Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đào Duy Từ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 26:
 
==Làm quan chúa Nguyễn==
Một hôm, Trần đứcĐức Hòa đem bài ''Ngọa longLong cương'' cho [[Nguyễn Phúc Nguyên]] xem, và nói: ''Bài này là do thầy đồ của nhà tôi là Đào Duy Từ làm''. Đọc bài ''Ngọa longLong cương'', chúa Nguyễn biết Đào Duy Từ là người có chí lớn liền cho gọi Duy Từ đến. Mấy hôm sau, Đào Duy Từ và Trần Đức Hòa cùng vào ra mắt [[Nguyễn Phúc Nguyên]]. thấyThấy chúa [[Nguyễn Phúc Nguyên]] chỉ mặc áo trắng sơ sài và đứng cửa nách đợi; Duy Từ dừng lại không vào. Thấy vậy, chúa liền vào thay đổi triều phục, áo mũ chỉnh tề rồi mở cửa lớn ra đón Duy Từ vào nói chuyện. Đào Duy Từ cao đàm hùng luận, tỏ ra rất am hiểu việc đời. Nguyễn Phúc Nguyên mừng lắm, liền sau đó chúa họp bàn đình thần phong cho Đào Duy Từ làm Nha úy Nội Tán, tước Lộc Khuê Hầu, trông coi việc quân cơ ở trong và ở ngoài, tham lý quốc chính.
 
Từ đấy Duy Từ nói gì chúa Nguyễn cũng nghe. Ông bày mưu vạch kế giúp chúa Nguyễn làm nên nhiều việc lớn. Chúa Nguyễn thường nói với mọi người: ''Đào Duy Từ thật là [[Trương Lương|Tử Phòng]] và [[Khổng Minh]] ngày nay''.<ref name="Viện sử học, trang 22">Viện sử học, trang 22</ref>
Dòng 32:
Tháng 3 năm [[Canh Ngọ]] ([[1630]]), Đào Duy Từ khuyên chúa Nguyễn đắp lũy Trường Dục từ núi Trường Dục đến pha Hạc Hải nhằm ngăn chặn quân Trịnh ngược dòng sông Nhật Lệ vào đánh xứ Đàng Trong. Năm [[Tân Mùi]] ([[1631]]), theo lời Đào Duy Từ, chúa Nguyễn lại cho đắp một cái lũy nữa kiên cố hơn, dài 18&nbsp;km bắt đầu từ núi Đâu Mâu qua cửa biển Nhật Lệ tiến lên phía đông bắc đến làng Đông Hải. Nhờ có hai cái lũy trên, chúa Nguyễn đã ngăn chặn được các cuộc tiến công của quân Trịnh trong một thời kỳ dài.
 
Ngoài giúp chúa Nguyễn đối phó chúa Trịnh, Đào Duy Từ còn nhiều lần khuyên khéo được chúa Nguyễn việc chính sự, ngoài ra còn tiến cử con rể của mình là [[Nguyễn Hữu Tiến (tướng)|Nguyễn Hữu Tiến]] cho chúa Nguyễn. Nguyễn Hữu Tiến về sau cũng trở thành một công thần của chúa Nguyễn như cha vợ mình.
 
Tháng 9 năm [[Canh Ngọ]] ([[1630]]), theo đề nghị của Đào Duy Từ, [[Nguyễn Phúc Nguyên]] cho mở cuộc tấn công vào châu Nam Bố chánh, và chiếm được châu này.<ref name="Viện sử học, trang 22"/>