Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành viên:Truong Manh An/Test”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n thử
n thử
Dòng 1:
30.000 bài rồi ! Đến lúc cần tăng chất lượng bài viết của tất cả. Có thể đến 60% số bài hiện nay đều chưa đạt (hay là mình khó tính quá ?).
Tết thì ai cũng bận, nhưng thỉnh thoảng vào tỉa vài dòng cũng đỡ lạnh :)
----
{{mục lục bên phải}}
Dòng 95:
Tuy nhiên, hãng phần mềm [[Microsoft]] đã không yêu cầu người sử dụng trả thêm chi phí cho các hệ điều hành [[Windows]] các phiên bản được sử dụng các bộ xử lý đa nhân cho đến đầu năm 2008<ref>[http://vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2005/04/3B9DDCCA/?q=1 Chip lõi kép sẽ thống trị vào năm 2007. ''VietnamExpress (30/4/2005)'']</ref>. Cách tính số lượng CPU của hãng này vẫn tính trên số lượng CPU vật lý, như vậy cho dù một máy chủ sử dụng duy nhất một CPU có bốn nhân, tám nhân hay nhiều hơn nữa thì cũng chỉ phải trả chi phí cho [[hệ điều hành]] bằng mức như với một CPU đơn nhân.
 
Mặc dù các bộ xử lý đa nhân đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng đến nay chưa thấy các phần mềm thông dụng (phục vụ đa số người sử dụng hoặc chiếm thị phần tương đối) có sự chênh lệch nhau về giá bán giữa các phiên bản sử dụng cho CPU đơn nhân và đa nhân. Tuy nhiên, trong những thời gian kế tiếp có thể một số hãng phần mềm sẽ liên kết với nhau cùng tăng giá các phần mềm sử dụng trên những hệ thống máy tính sử dụng CPU lõi kép trong vòng một vài năm tới.<ref>[http://vietbao.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=40057103&pop=1&page=0 Giá bản quyền phần mềm sẽ tăng gấp đôi ''Việt Báo (24/11/2004)]</ref>. Có thể điều này sẽ trở thành tất yếu khi mà công nghệ CPU đa nhân phát triển đến mỗi một CPU vật lý chứa rất nhiều nhân trong nó, và các phần mềm được thiết kế tối ưu cho chúng.
 
===Đa nhân trên máy tính xách tay===
Ngay từ khi các CPU hai nhân đầu tiên xuất hiện trên thị trường, các nhà sản xuất máy tính xách tay đã ứng dụng chúng trong các sản phẩm của mình. Những CPU đa nhân đầu tiên ở các máy tính xách tay đã cải thiện hiệu năng tăng khoảng 30% so với các CPU một nhân cùng tốc độ trong các thử nghiệm benchmark. Ngay các thế hệ CPU đa nhân kế tiếp ở các phiên bản CPU di động cũng không cải thiện được hiệu năng và khả năng tiết kiệm pin như một số nhà sản xuất CPU tuyên bố.
 
Bởi vì [[máy tính xách tay]] thường thiết kế cho các mục đích sử dụng di động với các ứng dụng không đòi hỏi nhiều năng lực CPU nên có vẻ chúng không cải thiện được tốc độ nhiều. Trừ các loại máy tính xách tay chuyên dụng cho game, xử lý đồ hoạ thì các dòng máy tính xách tay thông thường dành cho học sinh, sinh viên, doanh nhân đến thời điểm đầu năm 2008 vẫn chưa là một bước đột phá so với các dòng máy tính xách tay thế hệ trước.
 
===Khai thác hiệu năng đa nhân===
Hàng 103 ⟶ 108:
Tuy nhiên, không phải tất cả các hãng phần mềm đều chưa có động thái về hỗ trợ CPU đa nhân. Các phần mềm sử dụng cho [[máy chủ]], [[máy trạm]] đã hỗ trợ xử lý đa luồng từ trước đây, bởi chúng ở một lĩnh vực riêng nên ít được người sử dụng máy tính thông thường biết đến<ref name="WS"/>. Đối với máy tính cá nhân để bàn sẽ xuất hiện nhiều phần mềm hỗ trợ đa luồng hơn mà trước hết là từ những phần mềm cần đến khả năng xử lý lớn như: xử lý đồ hoạ, xử lý video...
 
Các trò chơi trên máy tính (game) 3D hiện nay cũng chưa được thiết kế tối ưu cho hoạt động với các CPU đa nhân, đích nhắm tới hiện nay của chúng thường là hỗ trợ DX10 và DX10.1 (hỗ trợ trên Windows Vista) nhiều hơn, do đó chúng vẫn thường chỉ chiếm một nhân khi xử lý ở CPU đa nhân<ref name="TM">''Bạn dễ dàng kiểm chứng điều này với Windows họ NT (NT, 2000, XP, Vista) bằng cách xem mức độ xử lý của từng nhân khi thực thi các phần mềm đó thông qua chức năng Task Manager, nếu như thấy rằng một nhân xử lý khác biệt nhiều so với nhân còn lại thì có nghĩa rằng phần mềm yêu cầu xử lý cao đó không hỗ trợ CPU đa nhân''</ref>.
 
===Nhận thức của người sử dụng===
Chỉ có một số ít những người sử dụng máy tính có thể hiểu được đúng về các thể loại CPU cũng như về [[phần cứng|phần cứng máy tính]] nói chung để có thể nhận rõ các công nghệ trong các bộ xử lý cũng như các thành phần khác liên quan để một hệ thống có thể vận hành tối ưu nhất. Phần đông số người sử dụng còn lại thường cho rằng tốc độ xử lý của CPU là yếu tố hàng đầu để đánh giá mức độ “có chạy nhanh hay không” ở một máy tính. Chính vì vậy mà họ thường chọn một bộ xử lý có tốc độ cao mà không chú ý đến các yếu tố còn lại như công nghệ của bộ xử lý hoặc toàn bộ các thành phần khác để cấu thành lên một chiếc máy tính. Một số còn lựa chọn các CPU hoàn toàn dựa trên cảm tính, chẳng hạn chọn loại Celeron của Intel thay cho các bộ xử lý Pentium với một lập luận rất đơn giản là tốc độ cao và giá rẻ hoặc chọn một CPU Pentium D thay vì chọn Core 2 Duo bởi chúng cũng gồm hai nhân và có tốc độ cao hơn. Đây là các nhận thức không đúng bởi hiệu năng thực tế mới là vấn đề đáng quan tâm nhất của các CPU. Các kết quả của quá trình [[benchmark]] thường phản ánh đúng hơn các hiệu quả làm việc khi so sánh giữa các CPU.
 
Một số người sử dụng lại cho rằng hai nhân giúp cho tốc độ CPU được tăng gấp đôi. Ví dụ một CPU Core 2 Duo mã E6420 có tốc độ 2,13 GHz (mỗi nhân) thì cả hai nhân sẽ hoạt động với tốc độ 4,26 GHz (tăng gấp đôi). Điều này cũng không đúng bởi tốc độ làm việc của các nhân chỉ phản ảnh các luồng xử lý được phân tách cho từng nhân làm việc. Nhiều kết quả benchmark cho thấy hiệu năng của CPU hai nhân đối với các ứng dụng bình thường (không được viết lại cho các CPU đa nhân) tăng lên gấp đôi mà chúng chỉ đạt tăng thêm 30% <ref>[http://www.pcworld.com.vn/pcworld/printArticle.asp?atcl_id=5f5e5d5f5c565e Bộ xử lí Core 2 Duo di động: không nhanh hơn nhiều. ''PC World VN (2006)'']</ref>. Nhiều ứng dụng nặng như các phần mềm xử lý đồ hoạ, biên tâm video, game 3D chỉ hoạt động trên một nhân của CPU đa nhân<ref name="TM"/>..
 
Một số người sử dụng lại nhận thức nhầm về thông số đặt tên của các CPU. Hai hãng sản xuất phần cứng gần đây đã thay đổi ký hiệu các CPU của họ theo các cách khác nhau.
* Intel đặt tên các sản phẩm của mình bằng một con số thay vì chỉ để một số thông số chính về FSB và tốc độ xử lý. Ví dụ các CPU có số hiệu 830, 540, 640...các con số này thường làm người sử dụng so sánh giữa các con số để hiểu về năng lực của CPU, nhưng thực chất không phải như vậy bởi có các CPU có số hiệu thấp lại có năng lực lớn hơn CPU có số hiệu cao.
* AMD đặt tên theo các con số có một quy luật khác hơn mà được một số người cho rằng những thông số đó tương đương với hiệu năng của một CPU của hãng khác có cùng cấu trúc x86. Ví dụ 3800+, 4200+ nhằm hàm ý những CPU đó tương đương với một CPU của Intel có tốc độ xử lý 3800 Mhz, 4200 Mhz. Thực chất điều này chưa có cơ sở và cũng không được giải thích chính thức bởi có thể gây ra tranh cãi, kiện tụng giữa các hãng sản xuất.
 
Trước sự ra đời ồ ạt của các bộ xử lý đa nhân, một số người sử dụng đã vội vã nâng cấp CPU cho dù những công việc thường ngày nhưngcủa họ ít cần đến xử lý đa luồng,: chẳng hạn chỉ duyệt web đọc tin tức, soạn thảo văn bản, sử dụng với các bảng tính và chơi các game đơn giản hoặc các game thế hệ cũ, không cần xử lý 3D nhiều mà hệ thống cũ vẫn có thể đáp ứng được. Trong trường hợp này tuy máy tính của họ cũng được cải thiện về tốc độ, tuy nhiên thời điểm đầu năm 2008 thì vẫn chưa phải là thời điểm nâng cấp hợp lý khi mà các hãng phần cứng đang cạnh tranh và sẽ xuất hiện nhiều thế hệ chipset mới mà chỉ chúng mới hỗ trợ các công nghệ CPU đa nhân sắp tới <ref>[http://sohoa.net/News/Hinh-anh/2006/01/3B9ADBE1/?q=1 Lõi kép-Năng lực nhân đôi. ''Số hoá (06/01/2006)'']</ref>. Những sự cạnh tranh như vậy luôn luôn thuận lợi hơn cho người sử dụng bởi có thể sở hữu những CPU đa nhân với giá thành hạ hơn trước<ref>[http://www.pcworld.com.vn/pcworld/printArticle.asp?atcl_id=5f5e5d5c595759 Máy tính để bàn - Tăng lực bốn nhân. ''PC World VN'']</ref>.
 
==Tham khảo==