Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: {{Infobox Military Conflict → {{Thông tin chiến tranh
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
|place=[[Trung Âu]] và [[Đông Âu]]
|date=1914 – 1918
|result= [[Liên minh Trung tâm]] chiến thắng cho đến hết chiến tranh; [[hòa ước Brest-Litovsk]], [[hòa ước Bucharest]]
|combatant1={{flagcountry|German Empire}}<br />{{flagcountry|Austria-Hungary}}<br />{{flagcountry|Ottoman Empire}}<br />{{flagicon|Bulgaria}} [[Vương quốc Bulgaria]]
|combatant2={{flagcountry|Russian Empire}}<br />{{flagicon|Romania}} [[Vương quốc Romania]]<br /><hr>{{flagcountry|Russian SFSR|1918}}
Dòng 18:
{{Campaignbox Russian Front}}
{{Campaignbox World War I}}
'''Mặt trận phía Đông (Chiến tranh thế giới thứ nhất)''', tức là cuộc '''Chiến tranh Nga - Đức lần thứ nhất''',<ref>Bennett Kovrig, ''Communism in Hungary: from Kun to Kádár'', trang 153</ref> bao gồm các chiến trường của [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]] ở [[Đông Âu]] và [[Trung Âu]]. Mặt trận phía Đông và [[Mặt trận phía Tây (Chiến tranh thế giới thứ nhất)|Mặt trận phía Tây]] của cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất tuy có sự khác nhau về [[địa lý]] nhưng diễn ra song song với nhau và có những ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Mặt trận phía đông bắt đầu từ [[tháng 8]] [[1914]] khi [[Đế chế Đức]] tuyên chiến với [[Đế quốc Nga]] và kết thúc vào [[tháng 3]] [[1918]] sau [[hòa ước Brest-Litovsk]] giữa nước [[Nga Xô Viết]] và [[Đế chế Đức]]. Chiến thắng trên Mặt trận phía Đông đã mang lại cho nước Đức thêm nhiều lãnh thổ, cho đến khi mất hết sau chiến tranh.<ref name="ronpowly20"/>
 
Chiến tuyến ở mặt trận phía đông trải dài hơn mặt trận phía tây. Chiến trường kéo dài theo chiều ngang từ [[biển Baltic]] ở phía tây cho đến [[Moskva]] ở phía đông khoảng 1200 kilometers và trải dài theo chiều dọc từ [[Saint Petersburg]] ở phía bắc cho đến [[biển Đen]] ở phía nam khoảng 1.600 kilometers. Điều này cũng ảnh hưởng đến cảnh quan chiến trường ở mặt trận này. Trong khi ở mặt trận phía tây là hệ thống [[chiến hào]] dày đặc do đặc điểm [[chiến tranh trận địa]] thì ở mặt trận phía đông chiến tranh được tiến hành cơ động hơn nên hệ thống chiến hào không phổ biến bằng. Và cũng do chiến tuyến quá rộng nên việc chọc thủng [[phòng tuyến]] là dễ dàng hơn so với mặt trận phía tây vì mật độ quân thưa thớt và hệ thống [[thông tin liên lạc]] kém phát triển nên phe phòng thủ khi mất chiến tuyến không kịp gọi quân tiếp viện đến để lập phòng tuyến mới phía sau. 1 đặc điểm nữa là [[địa hình]] ở mặt trận này là đa phần đất rắn nên khó có thể xây dựng các chiến hào trong khi ở mặt trận phía tây đa phần là đất mềm và bùn.