Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đức Mẹ La Salette”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 57:
==Thông điệp==
 
Đức Trinh Nữ kêu gọi sự sám hối, cầu nguyện và ăn ăn nội. Mỗi em nhỏ đã nhận được một bí mật. Melanie cho hay cả hai bí mật được viết thành văn bản và được trao tới tay Giáo hoàng [[Piô 9]] vào năm 1851 bao gồm cả bí mật liên quan đến chính ông. Maximin chưa bao giờ tiết lộ bí mật đã trao cho cậu. Hồng-y Antonelli đã trao một bản copy của bí mật này tới Nữ bá tước thành Clermnt Tonnerre. (A. Peladin in the “Annales du Surnaturel” ấn bản nó phát hành vào năm 1888) <ref>{{chú thích web|title=Chúng ta hãy lau khô những dòng lệ của Mẹ|url=http://www.kinhmungmaria.com/yahoo_site_admin/assets/docs/1ChungTaHayLauKhoDongLeCuaMe.160145747.htm}}</ref>.
 
Melanie bị cáo buộc đã tiết lộ bí mật trong một cuốn sách nhỏ được xuất bản dưới sự cho phép của giám mục địa phương. Tài liệu này ở ấn bản Anh Ngữ được gọi là “Apparition of the Blessed Virgin on the Mountain of La Salette the 19th of September, 1846”, một ấn bản được chuyển ngữ hoàn toàn theo nguyên bản gốc Pháp Ngữ, bản Pháp Ngữ đầu tiên do Lecce xuất bản ngày 15- tháng 11- năm 1879, với sự cho phép in của giám mục Zola <ref>{{chú thích web|title=Biến Cố Thánh Mẫu Châu Lệ La Salette 1846|url=http://www.thoidiemmaria.net/THANHMAU/TDF-TTM/TDF-II-bai2.htm|accessdate=2013-02-10}}</ref>. Sau đó, nó lại được tái bản ở Lyon năm 1904, trước khi Melanie chết mấy tháng. Giáo hội đã lên án việc bí mật được tiết lộ và cho đến nay giáo hội vẫn chưa chính thức công bố những bí mật này. Khác với những lần khác Đức Mẹ hiện ra, các thị nhân của La Salette là Melanie và Maximin chưa được phong thánh <ref>{{chú thích web|title=Đức Mẹ La Salette|url=http://www.memaria.org/default.aspx?LangID=38&tabId=468&ArticleID=33560|publisher=Trầm Thiên Thu chuyển ngữ từ All-About-The-Virgin-Mary.com, CatholicApologetics.info và MaryPages.com}}</ref>.
 
Lá thư của giáo hoàng [[Gioan Phaolô II]] viết, dịp kỷ niệm 150 năm sự lạ La Salette nhấn mạnh : La Salette là một thông điệp của hy vọng, niềm hy vọng của chúng ta đã được nuôi dưỡng bởi sự can thiệp của Mẹ nhân loại<ref>[http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/speeches/2000/apr-jun/documents/hf_jp-ii_spe_20000504_notre-dame_en.html Address of John Paul II to the Missionaries of Our Lady of La Salette, May 4, 2000]</ref>.
Dòng 65:
Lá thư có đoạn viết:
 
''"Đức Maria, người Mẹ đầy tình yêu đã tỏ ra ở La Salette nỗi đau buồn của Người trước sự ác luân lý của nhân loại. Qua những nước mắt của Mẹ, Mẹ giúp chúng ta hiểu hơn sự nghiêm trọng đau đớn của tội lỗi, của sự từ bỏ Thiên Chúa. Đồng thời cũng qua những nước mắt ấy, Mẹ nói lên sự trung thành say mê của Con Thiên Chúa đối với những anh em mình. Chúa Giêsu, là Đấng Cứu chuộc, nhưng tình yêu của Người bị thương tích bởi sự quên lãng và chối từ của nhân loại... Mẹ thương xót cho những khó khăn của các con cái Mẹ. Mẹ đau đớn thấy nhiều con cái Mẹ xa lìa Hội Thánh Đức Kitô, đến nỗi quên hẳn hoặc từ chối sự hiện diện của Chúa trong đời sống mình" ''<ref>{{chú thích web|author=Giám mục Gioan Bùi Tuần|title=Tâm sự về những biến đổi nội tâm nhờ ơn Đức Mẹ khóc|url=http://www.chungnhanduckito.net/tacgia/dc.buituan/bienchuyennoitam.htm}}</ref>.
 
Thông điệp mà các thị nhân nhận tại La Salette hướng vào việc biến đổi nhân loại với Chúa Kitô. Mặc dù thông điệp La Salette ra đời trong bối cảnh của thế kỷ XIX lại ở miền nông thôn nước Pháp nhưng nó đã có những ảnh hưởng to lớn đến thế giới hiện đại. Các vị thánh (ví dụ như John Vianney), mục sư (như Don Bosco) và nhà văn tôn giáo (như J.K. Huysmans) đều bị ảnh hưởng bởi La Salette<ref>[http://campus.udayton.edu/mary/questions/yq/yq69.html Castel, R. "La Salette," Dictionary of Mary. New York: Catholic Book Publishing Company, 1985]</ref>.