Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Phúc Khoát”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 28:
Năm [[Mậu Ngọ]] ([[1738]]), Nguyễn Phúc Khoát nối ngôi khi 24 tuổi, được quan triều tôn là ''Thái bảo Hiểu Quận công'', lấy hiệu là ''Từ Tế đạo nhân'' (vì ông chuộng [[đạo Phật]]).
 
Sau đó, Chúa cho khởi công xây phủ mới, ở bên tả phủ cũ, và cho kiến thiết Đô thành Phú Xuân . Năm [[Kỷ Mùi]] ([[1739]]), công cuộc hoàn tất, triều thần tôn chúa là ''Thái phó Quốc công''.
Cũng trong năm này, vua [[Chân Lạp]] là Nặc Bồn mang quân sang xâm phạm [[Hà Tiên]]. [[Mạc Thiên Tứ]] cùng vợ là Nguyễn Thị Hiếu Túc đánh đuổi được. Nghe tâu, Chúa đặc cách phong Mạc Thiên Tứ làm ''đô đốc'' và vợ ông làm ''phu nhân''.
 
Năm [[Canh Thân]] ([[1740]]), Chúa Võ quy định lại phép thi. Ngày 12 tháng 4 năm [[Giáp Tý]] ([[1744]]), quần thần dân biểu tôn Chúa lên ngôi vương.
Kể từ đó, có nhiều cải cách được ban hành, như: phủ đổi thành điện, những gì trình lên vua gọi là tấu, Thân quân gọi là lâm quân, Văn chức đổi là Hàn lâm viện. Về hành chính thì chia làm 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình và Công. Phàm văn thư vẫn dùng niên hiệu vua Lê nhưng đối với các thuộc quốc thì xưng là Thiên vương. Y phục từ quan đến dân cũng thay đổi <ref>Về trang phục, ông sai người phỏng theo áo của [[người Chăm]] và áo [[sườn xám]] của [[Trung Hoa]] để chế ra [[áo dài]] (xem chi tiết ở truyện ''Sự tích chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam'' của Nguyễn Đắc Xuân in trong sách ''Truyện cũ cố đô'', do nhà xuất bản [[Thuận Hóa]] ấn hành năm 1987).</ref>...
 
=== Về đối ngoại ===