Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Sĩ Thành”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dhgtvt171 (thảo luận | đóng góp)
Dhgtvt171 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 53:
 
==Xây dựng chánh quyền==
Tháng 3 năm thứ 16 (1356), Sĩ Thành đến đóng quân ở Bình Giang <ref>Nay là thành phố [[Tô Châu]]</ref>, đổi làm phủ Long Bình. Tiếp đó, ông định đô ở Long Bình, đem chùa Thừa Thiên sửa làm Vương cung, thiết lập cơ cấu hành chánh tỉnh, viện, 6 bộ, nhiệm mệnh [[Lý Hành Tố]] làm Thừa tướng, [[Trương Sĩ Đức]] làm Bình chương, [[Tưởng Huy]] làm Hữu thừa, [[Phan Nguyên Minh]] làm Tả thừa, [[Sử Văn Bỉnh]] làm Xu mật viện đồng tri, [[Chu Nhân]] làm Long Bình thái thú.
 
Từ buổi đầu của chánh quyền Đại Chu, Sĩ Thành hạ lệnh phế bỏ những thứ thuế hà khắc đối với nông dân và diêm dân. Tháng 3 năm thứ 14 (1354), ông ban bố “'''Châu huyện vụ nông tang lệnh'''”, khuyến khích nông nghiệp. Tháng 4 cùng năm lại ban bố “'''Châu huyện hưng học hiệu lệnh'''”, phát triển giáo dục, chấn chỉnh phong hóa. Sau khi định đô, ông tiếp tục thực hiện cải cách kinh tế - văn hóa, giáo dục.
 
Về mặt kinh tế, Sĩ Thành phái quân đội cùng nông dân đại phương khai khẩn hai nơi đất hoang Nam Viên và Bắc Viên ở ngoài thành Long Bình, rồi miễn giảm 1 năm thuế ruộng cho nông dân; bỏ hết số thuế mà nông dân còn nợ, còn đem số thuế chánh quyền nhà Nguyên đã thu được mà trả lại; đem lương thực và vải vóc của các nhà giàu chia cho dân nghèo và người già. Tại 2 cấp quận, huyện đặt các chức Khuyên nông sứ và Khuyên nông úy, dẫn dắt trăm họ sửa sang thủy lợi, phát triển trồng trọt; nấu chảy tượng Phật của chùa Thừa Thiên để đúc tiền “Thiên Hữu thông bảo”, lưu thông ở khu vực Giang Chiết, giúp ổn định giá cả của khu vực này. Một loạt những biện pháp mà Sĩ Thành thực thi đã giúp kinh tế của khu vực Giang Chiết khôi phục và phát triển, lưu dân các nơi nối nhau quay về quê hương, xây dựng nhà cửa, cầy cấy vườn tược <ref>Lục Trọng Đạt (cháu 5 đời của [[Lục Tú Phu]], trên đường từ [[Sơn Đông]] trở về quê nhà [[Diêm Thành]] vào năm 1358) - '''Lục thị tái tục gia phả''': ''Trương Sĩ Thành khởi binh, chiêu nạp lưu di, an phủ trăm họ, quá nửa lưu dân Diêm Thành về nhà''</ref>.
 
Về mặt văn hóa, Sĩ Thành ở Long Bình thiết lập viện Học Sĩ, mở cửa quán Hoằng Văn, chiêu nạp con em gia đình quan lại, những người thông minh trong dân gian, lương thực và tiền bạc của người nhập học đều do chánh quyền Đại Chu cung cấp. Năm thứ 22, thứ 25, ông trước sau ở khu vực Giang Chiết 2 lần tiến hành Hương thí, lựa chọn một lượng lớn người đọc sách được nhập học; thiết lập quán Lễ Hiền, phần tử tri thức một dải Giang Chiết đến gia nhập, bọn danh sĩ cuối đời Nguyên là [[Thi Nại Am]], [[La Quán Trung]], [[Trần Cơ]], [[Trần Duy Tiên]],… <ref>Tào Tấn Kiệt, Chu Bộ Lâu, sách đã dẫn, trang 67</ref> nhận quan chức của Đại Chu.