Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Trung (Trung Quốc)”

n
Robot: Sửa đổi hướng
n (clean up)
n (Robot: Sửa đổi hướng)
{{Coord|27.566721|105.314941|display=title}}
{{sơ khai địa lý}}
'''Nam Trung''' ([[chữ Hán]]: 南中, [[bính âm Hán ngữ|bính âm]]: Nanzhong) là một khu vực địa lý cổ xưa với cương vực bao gồm các địa danh hiện đại ngày nay như [[Vân Nam]], [[Quý Châu]], và miền nam [[Tứ Xuyên]] ở khu vực miền nam Trung Quốc. Khu vực này là quê hương của các [[bộ lạc]] thuộc tộc [[Nam Man]] thời Tam Quốc. Nam Trung được biết đến nhiều nhất trong lịch sử với cuộc nổi loạn, do [[Mạnh Hoạch]] cầm đầu vào năm năm [[225]] sau Công nguyên, cuộc nổi loạn ở Nam Trung đã khiến cho thừa tướng nhà [[Thục]] là [[Gia Cát Lượng]] phải dẫn quân vào tận vùng Vân Nam để bình loạn và áp dụng các chính sách vỗ về làm yên lòng các bộ lạc. Câu chuyện Gia Cát Lượng bảy lần bắt, bảy lượt tha [[Mạnh Hoạch]] rất phổ biến trong văn hóa Trung Quốc qua tiểu thuyết [[Tam quốc diễn nghĩa|Tam Quốc diễn nghĩa]].
 
==Trong Tam Quốc diễn nghĩa==
Trong tác phẩm [[Tam quốc diễn nghĩa|Tam Quốc diễn nghĩa]], vùng đất và con người ở Nam Trung được mô tả thông qua cách nhìn của một người ở [[Trung Nguyên]] nên có cách nhìn khác phiến diện, là một xứ sở rừng rú, man di, chưa được giáo hóa, có những tập tục kỳ lạ. Tam Quốc diễn nghĩa đã dành 05 hồi, từ hồi 87 đến hồi 91 để mô tả chi tiết và cụ thể địa lý và con người Nam Trung thông qua cuộc chinh phạt của Gia Cát Lượng.
 
Theo các nhân vật nhà Thục Hán thì Nam Trung là một xứ ma thiêng nước độc, cây cối không mọc được. [[Vương Liên]] thì cho rằng: Đất nam Man xa cách, nhân dân không biết vương hoá là gì, thu phục thật khó. [[Mã Tốc]] cũng nêu lên rằng: Nam Man cậy có đất xa, núi hiểm, không phục đã lâu, tuy hôm nay phá xong, ngày mai tất lại làm phản. Quân rợ không tuân vương hóa, người rợ thường giết lẫn nhau, mang lòng ngờ vực, không tin nhau. Lúc tháng sáu, trời nắng chang chang, nóng hơn lửa đốt. Cái nóng phương Nam được vịnh thơ như sau: Núi đầm đều khô cháy, Lửa nóng tựa vầng dương, Biết đâu ngoài trời đất, Nóng bức thực khôn lường. Một số địa danh được nhắc đến trong vùng Nam Trung là:
* ''Núi Ngân Hàng'': Là nơi đóng quân của Mạnh Hoạch, ở đó có ba con sông hiểm trở, hai từng ải vững chắc. Ngoài động Ngân Hàng có ba con sông, là sông Lư, sông Cam Nam, sông Tây Thành, hợp làm một, gọi là Tam Giang. Mé bắc động hai trăm dặm, địa thế bằng phẳng, nhiều sản vật. Mé tây động hai trăm dặm, có giếng muối, mé tây nam hai trăm dặm, đến thẳng sông Lư, sông Cam. Mé chính nam ba trăm dặm, là động Lương Đô. Trong động có núi diễu quanh, trên núi có mỏ bạc, cho nên gọi là Ngân Hàng. Trong núi Ngân Hàng có nhiều cung điện, lâu đài, chính là chỗ sào huyệt vua Man Mạnh Hoạch.
 
* ''Động Bát Nạp'' do [[Mộc Lộc Đại vương|Mộc Lộc đại vương]] cai quản ở mé tây nam núi Ngân Hàng
 
* ''Nước Ô Qua'': Từ động Ngân Hàng ra phía đông nam bảy trăm dặm, có nước Ô Qua do Ngột Đột Cốt làm vua.
** Nhu Toàn, nước lạnh như băng, ai uống phải thì cổ họng lạnh ngắt, mình mẩy mềm nhũn cả ra mà chết.
 
: Bốn suối này toàn là [[chất khí|khí]] [[độc]] tụ lại, không thuốc gì chữa được. Hơn nữa chướng khí bốc lên, chỉ trong vài giờ mùi, giờ thân, giờ dậu là qua lại được, còn đi vào giờ khác đều nhiễm phải chướng khí mà chết. Ở xứ này đến con chim, con sâu cũng không có. Nguyên nhân là do xứ này lắm giống rắn dữ, rết độc, hoa liễu bay vào trong khe, nước không sao uống được, phải đào giếng mới có nước uống được.
 
: Tuy nhiên từ suối câm đi thẳng mé tây vài dặm, có một hang núi, vào trong hang đi hai mươi dặm nữa, đến một cái khe, gọi là khe Vạn An có một cái suối, gọi là ''suối An Lạc''. Ai trúng phải độc, uống nước suối ấy khỏi, người nào sinh ghẻ, nhiễm phải chướng khí, tắm nước suối ấy tự nhiên không việc gì, nơi đó có một thứ cỏ gọi là giới diệp vân hương, ngậm lá cỏ ấy trong mồm, thì chướng khí không nhiễm vào được.
986.568

lần sửa đổi