Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bánh sừng bò”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Makecat-bot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Thêm tr:Kruvasan
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng; sửa cách trình bày
Dòng 3:
[[Tập tin:Rogalik.jpg|nhỏ|250px|Bánh Kipferl, tiền thân của bánh sừng bò]]
 
Bánh croissant đúng kiểu phải thật xốp, giòn và có thể xé ra từng lớp mỏng nhỏ. Bên trong ruột không được đầy ngược lại phải khá thoáng (đó là bằng chứng men làm bột phát triển tốt ) . Ở Việt Nam hầu hết các tiệm bán bánh sừng bò làm theo công thức của [[bánh mì sữa]] (hoặc được gọi là '''bánh mì tươi''').
 
Về công thức làm bánh croissant, ta có thể nói là bánh này đứng giữa bánh pâté chaud (xốp) và bánh mì (ruột bánh nổi bởi men).
 
== Nguồn gốc và tên gọi ==
Bánh sừng bò rất nổi tiếng ở [[Pháp]], nhưng nó không do [[người Pháp]] tạo ra mà nó được làm đầu tiên ở [[Áo]]. Hình dạng của nó được hình thành hoàn toàn ngẫu nhiên. Loại bánh ngọt thông dụng này xuất hiện đầu tiên vào năm 1683.
 
Tên bánh thủa ban đầu là '''Kipfel''' (trăng lưỡi liềm) biến thành '''Croissant''' (bánh sừng bò) vào năm 1770 khi công chúa 15 tuổi người Áo là [[Marie Antoinette]] kết hôn với vị vua tương lai [[Louis XVI của Pháp|Louis XVI]] của Pháp. Những người thợ làm bánh ở [[Paris]] đã làm bánh Kipfel để toả lòng tôn kính công chúa và người Pháp rất mê món bánh này. Việc người ta biết đến cái tên bánh [[sừng bò]] phổ biến hơn là do hình dạng của nó giống như cặp sừng bò.
 
== Lịch sử bánh sừng bò ==
Năm 1683, diễn ra trận chiến giữa [[Thổ Nhĩ Kỳ]] và [[Áo]], trong năm đó, 100.000 quân Thổ đã bao vây thành phố [[Vienna (định hướng)|Vienna]] của Áo. Quân Thổ bao vây suốt một tháng trời khiến dân cư bên trong thành phố vô cùng lo sợ và câu hỏi ''' ngày nào là ngày tận thế ''' luôn nhảy múa trong đầu họ.
 
Khi quân Thổ Nhĩ Kỳ cố gắn đào đường hầm dưới bức tường thành, nhưng người làm bánh ca đêm người Áo trong thành Vienna đã phát hiện ra nó và kéo chuôn báo động. Vì được phát hiện ra sớm nên quân Áo phá tan được âm mưu của quân Thổ và cứu được cả thành phố. Cuối cùng quân đồng minh là [[Ba Lan]] dưới sự chỉ huy của vua [[John III]] cũng kiệp kéo tới để đánh đuổi quân Thổ và giải vây cho thành phố.
 
Những người làm bánh đã tổ chức kỉ niệm ngày kết thúc đợt bao vây một cách đặt biệt. Họ sao chép lại hình ảnh sao lưỡi liềm từ lá cờ của kẻ thù và lấy nó làm hình dạng cho chiết bánh trong lễ kỷ niệm. Bánh có tên là Kipfel (tiếng Đức có nghĩa là trăng lưỡi liềm) và được dùng cho lễ tôn vinh chiến thắng có được nhờ những thợ làm bánh.
== Xem thêm ==
* [[Danh sách các loại bánh mì]]
 
== Tham khảo ==
# The Greatest Stories Never Told_Rick Beyer.
# Alan Davidson, The Oxford Companion to Food