Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Thập Tự”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TjBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.2) (Bot: Thêm jv:Crux
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 19:
month = 5 |
notes=}}
Chòm sao '''Nam Thập Tự''' (hay '''Nam Tào''', '''Chữ Thập Phương Nam''', '''Nam Thập''', [[latinh|tiếng Latinh]]: '''Crux''', ngược lại với [[CygnusThiên Nga (chòm sao)|Bắc Thập]] hay [[Thiên Nga (định hướng)|Thiên Nga]]) gồm 4 ngôi sao khá sáng xếp thành hình chữ thập. Chòm sao Nam Thập ở vào khoảng giữa chòm sao [[Bán Nhân Mã]] (Centaurus) và [[Thương Dăng]] (Musca), là những ngôi sao sáng và rõ, cho nên chòm Nam Thập rất dễ nhận diện. Tuy là [[Danh sách các chòm sao theo diện tích|nhỏ nhất]] trong số 88 [[chòm sao]] hiện đại, tuy nhiên nó lại là một trong những chòm sao nổi tiếng nhất. Bao quanh ba phía của nó là chòm sao [[Bán Nhân Mã]] (Centaurus) và ở phía nam của nó là chòm sao ([[Thương Dăng]] (Musca-tức ''Con Ruồi''). Nó là chòm sao sáng nhất trên bầu trời, với độ sáng tổng thể là 29,218. Vì vị trí của [[Việt Nam]] nằm ở Bắc Bán Cầu nên người ta chỉ có thể thấy chòm sao Nam Thập vào chập tối trong khoảng tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.
 
== Các đặc điểm nổi bật ==
Do thiếu vắng một ngôi [[sao cực|sao Nam Cực]] có độ sáng đáng kể trên [[bầu trời]] phía nam (sao [[Sigma Octantis]] gần cực Nam nhất, nhưng nó quá mờ để có thể trở thành có ích cho con người định hướng), hai trong số các ngôi sao của chòm Nam Thập (Alpha và Gamma, hay [[Acrux]] và [[Gacrux]]) nói chung được sử dụng để định hướng cực nam địa lý. Kéo dài đường thẳng được tạo ra từ hai ngôi sao này khoảng 4,5 lần khoảng cách giữa chúng sẽ tới điểm sát với Nam cực của bầu trời.
 
Ngoài ra, nếu dựng một đường vuông góc nằm giữa đoạn thẳng tạo ra bởi [[Alpha Centauri]] và [[Beta Centauri]], thì điểm giao nhau của đường nói trên và đường này sẽ là điểm đánh dấu Nam cực của bầu trời. Trái với suy nghĩ của nhiều người, vị trí của chòm sao này không phải là đối diện với chòm sao [[Đại Hùng]] qua tâm Trái Đất. Trên thực tế, ở vùng [[nhiệt đới]] cả hai chòm sao Nam Thập (thấp ở phía nam) và Đại Hùng (thấp ở phía bắc) có thể cùng xuất hiện trên bầu trời từ tháng Tư cho đến tháng Sáu. Vị trí của chòm sao này chính xác là đối diện với vị trí của chòm sao [[Thiên Hậu (chòm sao)|Tiên Hậu]] (Cassiopeia) trên bầu trời, và vì thế chúng không thể cùng xuất hiện trên bầu trời trong cùng một thời gian. Đối với các khu vực nằm về phía nam của 34° vĩ nam thì Nam Thập luôn luôn ở trên bầu trời suốt cả đêm.
 
Trong chiêm tinh học của người Hindu cổ đại, cái được nói đến như là 'trishanku' chính là chòm sao 'Nam Thập' hiện đại.
Dòng 34:
== Lịch sử ==
[[Tập tin:Southern cross appearing on a number of flags.PNG|nhỏ|Chòm sao Nam Thập trên một số lá cờ.]]
Do [[tiến động|tuế sai]] của [[điểm phân]], các ngôi sao tạo thành chòm sao Nam Thập đã được nhìn thấy từ khu vực [[Địa Trung Hải]] trong thời [[Cổ đại]], vì thế các ngôi sao này cũng đã được các nhà thiên văn người [[Hy Lạp]] biết đến. Tuy nhiên, chúng đã không được coi như là một chòm sao riêng biệt, mà được coi là một phần của chòm sao [[Bán Nhân Mã]].
 
Sự ''phát hiện'' ra Nam Thập như là một chòm sao riêng rẽ nói chung được coi là của nhà thiên văn người Pháp [[Augustin Royer]] năm [[1679]]. Tuy vậy, nó đã được biết đến với hình dạng như vậy từ trước đó rất lâu.