Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Việt – Xiêm (1833–1834)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Xem thêm: Thêm thể loại using AWB
Dòng 35:
Nhiều khi quân Việt phải sang đánh đuổi quân Xiêm La để giúp quốc vương Chân Lạp. Cũng có khi quân Xiêm La sang đánh ở đất [[Hà Tiên]], như năm [[Ất Mùi]] (1715), [[Tân Mão]] (1771)... Lại có khi sang sinh sự với những nước ở [[Lào]]. Hễ khi nào Xiêm và Lào đánh nhau, thì nhà vua sai quan quân phòng giữ những chỗ biên thùy, và sang cứu viện những nước bị người Xiêm bắt nạt, như năm [[Đinh Hợi]] (1827)...<ref>[[Trần Trọng Kim]], ''Việt Nam sử lược'', tr. 335 và 457.</ref>
 
Do bị kẹp giữa hai thế lực hùng mạnh, vua Ang Chan phải thi hành chính sách "chư hầu kép": đồng thời thần phục cả Xiêm lẫn Việt Nam. Điều này được Việt Nam chấp nhận còn Xiêm tỏ ra khiên cưỡng, vì nó khiến cho ảnh hưởng của Xiêm tại Campuchia bị giảm sút nghiêm trọng. Lúc này vua Rama I đành phải chấp nhận phân chia quyền lực tại Campuchia cùng với Việt Nam. Sau khi Rama I mất (1809), vua Rama II lên nối ngôi đó không ít hơn hai lần đưa quân vào Campuchia vào những năm 1812-1813, 1814 nhằm phá bỏ cục diện Nóinói trongtrên để độc quyền thống trị Campuchia, nhưng không thành công.
 
Do còn phải đương đầu với [[Miến Điện]] ở phía tây, Xiêm không tập trung sức lực trong việc cạnh tranh ảnh hưởng với Việt Nam được. Tuy nhiên sau khi Miến Điện thua Anh trong cuộc chiến 1824-1826, Xiêm quay sang bành trướng ở hướng tây, bình định cuộc nổi dậy của Chậu A Nụ (1827-1829), biến Lào thành một tỉnh của Xiêm (1831). Đồng thời, Xiêm cũng chờ cơ hội thuận tiện để can thiệp quân sự vào Việt Nam.