Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minamoto no Yoritomo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: clean up, replaced: {{reflist}} → {{Tham khảo}}
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 2:
 
== Thân thế ==
[[Tập tin:Minamoto no Yoritomo.jpg|nhỏ|phải|300px|Chân dung Minamoto no Yoritomo có thể do Fujiwara no Takanobu vẽ năm 1179 trên lụa.]]Minamoto no Yoritomo là con trai thứ ba của Minamoto no Yoshitomo và Fujiwara Saneori. Yoshitomo là trưởng họ của gia tộc Minamoto (còn gọi là Seiwa Genji) đầy quyền lực, một chi thứ của dòng họ [[Thiên hoàng|Nhật hoàng]]. Còn Saneori là con gái của dòng họ Fujiwara, một gia tộc quý phái đầy quyền lực khác.
 
Minamoto no Yoritomo được sinh ra tại [[Heian]], kinh đô của Nhật Bản thời đó, ngày nay là [[kyōto (thành phố)|thành phố Kyoto]]. Nhờ gia thế như trên, khi mới 13 tuổi, Yoritomo đã được phong một chức quan hàm tòng ngũ phẩm<ref>’’Các chức quan ở Nhật lúc đó được chia làm tám phẩm, mỗi phẩm lại gồm một chánh và một tòng.’’</ref> và được phép vào chầu vua.
 
Năm [[1159]], trong triều đình Nhật Bản diễn ra một cuộc tranh chấp ngôi vị Nhật hoàng mà [[lịch sử Nhật Bản]] gọi đó là [[loạn Heiji]]. Gia tộc Minamoto tham gia vào cuộc tranh chấp này và cha của Yoritomo bị thua. Cả nhà Yoritomo bị bắt về kinh đô để xử trảm. Yoritomo được mẹ kế của [[Taira no Kiyomori]], kẻ chiến thắng, là thiền ni [[Ikenozenni]] xin cho được sống và chỉ bị đầy ra [[đảo Izu]], gần [[vịnh Tokyo]] vì Yoritomo giống với người con trai đã khuất của bà. Hai mươi năm tiếp theo, Yoritomo bị quản thúc tại Izu, song ông đã luôn quan tâm tới tình hình chính trị của Nhật Bản. Ông còn kết hôn với con gái của người quản thúc mình.
Dòng 10:
Năm [[1180]], ở Nhật Bản xảy ra [[nạn đói]] và đây là một trong những ngòi nổ cho hàng loạt cuộc nổi dậy chống lại quyền lực của dòng họ Taira. Gia tộc Minamoto lại vùng lên tranh chấp với gia tộc Taira, tạo nên [[chiến tranh Genpei]]. Taira no Kiyomori trước đó tiến hành nhiều cải cách rộng rãi, nên đã làm mất lòng Nhật hoàng. Vì thế, Nhật hoàng Mochihito đã gửi mật chiếu cho Yoritomo sai ông chinh thảo gia tộc Taira. Từ Izu, Yoritomo chiêu mộ binh mã và nổi dậy. Ban đầu, do quân lực còn yếu, ông đã bị thua trong một số trận đánh và phải chạy trốn. Có lần suýt bị bắt, thì ông được [[Kajiwara Kagetoki]], một viên chỉ huy của phe Taira, tha mạng.
 
Sau đó, Yoritomo trốn sang [[Chiba]]. Tại đây, ông nhận được sự hỗ trợ của gia tộc Miura, nên trở nên mạnh hơn. Trong khi đó, xã hội trở nên bất ổn và đám võ sĩ thuộc hạ của nhà Taira tan rã dần. Năm [[1181]], nhân vật xuất chúng của gia tộc Taira là Kiyomori qua đời. Từ đó, thế lực của Yoritomo là vô địch. Đầu tiên, ông giành quyền kiểm soát vùng [[Kantō|Kanto]]. Sau đó, ông cho quân đánh vào kinh đô.
 
Năm 1183, khi 47 tuổi, ông giành được thắng lợi hoàn toàn và giành quyền độc tài quân sự về cho gia tộc Minamoto.
 
== Sự nghiệp ==
Nhờ công lao cần vương, Minamoto no Yoritomo được Nhật hoàng trao cho quyền bổ nhiệm, sa thải các chức vụ ở miền Đông. Với quyền hành này, Yoritomo đã thành công trong việc đưa người của mình vào nắm các chức vụ quan trọng ở miền Đông và tiến tới ở cả triều đình. Quan trọng hơn cả, ông đã dùng quyền này để thu phục [[tầng lớp võ sĩ Nhật Bảnsamurai|tầng lớp võ sĩ]] không chỉ ở miền Đông mà cả toàn Nhật Bản. Ông đã trở thành lãnh tụ của tấng lớp võ sĩ, một tấng lớp vốn bị giới quý tộc coi thường trong [[thời kỳ Heian]], đã trở nên có quyền lực hơn vào cuối thời kỳ này. Năm [[1190]], Yoritomo được phong chức Hữu cận vệ đại tướng, chỉ huy lực lượng bảo vệ Nhật hoàng. Nhưng ông sớm từ chức. Năm [[1192]], ông được phong chức ''[[Shōgun|Shogun]]'' - Chinh di đại tướng quân.
 
=== Sáng lập nên chế độ Mạc phủ ===
Dòng 44:
== Xem thêm ==
{{commonscat|Minamoto no Yoritomo}}
* [[Shōgun|Shogun]]
* [[Samurai|Tầng lớp võ sĩ Nhật Bản]]
* [[Mạc phủ]]
* [[Mạc phủ Kamakura]]