Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bang giao Đại Việt thời Lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 21:
 
===Thời Nam Tống===
Từ năm [[1127]], nhà Tống bị mất phương bắc về tay người Kim, phải chạy xuống Lâm An đóng đô. Quan hệ ngoại giao giữa nhà Lý với Nam Tống vẫn được duy trì, thậm chí có lần năm 1156 thời Lý Anh Tông, cống phẩm cho nhà Tống có giá trị khá lớn. Lê Văn Siêu cho rằng đáng ra nhà Lý nên nhân thời cơ suy yếu của Nam Tống để thực hiện những cuộc bắc phạt như Lý Thường Kiệt từng làm thì có thể mở mang cương thổ phía bắc<ref name="lvs537">Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr 537</ref>.
 
Đổi lại việc nhà Lý giữ quan hệ hữu hảo khi nhà Tống đã suy, năm [[1164]] khi sứ thần Lý Bang Chính sang Lâm An, vua Tống Hiếu Tông tiếp đón và ban lệnh đổi tên “Giao Chỉ” thành “An Nam”, phong Lý Anh Tông làm “An Nam quốc vương”; nghĩa là trong quan hệ ngoại giao giữa Tống và Việt từ đó, Đại Việt không còn là một quận mà chính thức được coi là một nước phiên thuộc, mang tên An Nam<ref name="lvs537">Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr 537</ref><ref>Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 119</ref>.
 
Từ năm [[1206]], do loạn lạc trong nước, việc sang sứ tiến cống nhà Tống không được thực hiện cho tới hết thời Lý ([[1225]]).
 
Các sử gia đã thống kê được trong thời gian tồn tại 216 năm, nhà Lý đã 57 lần sai sứ sang nhà Tống<ref>Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 378-379</ref>. Những lần cử sứ sang phương Bắc, nhà Lý đều chọn người có học thức, có tài ứng đối, biết làm thơ. Các sứ đoàn luôn thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, giữ thể diện quốc gia<ref>Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 379</ref>.