu]] chỉ vừa đủ cho lượt đi.<ref name="Yamamoto220">{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=220}}</ref> Do không đồng ý với kế hoạch đó, Komura đã yêu cầu Itō và Kusaka tạm ngưng phiên họp trên soái hạm ''Yamato'' để trở về ''Yahagi'' hội ý với các chỉ huy trưởng và hạm trưởng. Các chỉ huy trưởng Shintani, Kodaki ngay lập tức ra ý kiến phản đối kế hoạch tự sát này, còn các [[Đại tá]] Tameichi Hara, Yoshida và Sugihara đề nghị thi hành các sứ mạng đơn độc hơn là đưa toàn bộ hạm đội đến chỗ chết tại Okinawa.<ref>{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=222}}</ref>
 
Cũng trong ngày 5 tháng 4, 13 giờ, Komura quay lại ''Yamato''. Tại đây, ông mất một giờ để trình bày ý kiến của cuộc hội ý vừa rồi. Tuy nhiên, Đô đốc Kusaka đã giải thích rằng đây không phải là một chuyến đi tự sát, mà theo kế hoạch này, trong khi các [[tàu sân bay|hàng không mẫu hạm]] của đối phương đang bận đối phó với Đệ nhị hạm đội, phi trường [[Kanoya, Kagoshima|Kanoya]] nằm ở cực nam [[Kyushu]] sẽ cho xuất kích nhiều [[Thần phong|Kamikaze]] tấn công hạm đội Mỹ ở Okinawa.<ref name="Yamamoto223">{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=223}}</ref> Sau đó, Kusaka còn giải thích thêm về sự chán nản của Bộ tư lệnh tối cao và lục quân về vai trò của thiết giáp hạm ''Yamato'', đặc biệt là việc chiếc tàu này đã bỏ chạy trong trận [[trận chiến vịnh Leyte|hải chiến vịnh Leyte]].<ref name="Yamamoto262"/> Tới đây, đô đốc Itō nói: ”''Tôi nghĩ chúng ta đã được trao cơ hội để chết một cách thích đáng. Một samurai đã sống một đời sống như vậy, hẳn luôn luôn được chuẩn bị để chết''.<ref name="Yamamoto224">{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=224}}</ref>” Và cuộc tranh luận cũng chấm dứt ở đó. 16 giờ, Komura trở về ''Yahagi'' và thông báo mệnh lệnh cuối cùng. Sau đó, các chỉ huy trưởng hải đội và hạm đội đều lần lượt thay đổi ý kiến và đồng ý cuộc hành quân.<ref name="Yamamoto224"/>
 
Sau khi chấp nhận mệnh lệnh, sĩ quan các cấp đều tập trung tại soái hạm ''Yamato'' để tham dự buổi thuyết trình. Phó Đô đốc Itō kết thúc buổi họp với lưu ý: ”''Vì nhiệm vụ này khác thường, các vị chỉ huy trưởng nên cho di chuyển tất cả các sĩ quan thực tập, những người bệnh và bất kì người nào xét thấy không thích hợp. Đây là một vấn đề thuộc quyền cân nhắc của quý vị''”.<ref>{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=225}}</ref> Vào nửa đêm, tất cả các chiến hạm được nhận nhiên liệu. Mặc dù đã có lệnh chỉ cung cấp nhiên liệu cho các chiến hạm vừa đủ cho lượt đi, những nhân viên tại Tokuyama trên thực tế đã đã cung cấp cho ''Yamato'' và những chiến hạm còn lại toàn bộ số nhiên liệu có tại cảng lúc đó. Tuy nhiên, số nhiên liệu này cũng không đủ để giúp các chiến hạm này từ Okinawa trở về Nhật Bản.<ref>{{harvnb| Spurr, Russell|1995|p=162-165}}</ref>
Dòng 52:
=== Ngày 6 tháng 4 ===
[[Tập tin:Ten-goMap-fr.svg|300px|nhỏ|Hành trình của Đệ nhị hạm đội (đường màu đen) và vị trí các hàng không mẫu hạm Mỹ (tô đỏ)]]
16 giờ ngày [[6 tháng 4]], hạm đội nhổ neo rời căn cứ đi chiến đấu.<ref>{{harvnb|Yoshida, Mitsuru|1999|p=30}}</ref> Chiếc ''Yahagi'' chạy dẫn đầu, tiếp đó là 4 [[tàu khu trục|khu trục hạm]]. Theo sau là ''Yamato'' và 4 khu trục hạm còn lại. Trên một chiếc [[thủy phi cơ]], phó đô đốc Kusaka bay theo đoàn tàu một chặng dài rồi mới quay trở lại. Hai giờ sau, hạm đội tiến vào [[eo biển Bungo]], nằm giữa [[Kyushu]] và [[Shikoku]]. Bất ngờ hai chiếc [[Boeing B-29 Superfortress|B-29]] bay cao khỏi tầm cao xạ thả một loạt bom xuống đoàn tàu nhưng không trái nào trúng mục tiêu.<ref>{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=232}}</ref>
 
Buổi tối, toàn bộ thủy thủ đoàn của tuần dương hạm ''Yahagi'' tập hợp trên sàn tàu để nghe hạm trưởng Hara đọc thông điệp đặc biệt của [[Đô đốc]] [[Soemu Toyoda]]:
Dòng 73:
 
=== Ngày 7 tháng 4 ===
[[Tập tin:Yamato2.jpg|nhỏ|250px|phải|Máy bay Mỹ, như chiếc [[Curtiss SB2C Helldiver|Curtiss Helldiver]] này, đang bắt đầu tấn công soái hạm [[yamato (thiết giáp hạm Nhật)|''Yamato'']] (chính giữa bên trái). Một khu trục hạm Nhật đang ở vị trí chính giữa bên phải hình.]]
Hạm đội Nhật chạy theo hình chữ chi với tốc độ 20 [[hải lý|hải lí]] mỗi giờ dọc theo bờ biển phía nam [[Kyushu]]. 7 giờ sáng ngày [[7 tháng 4]], hạm đội này xoay sang hướng 210 độ, giả vờ tiến về [[Sasebo]], nằm ở phía tây nam Kyushu. Trên đoạn hải trình nghi binh này, các chiến hạm khác từ từ tạo thành một đội hình vòng tròn bao quanh thiết giáp hạm ''Yamato'', với bán kính 2.000 m. Ngay sau khi vòng tròn thành lập xong, các chiến hạm gia tăng tốc độ lên 24 hải lí mỗi giờ và chạy theo hình chữ chi trở lại. Đội hình này rất hữu hiệu trong việc chống lại [[tàu ngầm]] nhưng lại rất khó đối đầu với các [[máy bay]], có thể nhắm vào bất kì góc độ nào tấn công cũng được.<ref>{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=237}}</ref>
 
Sau đó, hạm đội xoay sang hướng Nam để chạy ra [[ĐôngBiển HảiHoa (biển Trung Quốc)Đông|Đông Hải]]. Lúc 9 giờ, khu trục hạm [[khu trục hạm Asashimo|''Asashimo'']], chạy phía phải ''Yahagi'', bỗng nhiên giảm tốc độ. Qua tín hiệu bằng cờ, chiếc tàu này thông báo đã gặp trục trặc về máy móc và buộc phải rút lui khỏi hạm đội. Komura ra lệnh cho khu trục hạm [[kasumi (tàu khu trục Nhật)|''Kasumi'']] điền vào khoảng trống và 4 khu trục hạm chạy phía sau đôn lên. Việc điều chỉnh được thực hiện dễ dàng dù đoàn tàu tiếp tục chạy theo hình chữ chi. Trong lúc đó, các máy bay trinh sát Mỹ đã gửi một số công điện báo cáo về hướng tiến của hạm đội Nhật. Lúc 11 giờ 30, một thủy phi cơ [[Consolidated PBY Catalina|PBY Catalina]] bay ngoài tầm cao xạ hạm đội, xoay vòng tròn quanh đoàn tàu và gửi báo cáo chi tiết về hoạt động của hạm đội này.<ref name="Yamamoto240">{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=240}}</ref> Trong khi đó, căn cứ quan sát của người Nhật ở [[Omami Oshima]], một hòn đảo nằm giữa Kyushu và Okinawa, đã đưa tin 150 máy bay Mỹ đang tiến về hướng Bắc, báo động về khả năng bị không kích cho hạm đội Nhật.<ref name="Yamamoto240"/> Soái hạm ''Yamato'' phát lệnh gia tăng khoảng cách các chiến hạm lên 5.000 m, một khoảng cách căn bản để chống không kích. ''Yahagi'' và 7 khu trục hạm khác cũng gia tăng tốc lực, và các xạ thủ đều trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.<ref name="Yamamoto240"/>
 
Khoảng 10 giờ sáng ngày 7 tháng 4, hải quân Mỹ cho xuất kích gần 400 máy bay xuất phát từ 11 [[tàu sân bay|hàng không mẫu hạm]] thuộc Lực lượng đặc nhiệm 58 (11 hàng không mẫu hạm lần lượt là [[USS Hornet (CV-12)|''Hornet'']], [[USS Bennington (CV-20)|''Bennington'']], [[USS Belleau Wood (CVL-24)|''Belleau Wood'']], [[USS San Jacinto (CVL-30)|''San Jacinto'']], [[USS Essex (CV-9)|''Essex'']], [[USS Bunker Hill (CV-17)|''Bunker Hill'']], [[USS Hancock (CV-19)|''Hancock'']], [[USS Bataan (CVL-29)|''Bataan'']], [[USS Intrepid (CV-11)|''Intrepid'']], [[USS Yorktown (CV-10)|''Yorktown'']] và [[USS Langley (CVL-27)|''Langley'']]) đang ở ngoài khơi phía đông [[Okinawa]]. Các máy bay này bao gồm khu trục cơ [[F6F Hellcat]], máy bay ném bom bổ nhào [[Curtiss SB2C Helldiver|SB2C Helldiver]] và máy bay ném ngư lôi [[Grumman TBF Avenger|TBF Avenger]]. Một lực lượng khác gồm 6 [[thiết giáp hạm]] ([[USS Massachusetts (BB-59)|''Massachusetts'']], [[USS Indiana (BB-58)|''Indiana'']], [[USS New Jersey (BB-62)|''New Jersey'']], [[USS South Dakota (BB-57)|''South Dakota'']], [[USS Wisconsin (BB-64)|''Wisconsin'']] và [[USS Missouri (BB-63)|''Missouri'']]), có [[tàu tuần dương|tuần dương hạm]] ([[USS Alaska (CB-1)|''Alaska'']] và [[USS Guam (CB-2)|''Guam'']]) và khu trục hạm yểm trợ. Tất cả các chiến hạm này đều thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 58 của hải quân Mỹ.
 
[[Tập tin:Yahagi 02.jpg|nhỏ|210px|trái|[[Tuần dương hạm Yahagi (1942)|''Yahagi'']] đang chịu sự tấn công của bom và ngư lôi]]
Vào lúc 12 giờ 20 phút, [[ra đa|radar]] của ''Yamato'' phát hiện rất nhiều máy bay Mỹ còn cách 30.000 m ở hướng 35 độ bên mạn trái và chiếc soái hạm ra lệnh cho tất cả chiến hạm hướng về phía trước với tốc độ cao chuẩn bị chống không kích. Các máy bay Mỹ, sau 2 giờ bay từ Okinawa, bắt đầu tập hợp lại đội hình, bay vòng tròn theo chiều kim đồng hồ bao vây đoàn tàu Nhật từ khoảng cách vượt tầm cao xạ và lần lượt mở từng đợt tấn công.
 
Đợt tấn công đầu tiên của các máy bay Mỹ diễn ra lúc 12 giờ 30 phút với khoảng 40 chiếc. Một vài chiến hạm Nhật khai hỏa lẻ tẻ khi các phi cơ vừa xuất hiện bắt đầu khai hỏa toàn diện.<ref name="Yamamoto242">{{harvnb|Tameichi Hara Yamamoto|1974|p=242}}</ref> ''Yamato'' được trang bị 150 khẩu pháo phòng không, bao gồm cả dàn pháo chính 460&nbsp;mm có thể bắn loại đạn ''[[Beehive (đạn)|3 Shiki tsûjôdan]]'' ("Kiểu 3 Chung") đặc biệt, loại đạn nổ trên không.<ref>{{harvnb|Yoshida, Mitsuru|1999|p=62,64}}</ref> Súng phòng không tạo nên hỏa lực dày đặc nhưng các phi công Mỹ vẫn xuyên qua được lưới lửa. Hai trái [[bom]] rơi xuống gần cột buồm chính và một [[ngư lôi]] trúng vào cạnh sườn ''Yamato''.<ref name="TBD133">{{harvnb|Lê Vinh Quốc|Huỳnh Văn Tòng|2000|p=133}}</ref> Đó đều là thành tích của các máy bay từ hàng không mẫu hạm [[USS Bennington (CV-20)|''Bennington'']].<ref>{{harvnb|Morison|2002|p=205}}</ref> Các [[máy bay ném ngư lôi]] Mỹ chủ yếu tấn công các chiến hạm vào mạn trái tàu, điều này càng làm tăng thêm khả năng đánh chìm đối thủ.<ref>{{harvnb|Yoshida, Mitsuru|1999|p=74}}</ref>
Dòng 211:
 
{{Sao chọn lọc}}
 
{{Liên kết bài chất lượng tốt|de}}
 
{{DEFAULTSORT:Ten-Go}}
 
[[Thể loại:Hải quân Đế quốc Nhật Bản]]
[[Thể loại:Chiến dịch quần đảo Nhật Bản]]
Hàng 220 ⟶ 219:
[[Thể loại:Chiến dịch Ryukyu]]
[[Thể loại:Bài Hoa Kỳ chọn lọc]]
[[Thể loại:Bài Nhật Bản chọn lọc‎lọc]]
 
{{Link FA|en}}
Hàng 226 ⟶ 225:
{{Link FA|fr}}
{{Link FA|sv}}
{{Liên kết bài chất lượng tốt|de}}
{{Liên kết chọn lọc|th}}
 
[[id:Operasi Ten-Go]]
[[ca:Operació Ten-Gō]]