Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Miếu hiệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 1:
'''Miếu hiệu''' ([[chữ Hán]]: 廟號) là tên dành cho các vị vua [[phong kiến]] [[Đông Á|Á Đông]] ([[Trung Quốc]], [[Triều Tiên]] (vương triều [[Cao Ly]] và [[nhà Triều Tiên|Triều Tiên]]) và [[Việt Nam]] (các vương triều [[triềuNhà Lý|Lý]], [[nhà Trần|Trần]], [[nhàNhà|Lê]], [[nhà Tây Sơn|Tây Sơn]] và [[nhà Nguyễn|Nguyễn]]) sau khi các vua qua đời.
 
Miếu hiệu của vua đã chết được vua nối ngôi, hoặc đình thần đặt để viết trên bài vị hay trên các bài văn tế đọc trong các dịp giỗ chạp.
 
==Đặc điểm==
Miếu hiệu được đặt sau khi vị [[vua]] [[chết|qua đời]], thường có một trong hai chữ: '''Tổ''' (祖) hoặc '''Tông''' (宗) hoặc '''Chủ''' (主), đi trước thường là một tính từ.
 
Miếu hiệu thường ngắn, chỉ có 1 tính từ đi với '''Tông''' hoặc '''Tổ''', trong khi [[thụy hiệu]] có thể ngắn một vài chữ song cũng có thể rất dài, có khi lên hàng chục chữ.
 
==Các trường hợp==
Người sáng lập triều đại thường có miếu hiệu bằng chữ '''Tổ''' như [[Cao Tổ]] (như [[Hán Cao Tổ]]) hoặc [[Thái Tổ]] (như [[Lý Thái Tổ]]) hay [[Thế Tổ]] (như [[Tấn Vũ Đế|Tấn Thế Tổ]]).
 
Cũng có trường hợp một số vua không phải là vua sáng lập triều đại, nhưng được coi là có công lớn ngang với vị sáng lập, cũng được đặt miếu hiệu bằng chữ Tổ như [[Minh Thành Tổ]] ở [[Trung Quốc]], [[Minh Mạng|Nguyễn Thánh Tổ]], [[Thiệu Trị|Nguyễn Hiến Tổ]] ở [[Việt Nam]].
 
Riêng trường hợp [[nhà Trần]] ở Việt Nam, có vị hoàng đế đầu tiên là Trần Cảnh, nhưng khi đó cha là [[Trần Thừa]] vẫn còn sống, do đó miếu hiệu của Trần Thừa là [[Thái Tổ]], còn Trần Cảnh là [[Thái Tông]].
 
Các vị vua mất nước thường không được đặt miếu hiệu mà chỉ có thụy hiệu (như [[Lê Chiêu Thống|Lê Mẫn Đế]] tức [[Lê Chiêu Thống]], Liêu Thiên Tộ Đế) hoặc không có cả hai (như [[Nguyễn Quang Toản]], [[Mạc Mậu Hợp]]). Nhưng một số trường hợp vua mất nước vẫn được đặt thụy hiệu bằng Hậu Chủ (như Thục Hán Hậu Chủ [[Lưu Thiện]], Nam Hán Hậu Chủ [[Lưu Sưởng]], Trần Hậu Chủ [[Trần Thúc Bảo]]) hay [[Mạt Chủ]] (như Tây Hạ Mạt Chủ Lý Hiện) - mang nghĩa là vua cuối cùng.
 
==Xem thêm==